Sơn phào chỉ trần nhà đẹp

Sơn phào chỉ trần nhà đẹp

Cùng với trần thì phào chỉ cũng cần được chú trọng thiết kế. Bạn đã biết phối màu sơn phào chỉ trần nhà như thế nào cho đẹp và phù hợp chưa? Xem ngay!

Phào chỉ là chi tiết trang trí dễ dàng bắt gặp trong các công trình nhà ở như nhà phố, biệt thự nhà vườn, nhà ống biệt thự, nhà vườn đẹp,… Thậm chí ngày nay, những căn nhà cấp 4 hay nhà ống thông thường cũng sử dụng phào chỉ để trang trí cho trần nhà, tạo ra điểm nhấn đặc sắc cho không gian.

Bạn đang xem: Sơn phào chỉ trần nhà đẹp

Nếu bạn có ý định sử dụng phào chỉ nhưng chưa biết cách thiết kế và chọn màu như thế nào thì đừng bỏ qua những nội dung trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về phào chỉ trần nhà

Khái niệm

Phào chỉ hay còn gọi là len tường, là tên gọi của những vật liệu dùng để trang trí tường. Mặc dù hình ảnh của chúng trông có vẻ giống nhau nhưng thực chất phào và chỉ là những vật dụng trang trí khác nhau.

Theo đó:

  • Phào là một dải vật liệu có mặt cắt khác nhau được sử dụng để tạo các hiệu ứng chuyển tiếp giữa các bề mặt hoặc để trang trí.
  • Chỉ là những gờ làm từ vữa, thạch cao, gỗ, nhựa, xi măng,… nổi lên bề mặt tường hoặc âm vào vữa trát, có chiều rộng trung bình 1,5 – 3cm, thường dùng làm điểm nhấn trang trí cho tường.

Để phân biệt chúng, bạn có thể dựa vào:

  • Kích thước: Phào có kích thước lớn hơn chỉ
  • Vật liệu: Phào được làm từ nhiều vật liệu khác nhau
  • Trang trí: Trên phào thường được trang trí nhiều họa tiết, màu sắc khác nhau
  • Vị trí: Chỉ thường nằm bên dưới hoặc xung quanh phào để trang trí cho tường hoặc trần nhà bớt đơn điệu.

phối màu sơn phào chỉ trần nhà 1

Công dụng

Cả phào và chỉ đều có công dụng như nhau:

  • Trang trí cho nội ngoại thất thêm đẹp, sang trọng;
  • Che đi những khuyết điểm của căn phòng (ở vị trí điểm tiếp giáp, điểm nối giữa tường và sàn hoặc trânnf nhà và tường,…);
  • Chống ẩm, chống thấm, chống ồn, cách nhiệt, chống bám mùi,…

Phào chỉ có hiệu quả nhất khi dùng để trang trí cho những căn nhà mang phong cách cổ điển và phong cách tân cổ điển. Không gian vốn sang trọng thì với sự xuất hiện của phào chỉ sẽ trở nên thu hút, ấn tượng hơn.

Phân loại

Dựa vào vật liệu xây dựng, phào chỉ được phân thành các loại sau đây:

  1. Phào chỉ thạch cao: Là loại phào chỉ được làm từ vật liệu chính là thạch cao, được xem là loại phào chỉ truyền thống. Loại phào chỉ này thường được ứng dụng cho trần nhà hoặc ở những vị trí tiếp giáp với trần và tường, mặt tiền ngôi nhà. Ưu điểm: Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm: Dễ thấm nước, nứt vỡ, cong vênh, độ bền giảm theo sự thay đổi của thời tiết.
  2. Phào chỉ gỗ: Là loại phào chỉ được làm từ gỗ tự nhiên hoặc bột gỗ hoặc gỗ công nghiệp. Tùy vào khả năng tài chính mà gia chủ lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Phào chỉ gỗ thường được dùng cho nhà thờ họ hoặc nhà gỗ,… Ưu điểm: Thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe con người, mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian. Nhược điểm: Khó lắp đặt, chi phí cao, không phù hợp với khí hậu Việt Nam, dễ ẩm mốc, cong vênh và mối mọt.
  3. Phào chỉ xi măng: Là loại phào được làm từ nguyên liệu chính là xi măng. Vữa xi măng sẽ được đắp trực tiếp lên bề mặt cần trang trí, sau đó sẽ được tạo các kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Tính thẩm mỹ của phào chỉ xi măng phụ thuộc vào tay nghề của thợ thi công. Ưu điểm: Thời gian thi công nhanh, chi phí thi công thấp. Nhược điểm: Độ sắc nét thấp, sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện hiện tượng nứt, vỡ.
  4. Phào chỉ nhựa PS: Là loại phào chỉ được làm từ nhựa tổng hợp PolyStyrene, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Loại phào chỉ này có mẫu mã đa dạng, nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, hiện đang được nhiều công trình lựa chọn. Ưu điểm: Chịu va đập tốt, chịu nước, không bị ẩm mốc, mối mọt, không bị tác động từ thời tiết, mẫu mã đa dạng,… Nhược điểm: Không thể cắt ghép, bả sơn vì được sản xuất theo dạng có sẵn, không có mâm, đầu cột, không có phào bản to.
  5. Phào chỉ PU: Là loại phào được làm từ loại nhựa tổng hợp cao cấp đến từ Hàn Quốc – PolyUrethane. Phào chỉ PU được xử lý trên dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm: có tính đàn hồi, kháng dầu, chống trầu xước, chịu mài mòn cao, chống va đập, an toàn cho người sử dụng, thanh lọc không khí tốt,… Nhược điểm: Không có.

Có nên sơn phào chỉ trần nhà không?

phối màu sơn phào chỉ trần nhà 2

Phào chỉ chỉ là những vật liệu đơn điệu, bản thân nó không thể khiến không gian trở nên ấn tượng và thu hút. Nhưng với việc sử dụng sơn thì phào chỉ sẽ được “biến hóa” một cách sinh động để mang đến cho không gian những giá trị về thẩm mỹ.

Cụ thể, sơn phào chỉ mang đến những công dụng sau đây:

  • Bảo vệ phào chỉ: Sơn với khả năng kết dính và bám lâu trên bề mặt giống như lớp áo choàng giúp bảo vệ phào chỉ khỏi những tác động từ bên ngoài, giúp duy trì độ bền, đẹp của phào chỉ.
  • Tạo độ bền vượt trội: Sơn ngày nay có rất nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ tô điểm cho vật cần trang trí mà còn có tác dụng bảo vệ, gia tăng độ bền cho vật được sơn. Những công dụng của phào chỉ như chống ẩm, chống mốc, cách nhiệt, chống ồn,… sẽ được phát huy tốt hơn nhờ có lớp sơn bảo vệ bên ngoài. Chưa kể, nhiều loại sơn hiện nay cũng có thêm tính năng chịu nhiệt, chống rỉ, chống thấm, chống nóng,…
  • Trang trí: Bảng màu sơn nhà rất đa dạng, công dụng của chúng là tô điểm cho đồ vật hoặc không gian trở nên xinh đẹp, lộng lẫy hơn. Không chỉ màu đơn sắc mà nếu biết cách phối màu sẽ tạo ra những màu sơn khác biệt, ấn tượng và độc đáo.

Cách phối màu sơn phào chỉ đẹp, chuẩn nhất

Cũng giống như chọn sơn cho trần nhà, thì chọn sơn cho phào chỉ cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

Phối màu theo bản mệnh

Ngũ hành chia tuổi của con người thành 5 mệnh tương ứng với 5 yếu tố của Ngũ hành, đó là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mỗi một mệnh sẽ có những màu sắc tương sinh, tương khắc khác nhau. Cụ thể:

Màu hợp Màu không hợp Mệnh Kim Nâu, vàng đất, cam đất, trắng, vàng, màu ánh kim. Màu đỏ, hồng, tím. Mệnh Mộc Màu xanh nước biển, màu đen, màu xanh lá. Màu trắng, màu vàng, màu sắc ánh kim. Mệnh Thủy Màu trắng, màu vàng, màu sắc ánh kim, màu xanh nước biển, màu đen. Màu nâu, nâu đất, cam đất. Mệnh Hỏa Màu đỏ, màu tím, màu hồng, màu xanh lá. Màu xanh nước biển, màu đen. Mệnh Thổ Màu đỏ, màu hồng, màu tím, màu nâu đất, nâu, cam đất. Màu xanh lá.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu biển số nhà đẹp nhất

Theo phong thủy nhà ở, chọn màu sắc dựa vào Ngũ hành sẽ mang đến sự phù hợp và hiệu quả.

Xem bài viết Cách xem mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chuẩn nhất để biết tuổi của mình thuộc mệnh nào.

Phối màu theo màu tường

Phối màu theo màu của tường cũng là một cách để tạo nên sự hài hòa, thống nhất cho không gian. Theo đó, dựa vào màu của tường bạn có thể chọn màu sắc của phào chỉ như sau:

  • Trùng với màu tường: mang đến cho không gian sự hiện đại, nhã nhặn, tối giản.
  • Đậm hơn màu của tường (cùng gam màu nhưng chọn tone đậm hơn): mang đến vẻ đẹp tinh tế, hài hòa, dễ chịu.
  • Đối lập với màu của tường: mang đến sự phá cách, ấn tượng và độc đáo.

Phối màu theo phong cách

Tùy vào phong cách kiến trúc của căn nhà là hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển mà bạn sẽ lựa chọn màu sắc phào chỉ phù hợp với phong cách kiến trúc đó. Cụ thể:

  • Đối với nhà phong cách hiện đại: Màu phào chỉ nên dùng là gam màu lạnh hoặc màu sáng.
  • Đối với nhà phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển: Màu phào chỉ nên dùng là màu vàng, nhũ vàng hoặc gam màu tối, tránh dùng màu sặc sỡ sẽ gây rối mắt.

Phối màu theo diện tích

Màu sắc có khả năng thu hẹp hoặc phóng to không gian thông qua việc đánh lừa thị giác. Dựa vào đặc điểm này bạn có thể lựa chọn màu phào chỉ sau cho phù hợp với diện tích của không gian cần trang trí. Cụ thể:

  • Đối với không gian nhỏ hẹp: Nên sử dụng trần màu sáng, tông lạnh phối cùng phào chỉ cũng tông để tạo cảm giác nới rộng không gian.
  • Đối với không gian rộng lớn: Nên sử dụng gam màu nóng, trung tính cho trần nhà để cân bằng độ cao. Còn phào chỉ nên chọn tông màu đối lập để không gian bớt trống trải, tạo sự ấm áp cho căn nhà.

Ngoài 4 cách nói trên, bạn cũng có thể chọn màu phào chỉ dựa trên sở thích của mình. Tuy nhiên cần đảm bảo sự hài hòa cho không gian và hài hòa về cả mặt phong thủy.

Mẫu sơn phào chỉ trần nhà đẹp nên tham khảo

Mẫu phòng khách sơn phào chỉ trần nhà đẹp

Phòng khách là không gian quan trọng nhất của ngôi nhà, vì vậy việc chọn phào chỉ không được qua loa. Theo đó, chọn phào chỉ cho phòng khách cần lưu ý:

  • Màu sắc, hoa văn nên theo phong cách của ngôi nhà: Nếu phòng khách hiện đại thì chọn tông màu sáng, họa tiết hoa văn tối giản; nếu phòng khách tân cổ điển hay cổ điển thì chọn phào chỉ có gam màu ấm với đường nét hoa văn tinh xảo.
  • Chọn phào chỉ dựa vào diện tích không gian: Đối với phòng khách nhỏ nên dùng phào chỉ trang trí nhỏ, mỏng; và ngược lại, phòng khách diện tích lớn nên chọn phào dày và hoa văn tinh xảo để tạo sự bề thế, sang trọng.

Dưới đây là một số mẫu phòng khách sơn phào chỉ trần nhà đẹp:

Mẫu phòng khách sơn phào chỉ trần nhà đẹp 1

Mẫu phòng khách sơn phào chỉ trần nhà đẹp 2

Mẫu phòng khách sơn phào chỉ trần nhà đẹp 3

Mẫu phòng khách sơn phào chỉ trần nhà đẹp 4

Mẫu phòng khách sơn phào chỉ trần nhà đẹp 5

Mẫu phòng ngủ sơn phào chỉ trần nhà đẹp

Phào chỉ ở mỗi không gian sẽ có những yêu cầu riêng biệt về thiết kế. Đối với phòng ngủ, phào chỉ cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Phù hợp với phong cách kiến trúc: Tùy vào phong cách của phòng ngủ là hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển mà bạn lựa chọn loại phào chỉ phù hợp, có tính đồng nhất và hài hòa. Ví dụ cổ điển thì phào chỉ thiết kế đơn giản, màu sắc nên dùng là màu sáng; còn tân cổ điển thì có thể sử dụng phào chỉ với các chi tiết phức tạp, cầu kỳ hơn, hoa văn đòi hỏi tỉ mỉ và tinh tế.
  • Phù hợp với đồ nội thất: Màu sắc của phào chỉ phải đồng bộ với màu chủ đạo của đồ nội thất bên trong.
  • Chất liệu đảm bảo: Nên sử dụng phào chỉ làm từ nhựa PS hoặc PU sẽ mang đến nhiều tính năng, đặc biệt là an toàn cho sức khỏe người dùng.

Dưới đây là một số mẫu phào chỉ đẹp cho trần phòng ngủ:

Xem thêm: Những ngôi nhà đẹp trong minecraft

Mẫu phòng ngủ sơn phào chỉ trần nhà đẹp 1

Mẫu phòng ngủ sơn phào chỉ trần nhà đẹp 2

Mẫu phòng ngủ sơn phào chỉ trần nhà đẹp 3

Mẫu phòng ngủ sơn phào chỉ trần nhà đẹp 4

Mẫu phòng ngủ sơn phào chỉ trần nhà đẹp 5

Mẫu phòng bếp sơn phào chỉ trần nhà đẹp

Phòng bếp là nơi dễ bị bám bẩn và thường xuyên có nhiệt độ cao, vì vậy phào chỉ cho trần phòng bếp cần có tính năng chịu nhiệt, chống ẩm mốc, chống co ngót, dễ vệ sinh,… Phào gỗ, phào thạch cao là những loại phào truyền thống không phù hợp cho không gian bếp. Phào chỉ PU với các đặc tính nổi trội như kháng nước, chống ẩm mốc, chịu nhiệt cao, không mối mọt,… sẽ là loại vật liệu phù hợp cho không gian này.

Chọn phào chỉ cho trần nhà phòng bếp cần lưu ý:

  • Nên chọn phào trơn hoặc ít hoa văn
  • Chọn màu phào chỉ đồng bộ với kiến trúc nội ngoại thất
  • Chọn phào chỉ phù hợp với không gian (diện tích nhỏ thì nên dùng loại mỏng, nhỏ; diện tích lớn thì nên dùng loại bản lớn).

Dưới đây là một số mẫu phào chỉ trần nhà phòng bếp đẹp nhất:

Mẫu phòng bếp sơn phào chỉ trần nhà đẹp 1

Mẫu phòng bếp sơn phào chỉ trần nhà đẹp 2

Mẫu phòng bếp sơn phào chỉ trần nhà đẹp 3

Mẫu phòng bếp sơn phào chỉ trần nhà đẹp 4

Lưu ý khi thiết kế, thi công phào chỉ cho trần nhà

Mặc dù phào chỉ chỉ là hạng mục phụ nhưng nếu chọn màu sai hoặc thi công không đúng cách sẽ khiến trần nhà bị rời rạc, các chi tiết không ăn nhập với nhau. Để đem lại hiệu quả sử dụng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi chọn màu hoặc thiết kế, thi công phào chỉ:

  • Chọn sơn: Sơn phào chỉ không chỉ có công dụng trang trí, làm đẹp mà còn bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của phào chỉ, vì vậy cần chọn loại sơn có chất lượng tốt và có nhiều tính năng vượt trội như chống ẩm, chống ồn, cách nhiệt, bền màu với thời gian,…
  • Chọn màu: Có nhiều cách để bạn chọn màu cho phào chỉ, nhưng để đem lại tính thẩm mỹ thì cần đảm bảo sự hài hòa – với phong thủy và với màu sắc tổng thể của cả căn nhà.
  • Thi công: Trước khi sơn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt phào chỉ, xử lý những mối nối hoặc lỗ đinh để sơn bám dính tốt nhất. Khi sơn thường sử dụng hình thức phun sơn để tiết kiệm thời gian và tạo sự đồng đều cho bề mặt. Nên sơn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh bỏ sót. Đồng thời, phải sơn đều tay để tránh chỗ đậm, chỗ nhạt. Sau khi sơn cần vệ sinh để loại bỏ những vết bẩn dù là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của phào chỉ.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được cách phối màu sơn phào chỉ trần nhà sao cho phù hợp và lựa chọn được màu sơn tốt nhất. Để đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về thiết kế, thi công nhà ở, đừng bỏ lỡ các bài viết ở mục Xây dựng của website này nhé!

Xem thêm:

Xem thêm: Trang trí nhà đẹp đơn giản

  • Danh sách các loại ngói lợp nhà tốt nhất hiện nay
  • Bảng giá vật liệu xây dựng chi tiết [cập nhật 2022]
  • Hướng dẫn cách làm hồ cá ngoài trời (kỹ thuật & phong thủy)

Đánh giá của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *