Quy trình sơn gốc nước

Quy trình sơn gốc nước

Honda Việt Nam là hãng xe đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ sơn gốc nước. Đây là công nghệ mang lại chất lượng sơn tốt hơn và đảm bảo cho sức khỏe của thợ sơn cũng như sạch không gian trong xe của khách hàng.

SƠN GỐC NƯỚC LÀ GÌ?

Hiện nay, các loại sơn phủ trên thị trường đều có 4 thành phần chính là: Nhựa, màu, dung môi và phụ gia. Với việc sử dụng nước làm dung môi cơ bản thì công nghệ sơn gốc nước đã ra đời. Việc nghiên cứu công nghệ sơn gốc nước đã được khởi nguồn từ những năm 1950 và đến ngày nay công nghệ này đang được ứng dụng rộng rãi thay thế dần loại sơn gốc dầu. Được sản xuất theo công nghệ đan chéo, màng sơn nước ở dạng cấu trúc khe hở giúp hơi nước từ trong thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đây là tính năng độc đáo mà sơn dầu không sở hữu và vì thế màng sơn dầu thường hay bị ngả vàng, nứt, bong tróc một khi bên trong còn độ ẩm.

Bạn đang xem: Quy trình sơn gốc nước

Công nghệ sơn gốc nước tại Honda Ôtô Nghệ An - Sông Lam

Công nghệ sơn này sở hữu ưu điểm nổi bật hơn so với công nghệ sơn dầu ở mức độ thân thiện với môi trường, an toàn với các kỹ thuật viên, sơn có độ che phủ bề mặt đều hơn với tỉ lệ màu cao hơn, có độ bám dính tốt hơn nên độ bền màu lâu hơn

ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ SƠN GỐC NƯỚC

  • Bảo vệ môi trường: Với việc chỉ sử dụng phần lớn là dung môi gốc nước kết hợp tỉ lệ chất VOC (Volatile Organic Compounds) – một hợp chất độc hại thoát ra ngoài, môi trường xung quanh, môi trường trong xe và sức khỏe của thợ sơn sẽ được đảm bảo, giảm thiểu các rủi ro về cháy nổ.
  • Về chất lượng thì công nghệ sơn gốc nước tuy mất nhiều thời gian để khô nhưng liên kết các phần tử sơn sẽ dẻo dai hơn, chịu được tác động của hóa chất, nước mưa, nước chùi rửa, từ đó sơn sẽ bền màu hơn, giảm khả năng bị oxy hóa.

Xem thêm: Tổng hợp những màu sơn móng tay đẹp nhất năm 2022

Công nghệ sơn gốc nước tại Honda Ôtô Nghệ An - Sông Lam

QUY TRÌNH SƠN GỐC NƯỚC

Về quy trình tổng thể thì công nghệ sơn gốc nước cũng tương tự như sơn gốc dầu. Tuy nhiên sẽ có những yêu cầu nghiêm ngặt khi Kỹ thuật viên phải đảm bảo 100% đồ bảo hộ theo tiêu chuẩn. Cùng với đó không gian phòng sơn, bề mặt sơn và súng phun sơn phải được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất, hoàn mỹ nhất.

Quy trình Sơn gốc nước theo quy chuẩn của Honda Việt Nam bao gồm 22 bước:

  1. Kiểm tra bề mặt hỏng hóc
  2. Mài bóc sơn trên bề mặt hỏng hóc
  3. Phá và hạ mí khu vực mài bóc sơn
  4. Vệ sinh và sơn chống gỉ bề mặt
  5. Sấy và kiểm tra bề mặt sơn chống gỉ
  6. Trộn và bả matit trên khu vực hỏng hóc
  7. Sấy và kiểm tra bề mặt matit
  8. Chà matit bằng thanh chà và xử lý mọt bề mặt
  9. Chà matit bằng máy quỹ đạo
  10. Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn lót
  11. Pha và phun sơn lót
  12. Sấy và kiểm tra bề mặt sơn lót
  13. Chà sơn lót bằng thanh chà
  14. Chà sơn lót bằng máy quỹ đạo
  15. Kiểm tra giữa và cuối quy trình
  16. Pha và điều chỉnh sơn màu/sơn bóng
  17. Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn màu
  18. Điều chỉnh súng và phun sơn màu
  19. Điều chỉnh súng và phun sơn bóng
  20. Sấy khô và sửa lỗi bề mặt sơn bóng
  21. Đánh bóng
  22. Lắp ráp và kiểm tra cuối quy trình

Kiểm tra cuối sau khi sơn gốc nước

Xem thêm: SƠN PHÚ MỸ HƯNG | SƠN NƯỚC QUẬN 7 | SƠN NƯỚC JOTUN

Tất cả các bước này đểu phải được thực hiện chuẩn và đúng với quy trình, quy định của Honda Việt Nam để đem đến một chất lượng đồng nhất.

CÁC LỚP SƠN TIÊU CHUẨN TRONG CÔNG NGHỆ SƠN GỐC DẦU

  • Lớp thép
  • Lớp sơn chống gỉ
  • Lớp matitLớp sơn lót
  • Lớp sơn màu
  • Lớp sơn bóng

Quy trình đánh bóng trong công nghệ sơn gốc nước

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, đúng quy chuẩn của Honda Việt Nam, Honda Ôtô Nghệ An – Sông Lam tự tin cung cấp dịch vụ đồng sơn tốt nhất và làm hài lòng khách hàng.

Để đặt lịch đồng sơn vui lòng truy cập link: https://hondaotosonglam.com.vn/dich-vu#dlbd

Có thể bạn quan tâm: Màu sơn nước xanh ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *