Sơn gốc dầu và sơn gốc nước khác nhau ở điểm nào? Có phải bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này?. Vậy thì hãy cùng Kingcat paint bỏ túi ngay cáchphân biệt sơn gốc nước và gốc dầu cực chính xác qua bài viết dưới này nhé!
Bạn đang xem: Sơn gốc dầu và sơn gốc nước
Khái niệm, kết cấu và ưu điểm của sơn gốc nước
Khái niệm của sơn gốc nước
Về cơ bản, sơn gốc nước là dòng sơn có dung môi gốc là nước chuyên dụng. Chúng ta có thể dễ dàng pha loãng hoặc làm sạch sơn gốc nước bằng nước lạnh sạch. Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng loại sơn gốc nước được làm từ nhiều công nghệ khác nhau để bạn lựa chọn.
Chất lượng sơn gốc nước không ngừng được cải tiến theo thời gian nhằm đáp ứng mục đích sử dụng khác nhau. Những sản phẩm hàng đầu của sơn gốc nước có thể kể đến là epoxies, polyurethane, acrylics…
Có được cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu chuẩn thì chúng ta dễ dàng nhận thấy sơn gốc nước được ứng dụng nhiều trong thực tế. Vì sơn gốc nước giải phóng rất ít lượng VOC vào không khí nên góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Bạn đang xem: Sơn gốc dầu và sơn gốc nước
Bạn có muốn biết quy trình sử dụng sơn gốc nước là như thế nào không?
Kết cấu của sơn gốc nước
Quy trình khô của màng sơn gốc nước như sau: Khi nước xảy ra hiện tượng bốc hơi, những phân tử trong các nguyên vật liệu sẽ tụ lại cùng nhau. Cuối cùng hình thành nên một màng sơn với độ co giãn và ngăn cản nước cực tốt. Các tác nhân của môi trường bên ngoài không thể oxy hóa để những phân tử này nên màng sơn có tuổi thọ khá cao.
Ngày nay hầu hết các nhà sản xuất sơn đều áp dụng công nghệ đan chéo (CrossLinking) vào sản xuất sơn gốc nước. Do đó, hơi nước từ trong thoát ra ngoài dễ dàng nhờ vào màng sơn nước được thiết kế với những khe hở. Nhiều người còn gọi sơn gốc nước là màng sơn “thở được”.
Đây là đặc tính độc đáo để phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu. Màng sơn gốc dầu hay bị ngả vàng, bong tróc vì không có khe hở nên dẫn đến bên trong còn độ ẩm hoặc nhựa gỗ chưa được sấy khô hoàn toàn.
Ưu điểm của sơn gốc nước
Cũng giống như các loại sơn khác, sơn gốc nước đem lại bề mặt công trình đẹp và có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra chúng còn có những ưu điểm sau:
– Độ bền cao nhờ khả năng chống phân hóa và mài mòn rất tốt.
– Giúp cho bề mặt nhẵn bóng hoặc bóng mờ.
Xem thêm: Sơn nước loại nào tốt
– Ít chứa mùi độc hại hơn các dòng dung môi.
– Là sản phẩm thân thiện với môi trường, vì an toàn sức khỏe con người.
Bạn đang xem: Sơn gốc dầu và sơn gốc nước
Bạn có muốn biết thêm về sự khác nhau giữa sơn gốc nước và sơn dung môi?
Khái niệm, kết cấu và ưu điểm của sơn gốc dầu
Khái niệm của sơn gốc dầu
Dầu là dung môi chính để pha sơn. Chất liên kết chủ yếu trong sơn gốc dầu có thể lấy từ thiên nhiên hoặc được đặc chế. Trước đây, chất liên kết được làm nên bằng dầu ngũ cốc nhưng đã dần được thay thế bởi dầu của cây gai, cây trấu và cây đậu nành. Ngoài ra, người ta cũng có thể kết hợp với dầu hoặc xăng thơm.
Một trong những cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu là mùi nồng và hắc của sơn gốc dầu. Có rất nhiều người nhạy cảm sẽ bị đau đầu, buồn nôn hoặc bị kích ứng khi ngửi thấy.
Kết cấu của sơn gốc dầu
Dù là loại sơn dầu được cấu thành nguyên liệu nào đi chăng nữa thì quá trình khô của màng sơn đều trải qua 2 giai đoạn. Trước tiên, một số hỗn hợp có trong sơn sẽ bốc hơi để lại chất liên kết cùng với tinh màu. Sau khi tiếp xúc với không khí thì chất liên kết này sẽ phản ứng oxy hóa, khô lại, cứng giòn.
Dựa vào quá trình khô, khi phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu bạn có thể thấy rằng thì sơn gốc dầu dễ bị rạn nứt và bong tróc hơn.
Ưu điểm của sơn gốc dầu
Sơn gốc dầu được ưa chuộng vì một số lí do sau đây:
– Có thể kháng hóa chất hay dầu mỡ bẩn trên sàn bê tông.
– Bề mặt sơn hoàn thiện cực kỳ nhẵn bóng.
– Chịu lực, chống mài mòn tốt.
– Đặc biệt dễ thi công.
Cách phân biệt sơn gốc nước và dầu đơn giản và chính xác nhất
Xem thêm: Top 12 Gam màu Đỏ được yêu thích nhất hiện nay 2022
Mỗi loại sơn đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng của mình. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để chọn được loại sơn phù hợp. Cùng Kingcat bỏ túi ngay cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu dựa theo một số tiêu chí sau đây nhé:
Cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu qua độ sáng
Sơn gốc dầu có độ sáng, bóng hơn nhờ vào thành phần hóa chất có trong sơn. Tuy nhiên, theo thời gian thì độ sáng phai dần và mất đi. Còn sơn gốc dầu có mức độ hoàn thiện bề mặt thấp hơn nhưng lại có thể duy trì độ sang này khá lâu.
Cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu qua độ bền
Sơn gốc dầu khô cứng hơn nhưng lại thiếu tính linh hoạt. Sơn rất dễ bị nứt và bong tróc dưới tác động của môi trường. Sơn gốc nước có tính linh hoạt cao nhờ hệ thống khe hở, do đó chúng co dãn nhanh chóng theo điều kiện thời tiết. Chính vì vậy sơn gốc nước ít bị nứt hơn.
Bạn đang xem: Sơn gốc dầu và sơn gốc nước
>>>Có thể bạn chưa biết:
Cách sử dụng sơn cách nhiệt hiệu quả nhất.
Sự khác nhau giữa sơn cách nhiệt và phim cách nhiệt.
Cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu qua điều kiện thi công
Trong quá trình khô của sơn gốc nước phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, nhiệt độ thấp thì sơn sẽ khô chậm hơn bình thường. Ngược lại, sơn gốc nước sẽ khô nhanh hơn nếu nhiệt độ cao. Quá trình khô kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ công trình cũng như hiệu quả của sơn.
Ngược lại, nhiệt độ và độ ẩm không ảnh hưởng nhiều đến quá trình kho cũng như ứng dụng của sơn gốc dầu. Bất kể điều kiện thời tiết xấu và khắc như thế nào thì sơn gốc nhiệt vẫn chịu.
Cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu qua điều kiện bề mặt
Sơn gốc nước có thể hấp thụ độ ẩm nên nếu bề mặt có chút ẩm cũng không ảnh hưởng đến việc thi công. Lớp sơn hoàn thiện sẽ mỏng hơn nhưng khả năng tạo ra liên kết trên bề mặt không bị ảnh hưởng.
Sơn gốc dầu không thể tạo liên kết bám dính mạnh với bề mặt nếu có nước tạp lẫn vì tính đẩy nước của nó. Vì vậy, trước khi tiến hành sơn gốc dầu cần đảm bảo bề mặt đã được làm khô hoàn toàn.
Cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu qua việc vệ sinh
Sơn gốc nước được cấu thành chủ yếu là nước nên dễ dàng làm sạch bằng nước cùng với bàn chải và phụ kiện sơn thường. Sơn gốc dầu cần phải sử dụng turps hoặc chất pha loãng đặc biệt để làm sạch.
Bạn đang xem: Sơn gốc dầu và sơn gốc nước
Cách phân biệt sơn gốc nước và gốc dầu trên đây đã cho thấy ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại sơn. Tuy nhiên không thể đánh giá loại nào tốt hơn loại nào mà chỉ có thể chọn loại nào phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về điều gì thì hãy liên hệ ngay cho KingCat Paint nhé. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết nhất cho bạn và luôn cập nhất những kiến thức mới nhất cho người dùng được nắm.
Xem thêm: Nẹp V góc thạch cao SW-2020 (SH) (nẹp sơn nước), Nhựa trắng
Bài viết liên quan: