Có hai phương pháp phổ biến hiện nay để áp dụng trong bước hoàn thiện là sơn tĩnh điện và sơn nước. Cả hai lớp sơn có điểm chung là đều chứa chất phụ gia và chất tạo màu.
Bước hoàn thiện bề mặt nguyên liệu vô cùng quan trọng và cần thiết cho mục đích bảo vệ vật khỏi những tác nhân hóa chất hóa học cũng như thời tiết. Khi không được bảo vệ, phần sắt trong kim loại sẽ bị hoen gỉ, tạo ra các vết không thẩm mỹ. Các lớp sơn được phủ không những trang trí bên ngoài, nó còn có chức năng tránh bào mòn bề mặt vật được sơn.
Bạn đang xem: Sơn nước tĩnh điện
Điều tạo sự khác biệt ở đây chính là sơn tĩnh điện không chứa chất dung môi nhưng sơn nước lại có.
Quy trình phun sơn
Sự khác biệt từ cách ứng dụng, kết cấu sơn cũng như cách phối màu đều bắt nguồn từ nền tảng cơ bản nhất: thành phần hóa học. Dung môi giúp sơn nước luôn giữ các chất ở dạng lỏng, trái ngược đó sơn tĩnh điện lại là bột khô.
Dù trạng thái hai dạng sơn khác nhau hoàn toàn (lỏng & rắn) nhưng các bước đầu trong quy trình gia công lại khá tương đồng. Giai đoạn đầu bao gồm tiền tẩy dầu, làm sạch bề mặt kim loại đều là những bước không thể thiếu trong cả hai phương pháp. Bất kể dầu mỡ, hay chất bụi bẩn đều phải bảo đảm được không còn trước khi tới giai đoạn tiếp theo. Sau khi làm sạch, các bước tiếp theo có vài sự khác biệt.
Sơn tĩnh điện:
Trong quy trình, bột sơn sau khi qua thiết bị súng phun sơn tĩnh điện sẽ tạo nên điện tích dương phun lên bề mặt sản phẩm mang điện tích âm. Sự kết bám chặt chẽ được tạo ra một cách nhanh chóng nhờ nguyên lý tĩnh điện.
Khi đã đạt được đến độ dày sơn mong muốn, vật sẽ được di chuyển qua lò sấy trong nhiệt độ từ 180 độ đến 220 độ. Liên kết nhiệt nóng giúp bột khô tạo thành một lớp sơn hoàn thiện chắc chắn và mịn.
Sơn nước:
Sơn lỏng được pha chế dưới dạng phun mịn, nó có khả năng tích được điện nhưng ảnh hưởng rất ít. Một số loại sơn dạng này được làm khô bằng không khí, loại còn lại thì cần được đặt trong lò nung.
Công việc sơn nước cần được thực hiện bởi những người đã được đào tạo chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm để tránh những lỗi như sơn nhỏ giọt.
Màu sơn tùy chỉnh:
Sơn tĩnh điện có rất nhiều điểm mạnh, nhưng sơn nước sẽ chiếm vị thế rõ hơn ở việc kết hợp giữa các màu sắc.
Việc trộn màu sơn nước tại chỗ có độ chính xác tương đối cao bởi hầu hết các nhà cung cấp. Sắc tố xanh kết hợp với sắc tố đỏ trộn lẫn có thể tạo ra sơn màu tím.
Xem thêm: Giá sơn nước rẻ nhất
Ngược lại, sơn bột tùy chỉnh yêu cầu một quá trình sản xuất riêng. Dòng sơn không chứa chất dung môi, vì vậy việc pha trộn giữa hai bột màu sơn xanh và đỏ sẽ chỉ gây ra các vết lốm đốm xanh đỏ.
Vì khó phối màu nên sơn tĩnh điện thường được sản xuất với số lượng lớn, có màu tiêu chuẩn riêng. Có thể yêu cầu với màu sắc riêng nhưng tốn khá nhiều chi phí, thời gian hơn là phối màu bằng sơn nước.
Lớp hoàn thiện:
Mục đích chính của lớp sơn hoàn thiện là bảo vệ bề mặt sản phẩm tránh các tác nhân từ thời tiết và chất hóa học, tránh bị ăn mòn.
Sơn tĩnh điện cung cấp hiệu suất tốt hơn sơn nước – nó có khả năng chống sứt mẻ và các hao mòn khác do nhiệt vì các lớp sơn dày hơn. Đặc biệt, có thể ứng dụng vào các sản phẩm ngoài trời như vành xe máy hoặc lan can.
Ngoài độ dẻo vật lý, sơn bột cung cấp khả năng giữ màu vượt trội và khả năng bảo vệ bề mặt.
Độ an toàn tới sức khỏe người tiêu dùng.
Sơn tĩnh điện không chỉ bền hơn mà sơn nước còn an toàn hơn khi bảo quản và gia công.
Trái lại, sơn lỏng tương đối nguy hiểm vì một số lý do sau:
1/ Việc bảo quản không cẩn thận sẽ dẫn đến cháy nổ hóa chất vô cũng nguy hiểm.
2/ Ảnh hưởng độc hại tới sức khỏe của người gia công sơn.
3/ Thải ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Việc tiếp xúc lâu nó trong không gian kín sẽ gây kích ứng đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Ngoài ra, VOC cũng là một nguồn chính gây ô nhiễm nền công nghiệp.
Bởi sơn bột không chứa bất kỳ chất lỏng nào để xuất hiện việc bay hơi, chúng không phát ra VOC nào nên hoàn toàn không có nguy cơ liên quan đến sức khỏe và an toàn.
Chi phí:
Để lựa chọn đi đường dài, sơn tĩnh điện sẽ rẻ hơn so với sơn dạng lỏng nhưng chi phí trả trước có xu hướng là cao hơn.
Thứ nhất, sơn tĩnh điện có tỷ lệ sử dụng tốt hơn nhiều. Khác với sơn nước, bột có thể tái sử dụng bằng cách thu thập lại bột thừa trong khi gia công.
Thứ hai, chi phí cũng bị ảnh hưởng nhiều vì nó nguy hiểm hơn nên đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp giảm thiểu và phí bảo hiểm. Ngược lại, các nhà máy sơn tĩnh điện có thể giữ giá ở mức tối thiểu.
Cuối cùng, việc chi trả cho nhân công sơn nước cũng cao hơn so với sơn bột. Dạng sơn tĩnh điện ngày nay đã có thể thực hiện bằng một quy trình hóa tự động.
Tìm địa chỉ dịch vụ gia công sơn tĩnh điện uy tín.
Ở DHA COATING, chúng tôi đang sử dụng một dây chuyền sơn tĩnh điện quy trình hóa tự động gồm 14 bước, vô cùng hiện đại và tiên tiến.
Để biết thêm về dịch vụ, quý khách xin vui lòng bấm vào link dưới đây:
>> https://sontinhdiendha.vn/gia-cong-son-tinh-dien/
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, DHA COATING sẽ luôn khiến cho quý khách hài lòng với chất lượng sản phẩm.
Hãy liên hệ ngay bây giờ để có chuyên viên tư vấn, hỗ trợ!
Tư vấn, báo giá dịch vụ: 0869651843
Email: lienhesantot@gmail.com – lienhesantot@gmail.com
Hotline: 0936299611
Xem thêm: Sơn nước là gì? Bột trét tường là gì?
Bài viết liên quan: