Phân biệt sơn dầu và sơn nước

Sơn gốc dầu và sơn gốc nước có sự khác nhau cơ bản về thành phần, kết cấu cũng như ứng dụng. Để khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, Sơn Đại Bàng sẽ giúp bạn phân biệt 2 dòng sơn này

1. Sơn gốc dầu

Bạn đang xem: Phân biệt sơn dầu và sơn nước

Có thể bạn quan tâm: Cách pha sơn màu xanh nước biển

Nếu như trước đây, sơn gốc dầu được làm chủ yếu từ dầu ngũ cốc thì hiện nay, thành phần đã được thay thế bằng các chất hữu cơ, vì thế mà đặc trưng của sơn là thời gian khô và cứng nhanh hơn. Một số loại sơn còn được pha chế từ xăng thơm kết hợp với dầu. Tuy nhiên, loại dầu được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp chế biến sơn dầu vẫn là có nguồn gốc từ cây gai, cây trấu và cây đậu nành.Dù là loại sơn dầu sử dụng thành phần nào đi chăng nữa thì quá trình khô của màng sơn đều trải qua 2 giai đoạn. Trước tiên, một số hỗn hợp trong sơn dầu sẽ bị bốc hơi, chỉ còn lại chất liên kết và tinh màu. Sau đó, dưới tác động của môi trường, chất liên kết này sẽ phản ứng oxy hóa, khô lại, cứng giòn. Do đó, so với sơn gốc nước thì sơn gốc dầu dễ bị rạn nứt và bong tróc hơn.

2. Sơn gốc nước

Có thể bạn quan tâm: Sơn nước màu nâu đất

Sơn gốc nước được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình hiện nay. Không chỉ mang đến bề mặt công trình đẹp, sơn gốc nước còn hội tụ nhiều ưu điểm như dễ lau chùi, không bám bẩn, mùi nhẹ, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường, nhất là với những loại sơn cao cấp được làm từ công nghệ nhựa polymer tân tiến. So với sơn gốc dầu thì sơn gốc nước giữ màu lâu hơn, chống phấn hóa tốt hơn. Quá trình khô của màng sơn nước hoàn toàn khác biệt với sơn dầu. Khi nước bốc hơi, những phân tử còn lại trong sơn sẽ tụ lại với nhau. Những phân tử này không bị oxy hóa bởi các tác nhân của môi trường, ngược lại, còn hình thành thành một màng sơn có độ co giãn, đàn hồi tốt, không bị thấm nước.

Hầu hết những dòng sơn nước hiện nay đều áp dụng công nghệ sản xuất đan chéo – CrossLinking nên trong lớp màn của sơn sẽ tồn tại các khe hở, nhờ vậy mà hơi nước thoát ra dễ dàng. Chính vì đặc tính này mà trong suốt thời gian dài sử dụng, lớp sơn nước ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và các yếu tố môi trường. Và vì vậy, sơn gốc nước được đánh giá cao hơn nhiều sơn gốc dầu.

Những so sánh trên có thể chưa phản ánh được đầy đủ sự khác nhau giữa sơn gốc nước và sơn gốc dầu, tuy nhiên phần nào mang đến những thông tin cơ bản giúp người dùng có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn sử dụng cho phù hợp với mục đích, nhu cầu. (nguồn: thietkenoithatxinh.net)

Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng sơn nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *