Mặc dù là 2 dòng sơn hoàn toàn khác nhau nhưng không phải ai cũng phân biệt được sơn dầu với sơn nước để chọn và sử dụng cho đúng. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 dòng sơn này.
1. Thành phần cấu tạo và quá trình đóng rắn
Bạn đang xem: Sự khác nhau giữa sơn nước và sơn dầu
Sơn dầu
Thành phần cấu tạo của sơn dầu là dầu ngũ cốc hoặc các chất hữu cơ từ cây gai, cây trấu và cây đậu nành, thậm chí, một số loại sơn còn được pha chế từ xăng thơm và dầu. Quá trình khô của sơn dầu trải qua 2 giai đoạn: Đầu tiên, bốc hơi một số chất, chỉ giữ lại chất liên kết và tinh màu. Sau đó, chất liên kết và tinh màu sẽ phản ứng oxy hóa với điều kiện môi trường và thời tiết, trở nên khô cứng và giòn.
Sơn nước
Thành phần cấu tạo của sơn nước là nhựa polymer tân tiến, được đánh giá là an toàn với con người và thân thiện với môi trường. Quá trình khô của sơn nước không giống với sơn dầu, đó là nước bốc hơi hết, còn những phân tử còn lại trong sơn sẽ tụ lại. Những phân tử này không hề bị tác động bởi môi trường hay thời tiết, vì thế, sơn nước được đánh giá cao hơn sơn dầu về khả năng co giãn, đàn hồi và bền bỉ.
2. Bảng so sánh sơn dầu với sơn nước
Có thể bạn quan tâm: Sơn nhà màu kem trứng, kem hồng – Đa dạng bảng màu kem mới nhất năm nay
Đặc điểm
Sơn dầu
Sơn nước
Bề mặt sau khi sơn
Bề mặt sau khi sơn sáng bóng, tuy nhiên, không che được những khiếm khuyết trên bề mặt và rất dễ bị bong tróc.
Tuy bề mặt không sáng bóng bằng sơn dầu nhưng lại có khả năng che khiếm khuyết, đặc biệt là ít bị bong tróc.
Thời gian khô
Thời gian khô từ 6 – 8 tiếng, và sau 24 tiếng mới thi công lớp sơn thứ hai.
Thời gian khô từ 4 – 6 tiếng, và có thể thi công lớp thứ nhất sau khi vài giờcó thể thi công lớp thứ nhất sau vài giờ thi công lớp sơn thứ hai.
Độ bền
Sơn dầu dễ bị ngả màu vàng ố và nứt nẻ, bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng.
Có thể bạn quan tâm: Sơn nước để lâu có bị hư không
Sơn nước không ngả màu, đồng thời, chống nứt nẻ và ít bị phồng rộp.
Tính thân thiện với môi trường
Sơn dầu chứa nhiều VOC nên mùi nặng, yêu cầu môi trường thông thoáng.
Sơn nước chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi nên ít gây khó chịu về mùi.
Khả năng vệ sinh, chùi rửa
Yêu cầu sử dụng hóa chất chuyên dụng khi tẩy rửa.
Có thể dễ dàng làm sạch bằng nước pha xà phòng.
Với bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy sơn nước được đánh giá cao hơn, vì thế, được nhiều người tin tưởng lựa chọn hơn. Tuy nhiên, tùy mục đích mà bạn chọn sử dụng loại sơn phù hợp, chẳng hạn, nếu muốn gia tăng chất lượng công trình thì bạn có thể chọn sơn nước, còn nếu muốn tạo điểm nhấn hay độ sáng bóng thì có thể dùng sơn dầu.
Mọi nhu cầu sử dụng sơn các loại, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp.
Lê Trinh
Xem thêm: Sơn PU
Bài viết liên quan: