Tình trạng dị ứng xi măng rất phổ biến với những người có thời gian tiếp xúc liên tục với xi măng ướt mà cụ thể chính là những thợ hồ, thợ xây, kỹ sư xi măng,… Bệnh trạng này không thể tự mất đi mà cần sử dụng những loại thuốc đặc trị. Vậy bị dị ứng xi măng bôi thuốc gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo một số thông tin ngay sau đây để biết được cách chữa bệnh dị ứng xi măng.
Tác hại của dị ứng xi măng
Bạn đang xem: Xi măng an tay bôi thuốc gì
Tùy vào thời gian, tần suất tiếp xúc với xi măng mà mỗi người bị dị ứng lại có những mức độ khác nhau. Thông thường, tình trạng dị ứng sẽ được chia thành 3 cấp khác nhau cụ thể là:
– Viêm cấp: đây là cấp độ dị ứng nhẹ nhất đối với những người tiếp xúc không quá nhiều với xi măng. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện những vết nổi sẩn cùng với mụn nước trên da. Đi cùng với đó là tình trạng ngứa khó chịu ở những vị trí nổi sẩn trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Vùng da trực tiếp tiếp xúc với xi măng như đầu ngón tay bàn tay, bàn chân,… dần dày hơn.
Dị ứng xi măng làm sần da tay, bong tróc da tay
– Viêm bán cấp: đây là cấp độ trung bình, ở cấp độ này, vùng da tiếp xúc với xi măng chuyển màu đỏ và xuất hiện kết vảy. Những lớp vảy này sẽ sớm bong tróc ra tạo thành các mảng nhỏ làm lộ ra lớp da non nhẵn. Sau đó lớp da mới đó lại được phủ một lớp mới có màu nâu và tự bong ra sau vài ngày.
– Viêm mãn tính bội nhiễm: đây là tình trạng dị ứng xi măng đã cao nhất. Làn da trở nên sần sùi và khô ráp, xuất hiện nhiều vảy. Vùng da bị nhiễm dị ứng dễ bong tróc, nứt nẻ,có thể gây chảy máu. Nguy hiểm nhất chính là bề mặt da xuất hiện lở loét đi kèm với nước vàng hoặc mủ. Đó chính là những dấu hiệu về bội nhiễm nguy hiểm.
Bị dị ứng xi măng bôi thuốc gì?
Để tránh tình trạng dị ứng xi măng ngày càng diễn biến xấu đi thì chúng ta cần phải có cách chữa trị kịp thời. Mà hiệu quả nhất chính là dùng thuốc. Hơn nữa, thuốc trị dị ứng xi măng không phải chỉ có một hai loại mà rất đa dạng với nhiều dạng khác nhau.
Thuốc bôi dị ứng xi măng
Thuốc bôi là loại thuốc phổ biến nhất trong việc điều trị dị ứng xi măng. Vì chúng có tiếp xúc trực tiếp với các vết thương cho nên dễ ngấm vào da, quá trình phục hồi nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: Băng keo dán để sơn tường
Bị dị ứng xi măng bôi thuốc gì? Thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid
Phổ biến nhất chính là những loại thuốc bôi có thành phần Corticoid. Loại thuốc này có tác dụng giảm phù nề, sưng tấy, chống viêm nhiễm trên da. Ban đầu người bệnh thường được chỉ định sử dụng Corticoid dạng hồ nước hoặc gel để nhanh làm lành các tổn thương cũng như giúp vùng da nhanh khô lại sau đó mới bôi Corticoid dạng kem.
Một số loại thuốc có chứa thành phần Corticoid dùng để chữa dị ứng xi măng chính là Hydrocortisone, Dexamethasone fluocinolone, Betamethasone,…
Lưu ý, trước khi sử dụng những loại thuốc dạng kem bôi ngoài da thì chúng ta cần phải vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương. Sau khi bôi thuốc xong cần phải rửa tay để tránh lây nhiễm sang các vùng da khác.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa hàm lượng vitamin C và A để làm mềm, làm ẩm các vết chai sần hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh hơn. Nếu tình trạng có nguy cơ bội nhiễm thì còn cần sử dụng các loại thuốc bôi có thành phần kháng sinh để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng máu cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dị ứng xi măng uống thuốc gì?
Dị ứng xi măng uống thuốc gì? Uống thuốc kháng Histamin
Bên cạnh thuốc bôi thì thuốc uống chữa dị ứng xi măng cũng rất phổ biến. Thuốc uống phổ biến nhất chính là thuốc kháng Histamin. Histamin chính là một amin sinh học tham gia vào phản ứng viêm, đóng vai trò như một chất trung gian gây ngứa.
Do đó, để chữa dị ứng xi măng thì chúng ta cần sử dụng những loại thuốc kháng Histamin. Những loại thuốc này sẽ ức chế quá trình phóng thích Histamin giúp làm giảm ngay tình trạng ngứa, khó thở.
Một số loại thuốc kháng Histamin phổ biến chính là cetirizin, levocetirizin,…
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tự sơn nhà đúng quy trình, đúng chuẩn
>>>Ngoài dùng thuốc thì bạn có thể tham khảo cách trị dị ứng xi măng tại nhà
Thuốc tiêm trị dị ứng xi măng
Nếu muốn chấm dứt tình trạng ngứa ngáy khó chịu này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tiêm thuốc thuộc nhóm K cort. Loại thuốc này có khả năng chống dị ứng xi măng trong khoảng 7 tháng. Đặc biệt các triệu chứng sẽ giảm nhẹ ngay trong làn tiêm đầu tiên. Tuy nhiên tác dụng của thuốc tiêm sẽ giảm dần sau nhiều lần tiêm, hiệu quả sẽ không như ban đầu.
Dị ứng xi măng chữa bằng thuốc gì? Tiêm K cort chữa dị ứng
Một số cách phòng tránh dị ứng xi măng
Nếu đã biết dị ứng xi măng chữa bằng thuốc gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu thểm một số lưu ý để tránh gặp phải tình trạng dị ứng.
– Không tiếp xúc trực tiếp với xi măng mà cần sử dụng đồ bảo hộ như gang tay, ủng,…
– Sử dụng các loại máy móc như máy chà sàn, máy trộn bê tông,… để hạn chế mức độ tiếp xúc trực tiếp với xi măng.
– Rửa sạch tay ngay sau khi tiếp xúc với xi măng.
– Sử dụng các loại thuốc chữa trị kịp thời khi phát hiện bị dị ứng.
– Thời gian chữa trị thì không nên tiếp xúc với xi măng nữa, tránh các tác nhân gây dị ứng khác.
Trên đây là lời đáp cho nghi vấn bị dị ứng xi măng bôi thuốc gì. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích trong việc tự bảo vệ sức khỏe của mình. Lưu ý, những loại thuốc trên, quý vị không nên tùy ý sử dụng mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Bảng giá xi măng 2021
Bài viết liên quan: