Ý nghĩa của cây Sen Đá
Cây Sen Đá có tên tiếng Anh là Succulent plant thuộc chi Echeveria, hay còn gọi là thực vật mọng nước, cây có khả năng tích trữ nước ở thân và lá để có thể sống ở trên những xa mạc khô cằn, nên cây Sen Đá tượng trưng cho sức sống mạnh liệt, dẻo dai, bền bỉ và ý chí quật cường.
Bạn đang xem: Web cây cảnh
Cây Sen Đá
Ngoài ra cây còn mang ý nghĩa cho một tình yêu vĩnh cửu bền mãi theo thời gian, giúp bạn giữ tiền trong ví lâu hơn, đối với gia đình nó sẽ mang đến may mắn và tài lộc.
Cách chăm sóc Sen Đá
Sen Đá nói là dễ chăm sóc cũng đúng mà nói khó chăm sóc cũng không sai. Vì nếu cây Sen Đá được trồng vào loại đất phù hợp, đặt nơi thích hợp thì cây gần như không cần phải chăm sóc gì nhiều mà vẫn phát triển tốt.
Vậy điều quan trọng nhất đối Sen Đá đó chính là đất và lượng ánh sáng, nước phù hợp. Web Cây Cảnh sẽ phân tích kỹ cho bạn để bạn có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc Sen Đá.
Chăm sóc Sen Đá không hề đơn giản
1. Đất trồng Sen Đá
Xem thêm: Cây giả trang trí tiểu cảnh
Đất trồng Sen Đá sẽ được chia làm 2 loại:
A, Loại đất trồng cho cây ở nơi có khí hậu mát mẻ như: Đà Lạt, vùng cao nguyên, vùng núi.
Ở những nơi khí hậu như này thì chất đất lại không quá quan trọng, chủ yếu đất cần có nhiều dưỡng chất để cho cây sống và phát triển nhanh hơn. Chúng ta có thể trộn đất với sơ dừa, trấu hun, phần bò và chất khử vi khuẩn trong đất, hoặc trồng đất bình thường cây cũng có thể sống. Điều cần chú ý đó là ở trên những nơi như trên thì lượng mưa và hơi nước khá cao, nên cần che chắn cẩn thận để cây Sen Đá không bị úng.
Chất đất trồng Sen Đá rất quan trọng
B, Loại đất trồng cho cây ở sứ nóng như: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Miền Trung.
Chất đất phù hợp với những vùng này là chất đất đòi hỏi phải cực thông thoáng, và thoát nước tốt. Vì ở những nơi như thế, nếu đất giữ ẩm lâu, rồi nắng chiếu vào nhiệt độ đất sẽ cao hơn bình thường, đồng thời đất sẽ thoát hơi nước mạnh hấp thụ nên cây, khiến cây bị vừa ẩm những lại vừa nóng, sinh ra hiện tượng sốc nhiệt cây sẽ thối và chết dần.
Loại đất phù hợp là sỉ than đun rồi đập nhỏ lọc hết vụn để lại những viên bằng hạt đỗ hoặc to hơn, ta có thể trộn thêm với các chất dinh dưỡng, mùn hoặc trồng không bằng sỉ than cũng được. Ngoài Hồ Chí Minh ra thì các vùng khác đều có mùa lạnh thì khi đó ta có thể dùng loại đất phía trên cây vẫn sống bình thường.
2. Ánh sáng đối với cây Sen Đá
Có thể bạn quan tâm: Đặc điểm cây cóc Thái và cách trồng trên sân thượng có thể bạn chưa biết
Mọi người thường nghĩ Sen Đá thích nắng gắt và thật nhiều nắng nhưng điều đó không phù hợp chút nào, có 1 số loại cây có thể chịu được lượng nắng lớn kể cả trưa mùa hè, nhưng nó không nhiều. Mà đại đa số cây Sen Đá thích ánh nắng nhẹ vào buổi sáng sớm và chiều tối. Nhất là tránh để cây Sen Đá bị ánh sáng buổi trưa xuyên qua kính chiếu đến cây.
Chú ý đến ánh sáng và độ thoáng để có cây Sen Đá đẹp
3. Độ thoáng cho Sen Đá
Điều này rất ít người để ý đến, nhưng nó thực sự rất rất cần với tất cả loại cây và đặc biệt là Sen Đá, cây có sống lâu và đẹp thì yếu tố này quyết định rất nhiều. Lượng nắng bạn có thể không cần nhiều cây có thể vẫn sống bình thường, nhưng nếu thiếu sự thông thoáng, cây không trao đổi được với không khí bên ngoài, không được tiếp súc với gió thì cây có sống cũng rất xấu, hoặc lụi dần mà chết.
4. Nước dành cho Sen Đá
Đa phần Sen Đá rất sợ ẩm lâu ngày, nên nếu đối với nơi có nhiều sương, lượng mưa nhiều thì nhất định phải làm bạt che mưa, hoặc để nơi mưa khó chạm tới. Có 2 cách tưới nước cho Sen Đá.
Cách 1: Thường khi đất khô thì tầm 3 ngày mới tưới và tưới chỉ ẩm không được sũng nước.
Cách 2: Nhìn lá để tưới, khi lá có hiện tượng mềm không căng mọc là lúc cần phần tưới
5. Video thuần cây sen đá ở miền bắc
Chú ý: Một số loại cây phát triển theo chiều cao, lá không đọng nước thì có thể tưới trực tiếp lên cây, hoặc ở xứ lạnh. Còn đại đa phần và tốt nhất là chúng ta không được tưới lên lá, nhất là những loại dạng đài, nước sẽ bị đọng lâu ngày dẫn đến thối lá và thực chất thì lá cũng không hút được nước mà chỉ có rễ, nên với tất cả các loại cây cảnh thì việc tưới nên lá là điều không cần thiết.
Xem thêm: 3 kỹ thuật ghép cây cảnh cơ bản, đơn giản và phổ biến nhất
Bài viết liên quan: