Thiết kế kiến trúc phần mềm

Nghe đến kiến trúc phần mềm (KTPM), bạn có hiểu được đây là thuật ngữ đề cập đến khía cạnh nào trong ngành công nghệ thông tin không? Nếu câu trả lời là “Không”, hãy theo dõi bài viết dưới đây. Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về khái niệm này.

  • Tìm hiểu thêm: Thiết kế kiến trúc phần mềm và những vấn đề cơ bản

1. Kiến trúc phần mềm là gì

Một phần mềm (software) được tạo nên bởi rất nhiều các thành phần khác nhau. Mỗi thành phần lại nắm một vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Để biết cách xây dựng, thay đổi, hay nâng cấp software như thế nào, chúng ta cần đến KTPM.

Bạn đang xem: Thiết kế kiến trúc phần mềm

Vậy, ta có thể hiểu, kiến trúc phần mềm (Software Architecture) là kiến trúc giúp các Software Engineer dễ dàng hình dung các thành phần của phần mềm và cách chúng móc xích để tạo nên sản phẩm.

2. Vai trò của kiến trúc phần mềm

KTPM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả vận hành và sự thành công của một sản phẩm phần mềm. Nếu không nắm chắc và liên tục rà soát, xem xét lỗ hổng trong KTPM, rồi đưa ra những biện pháp cải thiện phù hợp, các developer sẽ dễ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng như phần mềm bị hack, vận hành kém,…

Xem thêm: Học thiết kế kiến trúc

Hiện nay, có nhiều mẫu KT được sử dụng để xây dựng phần mềm. KTPM không bị bó buộc trong một mẫu nhất định. Thay vào đó, các Engineer sẽ kết hợp nhiều mẫu kiến trúc để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.

Ưu điểm của mẫu kiến trúc phần mềm:

  • Các mẫu KTPM giúp việc đưa ra quyết định và quản lý mô hình của phần mềm trở nên dễ dàng hơn.
  • Cung cấp giải pháp có thể tái sử dụng đã được kiểm chứng cho các vấn đề khi xây dựng hệ thống
  • Cơ hội tiết kiệm chi phí lớn và giảm rủi ro nếu sử dụng kiến ​​trúc phần mềm.
  • Đạt được các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.

3. Các mẫu kiến trúc phần mềm phổ biến

Để tổ chức các hệ thống phần mềm, bạn có thể sử dụng các mẫu KTPM dưới đây:

3.1. Kiến trúc phân lớp – Layered (n-tier) Architecture

Mẫu KTPM này thường được sử dụng trong các hệ thống có thể được phân tách thành các nhóm gồm nhiều công việc nhỏ. Đặc điểm của mẫu này là:

  • Các lớp khác nhau được xác định trong kiến ​​trúc. Nó bao gồm lớp bên ngoài và bên trong.
  • Thành phần của lớp ngoài quản lý các hoạt động giao diện người dùng.
  • Các thành phần thực thi giao diện hệ điều hành ở lớp bên trong.
  • Các lớp bên trong là lớp ứng dụng, lớp tiện ích và lớp lõi.

3.2. Kiến trúc hướng sự kiện – Event-driven architecture

Mẫu KT hướng sự kiện được sử dụng nhiều cho các sản phẩm phần mềm có khả năng scale (mở rộng quy mô) mạnh mẽ. Mẫu KTPM này rất dễ sử dụng. Dù là xây dựng các phần mềm nhỏ, đơn giản hay các phần mềm lớn, phức tạp, Engineer đều có thể cân nhắc sử dụng mẫu này.

Xem thêm: Thiết kế hồ sơ năng lực thiết kế kiến trúc

KT hướng sự kiện được tạo thành từ các thành phần xử lý sự kiện (event processing components) giúp nhận và xử lý các sự kiện một cách không đồng bộ.

3.3. Kiến trúc hướng đối tượng – Objects-based Architecture

Đây là một mô hình KT dựa trên việc phân chia công việc cho một ứng dụng hoặc hệ thống thành các đối tượng có thể tái sử dụng và tự vận hành. KT hướng đối tượng xem một hệ thống phần mềm như một tập hợp các thực thể được gọi là các đối tượng.

Bài viết đã giới thiệu những thông tin cơ bản về Software Architecture và các mẫu kiến trúc phổ biến nhất hiện nay. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về kiến trúc phần mềm. Và bắt đầu hành trình trở thành Software Architect. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn cần giải đáp các kiến thức về IT nhé.

Nguồn tham khảo: Castsoftware

Xem thêm: Thiết kế kiến trúc là gì? Vì sao cần thiết kế trước khi xây nhà?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *