Nhu cầu tiêu thụ sơn trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam là rất lớn. Chính vì thế sản lượng nhập khẩu mặt hàng này luôn duy trì ở mức cao. Và quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu sơn tường như thế nào là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Vậy quy trình nhập khẩu sơn như thế nào? Nhập khẩu sơn cần những loại giấy tờ gì? Thông quan nhập khẩu sơn cần lưu ý những gì? Câu trả lời sẽ được SEC Warehouse giải đáp ngay bên dưới.
Bạn đang xem: Thủ tục nhập khẩu nước sơn
Những quy định pháp luật liên quan tới thủ tục nhập khẩu sơn
Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thì sơn nằm trong danh mục hàng hoá vật liệu xây dựng. Có nghĩa thủ tục nhập khẩu sơn sẽ tuân theo các quy định về thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng.
Cụ thể, quy định nhập khẩu sơn nói riêng và nhập khẩu vật liệu xây dựng được nêu tại Thông tư số 19/2019/YY-BXD của Bộ Xây dựng. Đây là Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Hiện nay nước ta chủ yếu nhập khẩu 3 loại sơn chính là:
Thứ nhất là sơn tường dạng nhũ tương:
Loại sơn này thường dùng để trang trí nội thất, ngoại thất, sơn lót (loại sơn tường phổ biến). Sơn hòa tan khá tốt trong nước, dễ sử dụng nên được ưa chuộng hơn cả. Lưu ý theo luật định thì sơn tường dạng nhũ tương phải làm công bố chứng nhận hợp quy nếu bạn muốn nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên bạn không cần xin cấp giấy phép được nhập khẩu, mà chỉ cần phải làm kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định.
Thứ hai là sơn Epoxy
Loại sơn này chuyên dùng cho việc sơn tàu thủy hay sơn tĩnh điện cho các thiết bị cấu tạo từ kim loại. Bởi sơn Epoxy có khả năng bảo vệ kết cấu thép rất tốt, giúp chúng thêm vững chắc và bền bỉ.
Thứ ba là sơn Alkyd
Loại sơn này có thành phần gốc dầu. Với đặc điểm tăng độ bóng và bền cho vật liệu, thì sơn này được dùng phổ biến trong lĩnh vực sơn trang trí kim loại, chống rỉ sét.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng thi công sơn nước
Bên cạnh đó còn một số loại sơn khác nhưng không phổ biến lắm.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần nhập khẩu sơn dạng nhũ tương, thì cần tham khảo thêm quy định về công bố, hướng dẫn làm quy chuẩn hợp quy. Quy định cụ thể tại Thông tư 10/2017/TT-BXD.
HS code sơn tường
Một thông tin quan trọng không thể bỏ qua khi làm thủ tục nhập khẩu sơn đó chính là tìm hiểu về HS code sơn tường. Mã số này giúp doanh nghiệp biết được các chính sách xuất nhập khẩu nào được áp lên lô hàng của mình. Cùng với đó là quy trình làm thủ tục, các loại thuế dành cho hàng hóa. Bạn cũng cần biết mã HS Code để điền thông tin vào các hồ sơ xuất nhập khẩu quan trọng. Cụ thể như sau:
- Mã HS của sơn tường dạng nhũ tương là 32091090. Đối với mặt hàng này, thì doanh nghiệp sẽ phải nộp 10% thuế VAT, và thuế nhập khẩu là 20% .
- Mã HS của sơn và vecni (kể cả men tráng và dầu bóng) là 32089090. Đây là loại sơn được làm từ các loại polyme tự nhiên hoặc tổng hợp.
Trên đây là 2 loại phổ biến. Bạn muốn biết chính xác Mã HS code các loại sơn tường khác, có thể tham khảo nhóm 3209.
Hồ sơ hải quan thủ tục nhập khẩu sơn tường
Như đã đề cập phía trên, đối với sơn tường loại nhũ tương, bạn không cần xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải làm chứng nhận hợp quy cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Chuẩn bị hồ sơ làm chứng nhận hợp quy
Trước mắt doanh nghiệp cần căn cứ vào QCVN16:2017/BXD để chuẩn bị hồ sơ làm chứng nhận hợp quy. Bao gồm:
– Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy (bao gồm 4 bản gốc)
– Hợp đồng mua bán hàng hóa.
– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
Có thể bạn quan tâm: Suối nước nóng giang sơn
– Hoá đơn thương mại (Invoice).
– Giấy đăng ký kinh doanh.
– C/O (Nếu có).
– Bill
Chuẩn bị bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan nhập khẩu sơn
Khi đã có giấy đăng ký chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng rồi, thì bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan nhập khẩu sơn. Cụ thể gồm có:
- Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy và kiểm ra chất lượng
- Hợp đồng nhập khẩu (hoặc văn bản có giá trị tương đương)
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Hoá đơn thương mại (Invoice).
- Bản gốc ℅
- Tín dụng thư (L/C) (hoặc chứng từ thanh toán, hoặc giấy xác nhận thanh toán qua ngân hàng)
- Vận tải đơn
Còn đối với các loại sơn tường sơn nước khác, thì bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gồm có cả Đơn đăng ký xin giấy phép nhập khẩu sơn tường, sơn nước.
Thủ tục nhập khẩu sơn tường, sơn nước
Khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu sơn rồi thì bạn tiến hành làm thủ tục nhập khẩu sơn. Gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ khai tờ khai hải quan đầy đủ
Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan
Bước 2: Tiến hành truyền tờ khai hải quan trên phần mềm
Bước 3: Căn cứ vào phân luồng tờ khai mà chuẩn bị hồ sơ thủ tục nhập khẩu sơn cho phù hợp
- Luồng xanh: in mã vạch và tờ khai không cần chữ ký và con dấu doanh nghiệp
- Luồng vàng và luồng đỏ: tờ khai không cần con dấu doanh nghiệp, Hoá đơn thương mại (Invoice), packing list bạn chỉ cần in bản có ký chữ ký số.
Bước 4: Nộp hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu sơn
Bạn ra cảng hàng đến, cảng cạn ICD hoặc sân bay và nộp hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu sơn tường, sơn nước.
- Luồng xanh: Bạn gặp bộ phận kho hàng xuất (hàng nhập kho), bộ phận vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát (hàng sân bay). Rồi trình mã vạch và tờ khai thông quan là có thể lấy hàng.
- Luồng vàng: Bạn trình trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai. Lúc này nếu hàng thuộc diện phải đóng thuế thì bạn tiến hành đóng thuế theo quy định. Hải quan sẽ xem xét thông quan tờ khai. Khi in được tờ mã vạch thì doanh nghiệp có thể đi lấy hàng.
- Luồng đỏ: Tương tự như luồng vàng, bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký. Với luồng đỏ, thì ngoài kiểm tra hồ sơ, thì sẽ có thêm bước kiểm hóa. Nếu không có vấn đề gì thì sẽ được thông quan.
Hy vọng các thông tin mà SEC Warehouse cung cấp phía trên sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu sơn. Trong quá trình kinh doanh, phân phối mặt hàng này, nếu bạn cần thuê kho lưu trữ hàng hóa, có thể liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ kho bãi hậu cần chuyên nghiệp, giá tốt. Theo đó chúng tôi có đa dạng loại hình kho bãi để bạn chọn lựa nhu . Rất hân hạnh được phục vụ!
Xem thêm: Vẽ tranh sơn dầu với 5 bước cơ bản
Bài viết liên quan: