Trồng cây cảnh trong lọ thủy tinh

Trồng cây cảnh trong lọ thủy tinh

Việc trồng cây trong bình thủy tinh không phải là mới, và thường được biết tới với cái tên tiểu cảnh mini, tiểu cảnh terrarium, hệ sinh thái thu nhỏ độc đáo với đầy đủ cỏ cây, hoa lá, kèm theo mô hình suối nước, sỏi đá, nhà cửa, muông thú mini… Cả một không gian tự nhiên được thu nhỏ vào trong một chiếc lọ, một chiếc bình, hoặc trong một chậu bằng thủy tinh xinh xắn và đáng yêu. Những tiểu cảnh mini này mang đến cho người chơi cảm giác thú vị, những tiểu cảnh bên trong không đơn giản chỉ là những cái cây hay những viên đá, mà nó còn như một bức tranh phong cảnh núi rừng, đồng quê… Vừa trang trí nhà cửa một cách mới mẻ, độc đáo giúp cho không gian sống của chúng ta trở lên sinh động hơn, vừa giúp người chơi được gần gũi với thiên nhiên lại giúp thư giãn và giải tỏa stress trong cuộc sống.

Cây trong lọ thủy tinh – terrarium

Nguồn gốc ra đời cây cảnh mini trong bình thủy tinh

Khái niệm về Terrarium – trồng cây trong bình thủy tinh

Terrarium hay còn gọi là bồn cảnh thủy tinh thường là các Bình, bể ,lồng hoặc chai, lọ, chậu thủy tinh dùng trang trí hoặc thử nghiệm điều kiện môi trường sống mô phỏng có giới hạn chứa đất sỏi, nước, cây trồng và có thể là động vật bên trong.

Bạn đang xem: Trồng cây cảnh trong lọ thủy tinh

lồng cây terrarium

Terrarium hay nói một cách dễ hiểu là “ Trồng cây trong bình thủy tinh” đã và đang được biết đến ở việt nam trong những năm gần đây.

Ở Việt Nam, Terrarium – trồng cây trong bình thủy tinh cũng rất mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến. Chủ yếu mọi người chỉ hiểu đó là việc trồng những loại cây cảnh như sương rồn, sen đá,… vào một cái lọ hay chai thủy tinh thì được gọi là Trồng cây trong bình thủy tinh ( Terrarium)

Terrarium hay Trồng cây trong bình thủy tinh không đơn thuần là trồng bất kỳ loại cây hay nguyên liệu nào miễn là đẹp thì đó là một quan niệm hoàn toàn sai.

Vậy Terrarium hay Trồng cây trong bình thủy tinh là gì? Lịch sử ra đời của nó như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu và chia sẻ nhé.

Sự ra đời của Terrarium – trồng cây trong bình thủy tinh .

Terrarium ( Trồng cây trong bình thủy tinh ) ra đời từ hoàn cảnh năm 1842 khi bác sĩ kiêm nhà thực vật học Nathaniel Bagshaw Ward trong quá trình quan sát các hành vi của côn trùng đã vô tình để lại một trong những bình thủy tinh có bào tử dương xỉ bên trong, sau đó bào tử này đã này mầm và phát triển thành cây dương xỉ, và terrarium bắt đầu xuất hiện.Trong thập niên cuối thể kỷ 19, hình thức terrarium được phát triển rộng rãi, đặc biệt là khi Nathaniel Bagshaw Ward thuê thợ mộc đóng các lồng cây để xuất khẩu các loài cây bản địa từ Anh đi Úc. Sau hành trình xa nhiều tháng trong lồng, cây vẫn phát triển tốt, đặc biệt cũng bằng phương pháp này cây được vận chuyển ngược chiều tức Úc về Anh vẫn giữ được tình trạng sức khỏe tốt. Những chiếc lồng này giai đoạn đó chưa được biết đên với tên gọi Terrarium mà nó được gọi tên là Wardian.Thí nghiệm của Nathaniel Bagshaw Ward chỉ ra rằng thực vật có thể được niêm phong trong lồng kính không có thông gió vẫn có thể tiếp tục phát triển

Bình cây thời cổ xưa

Lần đầu tiên, những người yêu thích làm vườn đặc biệt đối với những cây nhiệt đới có thể yên tâm trong suốt chuyến công tác hay du lịch dài ngày của mình mà không cần nhờ ai chăm sóc. Trồng cây trong bình thủy tinh (terrarium ) dần trở thành một lựa chọn phổ biến khi trồng cây. Cùng sự phát triển ngày càng đa dạng về chủng loại , trồng cây trong bình thủy tinh _Terrarium tái hiện lại các danh thắng dưới dạng thu nhỏ là những biểu tượng hoàn hảo tinh hoa của nghệ thuật trang trí thực vật hết sức tỉ mỉ và công phu. Nó được dùng để trang trí trong những căn nhà sang trọng.

Phân loại các tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh

Trồng cây trong bình thủy tinh_Terrarium có thể được phân loại dựa trên mức độ biệt lập so với môi trường bên ngoài là kín hoặc mở. Ban đầu nó là hệ thống kín tạo ra môi trường độc đáo cho sự phát triển cây trồng vì thành thủy tinh trong suốt cho phép ánh sáng đi qua, tạo giữ được nhiệt bên trong cho phép tạo ra chu trình nhỏ của nước. Điều này xảy ra vì độ ẩm từ đất sỏi bốc hơi và thực vật thoát hơi nước. Hơi nước này ngưng tụ trên các thành vách thủy tinh và cuối cùng lại rơi xuống đất sỏi và thực vật góp phần tạo ra môi trường kín lý tưởng cho việc trồng cây khi được cung cấp nước liên tục không lo cây bị khô. Ngoài ra thì việc thành vách thủy tinh trong suốt cho phép ánh sáng đi qua thúc đẩy quá trình quang hợp quan trọng trong đời sống thực vật. Tuy nhiên bình thủy tinh (terrarium) cũng thường được mở để bảo dưỡng, thoáng khí và tiếp cận cây trồng. Qua quá trình phát triển, trồng cây trong bình thủy tinh _terrarium có thêm xu hướng hệ thống mở.

Terrarium kín

Nó là hệ thống kín tuy nhiên cũng thường được mở để bảo dưỡng, thoáng khí và tiếp cận cây trồng. Terrarium kín thường tạo ra môi trường độc đáo cho sự phát triển cây trồng vì thành thủy tinh trong suốt cho phép ánh sáng đi qua, tạo giữ được nhiệt bên trong cho phép tạo ra chu trình nhỏ của nước. Điều này xảy ra vì độ ẩm từ đất sỏi bốc hơi và thực vật thoát hơi nước. Hơi nước này ngưng tụ trên các thành vách thủy tinh và cuối cùng lại rơi xuống đất sỏi và thực vật góp phần tạo ra môi trường kín lý tưởng cho việc trồng cây khi được cung cấp nước liên tục không lo cây bị khô. Ngoài ra thì việc thành vách thủy tinh trong suốt cho phép ánh sáng đi qua thúc đẩy quá trình quang hợp quan trọng trong đời sống thực vật.

Terrarium dạng kín.

Các giống cây trồng nhiệt đới như rêu, dương xỉ, phong lan hoặc cây không khí thường được nuôi trồng trong các lồng kín do chúng có điều kiện tương tự như môi trường ẩm ướt của rừng mưa nhiệt đới.

Giữ kín cho phép tự lưu thông nước bên trong, nhưng phải mở nắp mỗi tuần một lần ít nhất 1 giờ để loại bỏ độ ẩm dư thừa ra khỏi không khí trong lồng chứa. Điều này rất cần thiết để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc có thể làm hỏng cây trồng và biến màu các thành thủy tinh của lồng kín. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng cần phải bổ sung nước cho lồng kín. Dấu hiệu thiếu nước là khi thấy ít đi các giọt nước ngưng tụ trên thành thủy tinh hoặc bất kỳ sự héo đi phần non của cây bên trong.

Để hạn chế các tác nhân gây hại từ nấm mốc, vi khuẩn cho Terrarium kín thì giá thể trồng bên trong nên sử dụng hỗn hợp từ các loại: sphagnum (rêu than bùn), khoáng vermiculite, perlite (tại Việt Nam nếu thiếu có thể thay thể bằng xỉ than). Hỗn hợp nên được khử trùng trước khi được sử dụng.

Cây trong bình thủy tinh

Terrarium mở

Xem thêm: Cây thanh long con: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Không phải tất cả thực vật đều thích nghi được với điều kiện ẩm ướt của bình thủy tinh kín. Hệ thống lồng thủy tinh terrarium mở thường được sử dụng đối với nhóm thực vật mọng nước thích nghi với khí hậu khô như xương rồng, sen đá. Khi sử dụng đối tượng cây trồng của sinh cảnh khí hậu khô thì trồng cây trong bình thủy tinh mở_terrarium mở để hạn chế độ ẩm không khí quá mức. Trồng cây trong bình thủy tinh mở_Terrarium mở hoạt động tốt với các giống cây trồng đòi hỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp vì trồng cây trong bình thủy tinh kín _terrarium kín khi đặt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể gây ra hiện tượng nhà kính giữ quá nhiều nhiệt bên trong làm chết cây trồng bên trong.

terrarium dạng hở

Cách chọn cây cảnh mini và bình thủy tinh để trồng

2 yếu tố quan trọng nhất để có 1 bình cây cảnh mini đẹp mắt chính là cây và chậu. Để tạo lên một bức tranh sinh động, chúng phải tương thích về tỷ lệ, phù hợp lẫn nhau, tạo đà cho nhau phát triển.

Cách chọn cây cảnh mini

Cây có sức sống tốt

Bất kỳ loại cây trồng nào có sức sống tốt đều thích hợp trồng trong bình thủy tinh. Tốt nhất, bạn nên chọn các cây có thể phát triển tốt cùng nhau. Chúng cũng có thể phát triển biệt lập nhưng không hạn chế khả năng phát triển của nhau. Cây Dương xỉ, rong rêu, cây mọng nước, cây Xương rồng là những loại cây dùng cho bình thủy tinh hệ hở. Cây cẩm nhung, cau tiểu trâm, sam hương, hồng ngọc mai, trường sinh thảo, si nhật….thích hợp cho bình thủy tinh hệ kín.

chọn cây có kích thước nhỏ.

Vì hạn chế về mặt không gian nên khi chơi cây cảnh mini trong bình thủy tinh, bạn cần lựa chọn những loại cây có kích thước nhỏ nhắn. Cây còn phát triển và cao lớn, khi trưởng thành sẽ vượt qua không gian của chậu. Điều này làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cây. Thậm chí, cây nhanh chóng bị chết do không đủ chất dinh dưỡng. Do đó, hãy chọn cây có chiều cao ợp lý

Cây ưa bóng

Đây là loại cây thích hợp nhất để trồng trong chậu thủy tinh. Bởi chủ yếu bạn sẽ để cây trong nhà, trong phòng, ở môi trường ít ánh sáng. Nếu trồng cây ưa sáng, cây sẽ nhanh chóng bị chết hoặc còi cọc, khó phát triển toàn diện.

Cây chịu được độ ẩm cao

Độ ẩm trong bình thủy tinh cao và tăng rất nhanh. Vì vậy, hãy chọn cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ưa ẩm, có khả năng sống tốt ở môi trường ẩm ướt. Như vậy, chúng dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cách chọn bình thủy tinh trồng cây cảnh mini

Bình thủy tinh trồng cây cảnh mini được chia thành 2 dạng cơ bản là bình kín và bình hở. Tuy nhiên, chúng đều phải đảm bảo đủ độ sâu để cho bộ rễ của cây phát triển. Bình thủy tinh chuyên dụng để trồng cây được chia thành rất nhiều dạng. Mỗi loại bình lại phù hợp với từng loại cây khác nhau. Bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu cũng như sở thích của mình.

  • Lồng chụp thủy tinh, bình thủy tinh có nắp đậy: Loại bình này có độ ẩm cao, thích hợp với cây cảnh mini trong bình. Thỉnh thoảng, bạn cần mở nắp lồng chụp để cây ra ngoài môi trường cho chúng hấp thụ không khí.
  • Bình treo: Loại bình này cũng có độ ẩm cao nhưng ưu điểm là thoáng khí hơn.
  • Bình hình chuông, lọ thủy tinh: Là lựa chọn tuyệt vời để làm bình cây cảnh mini. Chúng cũng thích hợp với loại cây có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng chiều cao tương đối.
  • Bể cá- bể cá có công dụng như chậu thủy tinh, có thể để mở hoặc dùng một tấm kính đậy lại.

Các loại cây trồng trong bình thủy tinh

Bạn muốn đem không gian xanh vào ngôi nhà, văn phòng làm việc để tạo hứng khởi thì cây trồng trong lọ thủy tinh rất phù hợp. Không gian có thêm sức sống mà vẫn rất sang trọng. Tuy nhiên không phải loại cây nào cũng có thể trồng trong lọ thủy tinh đâu nhé! Lâm Nhã sẽ giải đáp giúp bạn về các loại cây trồng trong lọ thủy tinh nha!

rêu dùng trong terrarium
  1. Trường sinh thảo
  2. Cau tiểu tram
  3. Hồng ngọc mai
  4. Sam hương
  5. Xương rồng
  6. Sen đá
  7. Rêu
  8. Dương sỉ
  9. Cẩm nhung
  10. Cẩm thạch
  11. Thủy tùng
  12. Si nhật
  13. Sanh mini
  14. Thường xuân
  15. Vẩy ốc
  16. Rau má hương
  17. Lan tim ….

Hướng dẫn cách trồng cây cảnh mini trong bình thủy tinh

Nguyên liệu

Để làm được một chậu cây thủy tinh bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Đất. Chọn đất có độ ẩm. Để kiểm tra độ ẩm, dùng tay nắm chặt đất lại: khi mở tay ra, đất ẩm sẽ vón cục lại, đất khô sẽ rã ra. Thường dùng tribat hoặc giá thể.
  • Đá cuội hoặc sỏi. Hai loại này khi được đặt dưới đáy chậu sẽ giúp cây không bị úng nước và tạo bề mặt cho chậu cây thủy tinh. Chọn sỏi có kích thước nhỏ hơn 1 cm hoặc nhỏ hơn nữa để dễ thoát nước, nhưng bạn có thể chọn sỏi có kích thước tùy thích để làm bề mặt cho chậu cây.
  • Than hoạt tính: Dùng than hoạt tính nếu chậu không có lỗ thoát nước. Bạn có thể mua than hoạt tính ở cửa hàng cá cảnh hoặc cửa hàng làm vườn. Chúng giúp giữ sạch đất.
  • Vải địa: rất hữu ích khi được lót bên dưới của chậu cây thủy tinh. Chúng đóng vai trò lọc nước, khi nước thừa từ lớp đất chảy xuống tầng đá phía dưới sẽ được lọc qua lớp vải để giữ lại chất dinh dưỡng trong đất.
  • Găng tay: Khi trộn đất và thao tác trồng cây bạn nên dùng găng tay và áo dài tay để tránh bị nhiễm nấm.
  • Đồ trang trí: Chọn bất kỳ đồ trang trí nào bạn muốn có trong chậu cây thủy tinh của mình, miễn là chúng không bị hỏng khi tiếp xúc với nước. Ví dụ như: ngôi nhà, cây cầu, tượng….
  • Tránh bỏ các con vật sống vào chậu cây thủy tinh. Chúng có thể gây hại cho cây và phát sinh mầm bệnh.

Các bước trồng cây trong bình thủy tinh

  • Bước 1: Rửa sạch chậu thủy tinh: Nếu chậu đã được dùng trước đó, dùng nước xà phòng cọ rửa thật kỹ để làm sạch cặn xà phòng còn sót lại. Chậu cây thủy tinh bẩn có thể phát sinh nhiều vi khuẩn, vì vậy hãy dùng loại xà phòng diệt khuẩn nếu có thể. Sau đó để khô hoặc lau khô trước khi trồng.
  • Bước 2: Cho sỏi vào để cây không bị úng nước: Cho sỏi hoặc đá cuội vào trong chậu cây thủy tinh với độ dày khoảng 2 cm-3cm tùy vào độ sâu của bình.
  • Bước 3: Lót lớp vải địa lên trên lớp sỏi: giúp lọc nước và giữ lại chất dinh dưỡng trong đất giữa lớp đất phía trên và đá tầng đáy. Đồng thời ngăn cho đất không rơi xuống lớp đá.
  • Bước 4: Than hoạt tính: rải 1 lớp mỏng than hoạt tính lên trên lớp vải địa.
  • Bước 5: Cho hỗn hợp đất vào: Tùy thuộc vào kích cỡ của chậu cây thủy tinh và độ dài của rễ cây, bạn nên cho vào khoảng 5 – 8 cm lớp đất. Ấn nhẹ đất xuống để loại bỏ không khí và làm cho bề mặt được đều. Đào những lỗ nhỏ ở nơi bạn sẽ trồng cây xuống.
  • Bước 6: Trồng cây:Lấy cây ra khỏi bầu đất và rũ nhẹ rễ cây xuống để loại bỏ phần đất thừa. Đặt cây vào lỗ bạn đã đào rồi lấp đất xung quanh, vỗ nhẹ xuống. Tiếp tục trồng các cây còn lại theo cách trên.
  • Bước 7: Thêm đồ trang trí:Bạn có thể cho thêm rêu hoặc đá cuội để làm cho bề mặt chậu cây thủy tinh được gọn hơn, và tạo thành bối cảnh theo ý thích của mình.
  • Bước 8: Tăng độ ẩm cho cây:Nhẹ nhàng tưới nước cho cây, vậy là bạn đã làm xong một chậu cây thủy tinh rồi!

Cách chăm sóc cây cảnh mini trong bình thủy tinh

Có thể bạn quan tâm: Cây Cảnh

Để chăm cho cây phát triển ổn định bạn cần cung cấp nước và ánh sáng cho cây.

  • Cung cấp nước

Phía dưới đáy bình là khoang chứa nước tượng trưng cho mạch nước ngầm. Khoang này nên duy trì lượng nước khoảng 10ml ( Khi quan sát từ bên ngoài mực nước chỉ đủ dính cao khoảng 2mm đến 5mm)

Mực nước này sẽ duy trì cho hệ sinh thái này từ 2 đến 4 tháng thậm chí cả năm khi ở chế độ đậy kín nắp.

Đối với bình kiểu mở nắp thì bạn có thể duy trì tưới 3-7 ngày/ lần ( tùy loại cây trồng) mỗi lần chỉ cần phun sương bằng bình xịt mini ( 10 đến 20 lần xịt sương). Nhưng phải quan sát mực nước đọng ở khoang chứa nước ( nếu quá mực quy định sẽ gây úng phần rễ cây)

Dùng nước đã được lọc bỏ Canxi và Magie hoặc nước mưa là tốt nhất để giảm thiểu những vệt trắng bám vào thành bình thủy tinh.

  • Nhiệt độ

Các loại cây được trồng trong bình đã được lựa chọn và trải nghiệm trong nhiều năm ( không phải cây nào cũng trồng được trong môi trường kín). Môi trường này như rừng nhiệt đới, luôn ẩm, trong bình cây sẽ có các hoạt động quang hợp , trao đổi chất và sinh trưởng nên nhiệt độ trong bình luôn lớn hơn ngoài khoảng 1-2 độ C. Vậy cũng nên để tại vị trí mát mẻ, có nhiệt độ từ 16-30 độ C là tốt nhất.

  • Ánh sáng

Cung cấp cho cây ánh sáng tự nhiên là tốt nhất ( vị trí cửa sổ) nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bình thủy tinh (gây hiệu ứng nhà kính) sẽ làm cây bị nóng quá và chết.

Nếu dung ánh sáng nhân tạo ta nên dung ánh sáng đèn Led phổ quang chuyên dụng dành cho cây thủy sinh và bán cạn trong nhà. Nên chiếu đèn trực tiếp từ trên xuống với cường độ 8h đến 16h một ngày

( nhưng thỉnh thoảng vẫn nên đưa cây ra ánh sáng tự nhiên)

Ý nghĩa phong thủy của cây cảnh mini trong bình thủy tinh

Thực vật không chỉ có giá trị thưởng lãm và ăn uống, mà còn tượng trưng cho sự phồn vinh và sự trưởng thành của tâm hồn với sinh mạng. Chúng có thể giảm áp lực của bạn xuống, cung cấp môi trường tự nhiên, để giảm sự ô nhiễm của không khí và ồn ào. Trong lĩnh vực phong thủy, cây cảnh lôi cuốn con người nhất và là một trong những phương thức điều trị hữu dụng.

Cây cảnh thường mang đến 3 loại năng lượng:

  • Khỏe mạnh an thần: Cây xanh thường hấp thụ CO2 và nhả ra O2 cần thiết cho con người đồng thời còn có thể phân giải các chất mycin có trong không khí nên rất có ích với sức khỏe con người. Cây cảnh theo đà chuyển động bốn mùa, từ nảy mầm, trổ nụ, nở hoa đến kết trái cũng giống như cuộc đời con người, có thể làm tâm hồn con người hòa vào tự nhiên, giảm bớt các vọng tưởng và các tâm niệm cố chấp.
  • Hóa giải tai ương: ngắm nhìn và chăm sóc hoa cảnh thường làm cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, than thản, vô hình trung đã loại bỏ đi sự nóng nảy, bực dọc, tránh gây ra những bất hòa trong các mối quan hệ giữa người với người và ngăn ngừa chúng ta chỉ biết chìm đắm trong những khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh hoặc cuộc sống.
  • Mang đến vận may: Việc sử dụng hoa cảnh trong nhà, văn phòng hay cửa hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng, người thân, bạn bè, từ đó sinh ra thiện cảm đối với bạn, ý muốn giao hảo, thỏa thuận làm ăn, công việc của bạn ngày càng thuận lợi.

Kết luận

Với Lâm Nhã, Cây cảnh trong bình thủy tinh thực sự là một chuẩn mực của nghệ thuật trang trí cây cảnh từ xa xưa cho đến tận ngày nay. Cây cảnh trong bình thủy tinh vẫn đang tiếp tục phát triển rộng rãi với nhiều chủng loại mới mẻ và phù hợp hơn với môi trường hiện tại. Nếu là tín đồ yêu cây xanh, bạn không nên bỏ qua xu hướng này.

Để liên hệ địa chỉ mua cây cảnh mini trong bình thủy tinh tốt nhất, hãy nhấc máy và liên hệ với Lâm Nhã. Vì cuộc sống của bạn, hãy để chúng tôi phục vụ bạn!

Có thể bạn quan tâm: Cây hoa súng hoa đẹp trồng cảnh quan nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *