Giá sàn gỗ bao nhiêu tiền 1m2 là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm khi có nhu cầu tìm mua dòng vật liệu ván sàn. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng cung cấp sản phẩm chất lượng tương thích với giá thành của nó. Thậm chí có những cửa hàng bán với mức giá rất cao nhằm thu về lợi nhuận vượt ngưỡng cho mình. Do đó, người dùng cần nắm rõ các thông tin cần thiết về hạng mục này để có thể chọn được cho mình giải pháp vật tư và thi công đúng với chi phí mình bỏ ra. Cùng Lamton tìm ra đáp án trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Sàn gỗ bao nhiêu tiền 1m2
Lót sàn gỗ bao nhiêu tiền 1m2 phụ thuộc vào giá vật tư và tay nghề đội thợ lắp đặt.
Sàn gỗ có những loại nào phổ biến?
Trên thị trường hiện này, sàn gỗ có hai loại phổ biến là sàn ván gỗ công nghiệp và sàn tự nhiên. Mỗi loại đều có đặc điểm, cấu trúc sản phẩm và tính năng riêng biệt. Dễ hình dung rằng sàn tự nhiên sẽ có mức giá cao hơn so với ván sàn công nghiệp bởi được sản xuất 100% là cây gỗ tự nhiên không bổ sung thêm các thành phần khác.
Sàn gỗ tự nhiên
Dòng sàn này được lấy từ 100% cây gỗ tự nhiên. Được xử lý tẩm sấy theo công nghệ tiêu chuẩn rồi cắt xẻ thành các kích cỡ theo quy chuẩn. Hiện nay, các nhà sản xuất đánh giá dòng engineer kỹ thuật cao hơn loại solid. Bởi giá thành được giảm xuống vì tận dụng được các phần gỗ của nhiều vị trí trên thân cây, không gây lãng phí nguồn gỗ. Ưu điểm của dòng sàn này là giữ nguyên vẻ đẹp của bề mặt gỗ tự nhiên không qua xử lý của con người. Đem lại giá trị cao cấp cho chủ sở hữu. Thêm nữa, ván sàn tự nhiên rất an toàn cho người sử dụng và vô cùng thân thiện với môi trường.
Sàn gỗ công nghiệp
Đây là dòng sàn có rất nhiều loại và mẫu mã đa dạng. Hàng ngàn các dòng đến từ nhiều nước khác nhau. Mỗi thương hiệu sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng. Ván sàn công nghiệp được cấu tạo từ khoảng 85% thành phần là bột gỗ thêm chất phụ gia rồi ép thành tấm ván. Các dòng sàn gỗ công nghiệp được đánh giá cao trên thị trường hiện nay thường đến từ các nước châu Âu và châu Á phát triển như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc cao cấp hoặc thậm chí là Việt Nam chuẩn chất lượng. Mỗi dòng sẽ có mức giá khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và quy cách sản phẩm.
Giá sàn gỗ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Có thể bạn quan tâm: Lót sàn gỗ phòng ngủ
Để có thể cấu thành giá cuối cùng của một loại vật liệu sàn gỗ, các nhà sản xuất sẽ dựa vào những yếu tố như chủng loại sản phẩm, quy cách độ dày, nguồn gốc xuất xứ để làm cơ sở quyết định giá bán, đảm bảo mang lại giá trị cao nhất cho cả nhà cung cấp lẫn người dùng. Cụ thể như sau:
Dựa vào chủng loại sản phẩm
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chủng loại như thế nào sẽ xét đến các khía cạnh của một sản phẩm được tạo ra như cốt gỗ HDF lấy từ loại gỗ nào, các thông số kỹ thuật, chỉ số chống mài mòn AC, khả năng chịu lực Class, công nghệ bề mặt sử dụng, khả năng chống thấm nước, chống mối mọt, … Tất cả những yếu tố trên sẽ quyết định dòng sàn đó có đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hay không. Từ đó, các nhà sản xuất sẽ định mức giá tương ứng với chủng loại sản phẩm.
Dựa vào quy cách độ dày
Sàn gỗ công nghiệp có những độ dày phổ biến như 8mm, 10mm, 12mm. Còn ván sàn tự nhiên có nhiều quy cách hơn chia thành 2 loại là solid nguyên thanh và engineer ghép thành. Mỗi loại sẽ có nhiều kích thước tương ứng với mức giá thành cũng không giống nhau. Thông thường, độ dày càng cao sẽ có mức giá càng cao. Do đó, đây được xem là yếu tố khá cơ bản để cấu thành nên giá thành sản phẩm ván sàn.
Dựa vào nguồn gốc xuất xứ
Những dòng sàn nhập khẩu từ các nước châu Âu và châu Á phát triển sẽ có mức giá cao hơn so với những loại sản xuất nội địa. Điều này khá dễ hiểu, bởi ở những nước châu Âu là những tập đoàn lớn chuyên sản xuất ván gỗ với hệ thống dây chuyền bài bản, đáp ứng hoàn hảo mọi tiêu chuẩn của một dòng sàn chuẩn chất lượng cao cấp. Không chỉ khắt khe ở nguyên liệu đầu vào mà đến các công đoạn chọn lọc giấy in, thiết kế vân gỗ đều được kiểm soát kỹ. Do đó, sản phẩm đưa ra thị trường luôn cho độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều so với các loại sàn không rõ nguồn gốc. Khuyên bạn nên lựa chọn các dòng sàn nhập khẩu từ Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Hàn Quốc hay những sản phẩm sản xuất tại nhà máy đặt tại Việt Nam của những tập đoàn sản xuất ván gỗ đa quốc gia.
Sàn gỗ tự nhiên bao nhiêu tiền 1m2?
Ván sàn tự nhiên có mức giá khá đắt, cao hơn nhiều so với các dòng sàn công nghiệp. Tùy thuộc vào chủng loại gỗ mà từng thương hiệu sẽ có mức giá không giống nhau. Tuy nhiên, giá trung bình của dòng sàn tự nhiên thấp nhất cũng giao động từ 1.000.000 đồng/m2 trở lên. Đây là mức giá phổ thông trên thị trường. Các dòng sàn càng cao cấp sẽ càng có mức giá cao hơn rất nhiều. Để biết thêm thông tin chi tiết về giá sàn gỗ tự nhiên mới nhất, Quý khách hàng có thể gọi ngay đến số hotline 0931 833 833 để được giải đáp.
Sàn gỗ công nghiệp bao nhiêu tiền 1m2?
Ván sàn công nghệp có rất nhiều mức giá. Đây là dòng sàn có mức giá chênh lệch khá cao so với những dòng sàn khác. Với các loại sàn giá rẻ, mức giá có thể chỉ dao động khoảng 300.000 – 400.000 vnđ/m2. Nhưng nếu là các loại sàn công nghiệp cao cấp nhập khẩu, mức giá có thể lên đến trên dưới 1.000.000 vnđ/m2. Để biết thêm thông tin chi tiết về giá sàn gỗ tự nhiên mới nhất, Quý khách hàng có thể gọi ngay đến số hotline 0931 833 833 để được giải đáp.
Báo giá thi công lắp đặt sàn gỗ chính xác nhất
Xem thêm: Kích thước gỗ lát sàn
Để có thể biết được báo giá thi công lắp đặt sàn ván gỗ có chính xác hay không, khách hàng cần hiểu được cách tính m2 sàn gỗ là như thế nào. Thật ra, công thức tính 1m2 sàn gỗ hoàn thiện của ván sàn công nghiệp và tự nhiên là như nhau. Người dùng chỉ cần áp dụng công thức 1m2 ván sàn hoàn thiện = Giá vật tư (m2) + Giá phụ kiện đi kèm (m2) + Chi phí vận chuyển + Chi phí thi công = Giá hoàn thiện của 1m2 sàn ván gỗ.
Giá thi công sàn gỗ tự nhiên hoàn thiện
Đối với sàn ván gỗ tự nhiên, giá thi công hoàn thiện sẽ được tính khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần áp dụng công thức nêu trên rồi nhân với số mét vuông cần mua là ra số tiền hoàn hiện công trình. Ví dụ cụ thể chi phí thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên bao gồm:
- Giá vật tư thi công: 1.850.000 vnđ/m2
- Giá phụ kiện thi công (len, xốp, nẹp, phào): 45.000 + 120.000 + 50.000 = 215.000 vnđ/m2
- Chi phí nhân công: 50.000 vnđ/m2
- Chi phí vận chuyển: miễn phí
- Tổng cộng giá 1m2 hoàn thiện: 1.850.000 + 215.000 + 50.000 = 2.115.000 vnđ/m2
Phép tính trên sử dụng số liệu tham khảo. Tùy thuộc bạn chọn loại sàn tự nhiên nào mà mức giá vật tư sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Giá thi công sàn gỗ công nghiệp hoàn thiện
Cũng giống như cách tính giá hoàn thiện 1m2 sàn gỗ tự nhiên. Ván sàn công nghiệp cũng được tính với công thức tương tự như trên. Tùy thuộc vào giá vật tư bạn chọn mà chi phí sẽ có phần chênh lệch, không giống nhau. 1m2 sàn công nghiệp hoàn thiện được tính theo công thức sau:
- Giá vật tư thi công: 380.000 vnđ/m2
- Giá phụ kiện thi công (len, xốp, nẹp, phào): 45.000 + 120.000 + 50.000 = 215.000 vnđ/m2
- Chi phí nhân công: 30.000 vnđ/m2
- Chi phí vận chuyển: miễn phí
- Tổng cộng giá 1m2 hoàn thiện: 380.000 + 215.000 + 30.000 = 625.000 vnđ/m2
Phép tính trên sử dụng số liệu tham khảo. Tùy thuộc bạn chọn loại sàn gỗ công nghiệp nào mà mức giá vật tư sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Đơn vị nào cung cấp trọn gói giải pháp thi công sàn gỗ uy tín?
Một trong những đơn vị được các chủ đầu tư xây dựng đánh giá cao về độ uy tín đó là Nhà phân phối sàn gỗ Floordi. Đơn vị này chuyên nhập khẩu và phân phối các thương hiệu ván sàn độc quyền từ châu Âu và các nước phát triển châu Á. Floordi có hệ thống cửa hàng phủ sóng toàn quốc, trên 20 showroom nhượng quyền và hơn 300 đơn vị đại lý có mặt ở các tỉnh thành trọng điểm. Do đó, hệ thống cung cấp trọn gói giải pháp cung ứng cả về vật tư lẫn thi công lắp đặt với giá thành hợp lý, tương xứng với giá trị mà sản phẩm và dịch vụ của công ty đem lại. Và Lamton là một trong những thương hiệu sàn công nghiệp bán chạy nhất thị trường châu Á được đông đảo người dùng tin chọn. Để biết thêm chi tiết về sàn gỗ giá bao nhiêu 1m2 và ván lót sàn giá rẻ, khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0931 833 833 để được tư vấn. Xin cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm: Kích thước sàn gỗ xương cá
Bài viết liên quan: