1. Thế nào là nhà ống? Có mấy loại nhà ống?
Nhà ống là dạng nhà xây theo hình chữ nhật, có chiều ngang khá hẹp và hạn chế hơn nhiều so với chiều dài của ngôi nhà. Đây là kiểu nhà thường thấy nhiều ở các thành phố, đô thị lớn do diện tích đất xây dựng hạn chế, nhà cửa san sát nhau.
Bạn đang xem: Mẫu nhà hộp đẹp
So với các mẫu nhà khác, nhà ống thường có thiết kế không mấy cầu kỳ và phức tạp nên việc thi công diễn ra khá nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Nhà ống có rất nhiều loại và nhiều phong cách tùy theo mục đích sử dụng của chủ nhà, một số loại nhà ống đẹp có thể kể đến như:
– Nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ
– Nhà ống 2 tầng 1 tum
– Nhà ống 3 tầng, 3-4 phòng ngủ
– Nhà ống có phong cách thiết kế hiện đại, cổ điển, bán cổ điển…
2. Thiết kế mẫu nhà ống 1 tầng đẹp
2.1. Mẫu nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ
Bản vẽ thiết kế nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ.
Đầu tiên, phòng khách và phòng bếp được gộp chung với nhau, vừa để tiết kiệm không gian vừa đảm bảo tiện ích cho ngôi nhà với phòng bếp được thiết kế nhỏ gọn nhất có thể và áp sát vào phần góc chữ L của căn nhà.
Tiếp theo, 2 phòng ngủ nên được thiết kế một phòng rộng hơn cho bố mẹ còn phòng hẹp hơn thì cho con cái. Với thiết kế thông minh, tiết kiệm tới tối đa diện tích đây là mẫu nhà ống 2 tầng đẹp 2017 được nhiều người chọn lựa nhất.
Mẫu nhà này dành cho gia đình từ 3-4 người.
Tham khảo thiết kế nội thất nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ.
– Chi phí dự tính
Một trong những cách ước lượng chi phí xây nhà đơn giản nhất đó là “ước lượng chi phí nhà theo diện tích” vì cách tính này khá đơn giản, giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về mặt chi phí căn nhà một cách nhanh nhất.
Cách ước lượng dựa trên công thức sau:
Chi phí xây nhà = Tổng m2 xây dựng X Đơn giá hoàn thiện
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo cách ước lượng chi phí xây nhà ống 1 tầng trên diện tích 50m2 (4×12,5m2) như ví dụ sau:
+ Móng = 4 x 12,5 x 50% = 25m2
+ Tầng 1 = 4 x 12,5 = 50m2
+ Mái bằng: 50m2 x 70% = 35m2
Đơn giá là phần thô tạm tính là 3.000.000 triệu/m2: (25 + 50 + 35) x 3.000.000 = 330.000.000 là chi phí xây dựng phần thô. Để tính được chi phí hoàn thiện bạn chỉ cần thay đổi đơn giá.
2.2. Mẫu nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ
Với những gia đình có nhu cầu ở đông hơn có thể tham khảo thiết kế nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 1 phòng thờ bằng cách thiết kế kèm gác lửng – gác xép.
Mặt bằng tầng 1.
Tầng lửng thiết kế thêm 1 phòng ngủ, 1 phòng thờ.
Cũng giống như nhà 1 tầng, 2 phòng ngủ nhưng điểm cộng của gác lửng trong các căn nhà dân dụng này là dùng làm phòng ngủ, thêm phòng thờ nhỏ để nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình được thoải mái hơn.
Tham khảo mẫu nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ.
– Chi phí dự tính
Diện tích căn nhà được mở rộng sau khi thêm tầng lửng.
Cũng tương tự như trên, bạn có thể tham khảo cách ước lượng chi phí xây nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ trên diện tích 72m2 (4×18m2) như ví dụ sau:
+ Móng = 4 x 18 x 50% = 36m2
+ Tầng 1 = 4 x 18 = 72m2
+ Mái bằng: 72m2 x 70% = 50m2
Đơn giá là phần thô tạm tính là 3.000.000 triệu/m2: (36 + 72 + 50) x 3.000.000 = 474.000.000 là chi phí xây dựng phần thô. Để tính được chi phí hoàn thiện bạn chỉ cần thay đổi đơn giá.
3. Thiết kế nhà ống 2 tầng
3.1. Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng đẹp 100m2
Nhà 2 tầng 100m2 được thiết kế hiện đại, 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ.
Mặt bằng tầng 1:
Đầu tiên là gara để xe rộng thoáng có thể được ô tô và một số xe máy, tiếp theo là phòng khách được trang trí thêm tiểu cảnh nhỏ ở hai bên lối đi.
Tiếp nối là phòng bếp với bàn ăn được đặt ở giữa. Bên cạnh cầu thang lên tầng là phòng vệ sinh dùng chung. Sau cùng là phòng ngủ có nhà vệ sinh riêng.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu biển số nhà đẹp nhất
Bản vẽ thiết kế nhà ống 5x20m.
Mặt bằng tầng 2:
Vị trí phía trước đặt phòng thờ, 1 phòng ngủ, bên cạnh đặt phòng vệ sinh dùng chung và thêm 1 phòng giặt nhỏ. Cuối cùng là phòng ngủ thứ ba với nhà vệ sinh riêng thuận tiện.
Tầng 2 với phòng thờ, 2 phòng ngủ và khu đọc sách…
Nội thất trong nhà nên được thiết kế nhỏ gọn, tinh giản.
– Chi phí dự tính
Tham khảo cách ước lượng chi phí xây nhà ống 2 tầng diện tích 100m2 (5×20m2) như ví dụ sau:
+ Móng = 5 x 20 x 50% = 50m2
+ Tầng 1 = 5 x 20 = 100m2
+ Tầng 2 = Tầng 1 = 100m2
+ Mái bằng: 100m2 x 70% = 70m2
Đơn giá là phần thô tạm tính là 3.000.000 triệu/m2: (50 + 100 + 100 + 70) x 3.000.000 = 960.000.000 là chi phí xây dựng phần thô. Để tính được chi phí hoàn thiện bạn chỉ cần thay đổi đơn giá.
3.2. Thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum
Tầng 1: Ngay từ lối vào là khu vực để xe, tiếp theo là phòng khách liên thông với phòng ăn, nhà bếp. Ở giữa là cầu thang dẫn lối lên tầng 2 bố trí 1 phòng vệ sinh nhỏ ở gầm cầu thang.
Tầng 2: Bố trí 2 phòng ngủ và 1 giếng trời.
Tầng 3: Nơi cao nhất của ngôi nhà được dùng để bố trí phòng thờ. Cạnh phòng thờ là khu giặt và phơi đồ. Phía trước là ban công, có thể trồng cây, đặt bàn trà.
Bản vẽ thiết kế nhà 2 tầng 1 tum.
Tham khảo nội thất nhà ống 2 tầng 1 tum.
– Chi phí dự tính
Tham khảo cách ước lượng chi phí xây nhà ống 2 tầng 1 tum diện tích 72m2 (4×18m2) như ví dụ sau:
+ Móng = 4 x 18 x 50% = 36m2
+ Tầng 1 = 4 x 18 = 72m2
+ Tầng 2 = Tầng 1 = 72m2
+ Mái + tum : 72m2 x 80% = 57,6m2
Đơn giá là phần thô tạm tính là 3.000.000 triệu/m2: (36 + 72 + 72 + 57,6) x 3.000.000 = 712.800.000 là chi phí xây dựng phần thô. Để tính được chi phí hoàn thiện bạn chỉ cần thay đổi đơn giá.
3.3. Thiết kế nhà ống 2 tầng 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ
Tầng 1: Gồm nơi để xe, 1 phòng khách tiếp nối phòng ăn, bếp rộng và 1 nhà vệ sinh chung.
Tầng lửng: 1 phòng ngủ và 1 phòng thờ.
Tầng 2: 2 phòng ngủ khép kín.
Căn nhà 2 tầng với 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ.
– Chi phí dự tính
Tham khảo cách ước lượng chi phí xây nhà ống 2 tầng 3 phòng ngủ 1 phòng thờ diện tích 72m2 (4×18m2) như ví dụ sau:
+ Móng = 4 x 18 x 50% = 36m2
+ Tầng 1 = 4 x 18 = 72m2
+ Tầng 2 = Tầng 1 = 72m2
+ Mái: 72m2 x 70% = 50m2
Đơn giá là phần thô tạm tính là 3.000.000 triệu/m2: (36 + 72 + 72 + 50) x 3.000.000 = 690.000.000 là chi phí xây dựng phần thô. Để tính được chi phí hoàn thiện bạn chỉ cần thay đổi đơn giá.
4. Mẫu nhà ống đẹp 3 tầng
Ở các mẫu nhà ống đẹp 3 tầng trở lên thường được chủ nhà sử dụng tầng 1 làm nhà để xe hoặc dùng làm cửa hàng kinh doanh.
4.1 Mẫu nhà ống đẹp 3 tầng 5m mặt tiền
Tầng 1: Nhà để xe, phòng khách và 1 phòng ngủ.
Tầng 2: 3 phòng ngủ cho vợ chồng con cái và 1 phòng vệ sinh tắm rửa chung cạnh cầu thang để tối ưu diện tích.
Tầng 3: 1 phòng thờ, phía trước thiết kế một sân chơi ngoài trời bố trí tiểu cảnh sân vườn, bể cá giúp cả gia đình có thể thư giãn nghỉ ngơi và sân phơi ở phía sau, có thể kết hợp làm nơi tập thể dục hoặc kho đựng đồ.
Thiết kế mẫu căn nhà ống 3 tầng mặt tiền 5m.
– Chi phí dự tính
Xem thêm: Gạch ốp lát nhà vệ sinh đẹp
Tham khảo cách ước lượng chi phí xây mẫu nhà ống đẹp 3 tầng 5m mặt tiền, diện tích 100m2 (5×20m2) như ví dụ sau:
+ Móng = 5 x 20 x 50% = 50m2
+ Tầng 1 = 5 x 20 = 100m2
+ Tầng 2 = Tầng 1 = 100m2
+ Tầng 3 = Tầng 1 = 100m2
+ Mái bằng: 100m2 x 70% = 70m2
Đơn giá là phần thô tạm tính là 3.000.000 triệu/m2: (50 + 100 + 100 + + 100 + 70) x 3.000.000 = 1.260.000.000 là chi phí xây dựng phần thô. Để tính được chi phí hoàn thiện bạn chỉ cần thay đổi đơn giá.
4.2 Mẫu thiết kế nhà 3 tầng 1 tum
Tầng trệt: Tầng trệt của ngôi nhà được dành hoàn toàn làm nơi kinh doanh buôn bán. Bố trí tiểu cảnh và phòng vệ sinh chung ở phía cuối nhà, cùng với đó là cầu thang được đặt ngay trung tâm.
Tầng 2: Phòng khách được thiết kế hướng ra mặt tiền nhằm mang lại cho không gian. Liên kết giữa phòng khách và bếp là cầu thang trung tâm.
Bản vẽ tầng 1-2.
Tầng 3: Thiết kế 2 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi, hiện đại với nhà vệ sinh, phòng tắm ngay trong phòng.
Mặt bằng sân thượng: Bố trí thêm 1 tum làm phòng thờ nhỏ, phía sau là khu vực giặt cho gia đình, phía trước là sân thượng thoáng mát được tận dụng để làm nơi nghỉ ngơi thư giãn.
Bản vẽ tầng 3-4.
– Chi phí dự tính
Thiết kế nhà phố 3 tầng 1 tum có mức giá dự tính trên 800 triệu đồng phù hợp với những hộ gia đình kinh doanh, ít người.
Căn nhà hoàn chỉnh có giá từ 800 triệu đồng.
Tham khảo cách ước lượng chi phí xây nhà ống 3 tầng 1 tum diện tích 100m2 (5×20m2) như ví dụ sau:
+ Móng = 5 x 20 x 50% = 50m2
+ Tầng 1 = 5 x 20 = 100m2
+ Tầng 2 = Tầng 1 = 100m2
+ Tầng 3 = Tầng 1 = 100m2
+ Mái + tum: 100m2 x 80% = 80m2
Đơn giá là phần thô tạm tính là 3.000.000 triệu/m2: (50 + 100 + 100 + 100 + 80) x 3.000.000 = 1.290.000.000 là chi phí xây dựng phần thô. Để tính được chi phí hoàn thiện bạn chỉ cần thay đổi đơn giá.
5. Những lưu ý khi thiết kế nhà ống
– Đừng quên thiết kế giếng trời
Đối với căn nhà ống thì một kiến trúc thông thoáng, ánh sáng là ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế mà trong các mẫu nhà ống đẹp 2017 hay tới cả các mẫu nhà ống đẹp 2018 hầu hết kiến trúc sư thường lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước, sân sau hoặc giếng trời để mang lại một không gian thông gió và tận hưởng ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Tùy vào các phong cách khác nhau như truyền thống, cổ điển, hiện đại mà tư vấn và thiết kế nội thất sao cho phù hợp với gu thẩm mỹ cũng như phong thủy của ngôi nhà. Ngày nay, xu hướng thịnh hành của thiết kế kiến trúc nhà ống chính là phong cách mở, nó giúp ngôi nhà thoáng mát hơn,mang lại động lực mạnh mẽ cho cả gia đình.
– Cân nhắc về mục đích sử dụng của các phòng
Sai lầm của nhiều người là khi xây nhà đều cố gắng phân ra tách bạch các loại phòng: phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng khách… dù diện tích nhà khá nhỏ hẹp. Khi hiện thực hóa các bản thiết kế này, các phòng có diện tích khá nhỏ hẹp và ngăn cách nhau bởi những bức tường làm cho căn nhà manh mún, càng tạo cảm giác chật chội hơn.
Hãy nhìn phòng ốc dưới góc độ công năng sử dụng của chúng. Với vị trí là gần cửa ra vào, phòng khách có thể kiêm thêm phòng ăn được không hay phòng ngủ và phòng làm việc ghép lại với nhau?…
– Hạn chế “đứng núi này trông núi nọ”
Để thiết kế mẫu nhà ống đẹp giá rẻ gia chủ cần thống nhất được giữa thẩm mỹ cá nhân và các kiến trúc sư để đưa đến phương án cuối cùng không làm mất thời gian của hai bên.
Rất nhiều gia đình do không có lập trường về kiểu nhà mong muốn, hay chưa tính toán kỹ dẫn đến thay đổi phương án thiết kế đột ngột làm chậm tiến trình thi công của chính họ trong khi cái đích đạt được không như mong muốn. Hoặc khách hàng vì nhìn thấy một ngôi nhà ống nào đó và mong muốn sao chép lại mà không quan tâm đến sự hài hòa, nhất quán với bên trong và bên ngoài nên càng bế tắc.
6. Những câu hỏi thường gặp
– Nên chọn nhà ống mấy tầng?
Không có một mẫu chung nào cho các thiết kế nhà ống, việc thiết kế căn nhà bao nhiêu tầng phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.
Nhà ống bao nhiêu tầng hay bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhu cầu và diện tích đất của người sử dụng.
– Nhà ống thích hợp cho gia đình nào?
Nhà ống cực kì thích hợp đối với những gia đình sống tại đô thị, có diện tích đất nhỏ hẹp và định mức chi phí thấp, hoặc trung bình. Riêng đối với các mẫu thiết kế nhà ống 1 tầng, 2-3 phòng chỉ phù hợp với những hộ gia đình từ 3-4 người trở lên.
– Nhà ống nên bố trí nội thất thế nào?
+ Bố trí đồ đạc sát tường
Nếu bạn là một người thích tiện nghi và nhất thiết phải đầy đủ các đồ nội thất, thì cách trưng bày tốt nhất cho nhà diện tích hẹp là bố trí sát tường thay vì sắp xếp đều cho các khoảng không gian. Bàn kê sát tường, kệ sách kệ tủ sát tường, bàn làm việc quay mặt vào tường, ghế sofa dựa lưng vào tường… cách sắp xếp như vậy sẽ nới rộng không gian cho căn nhà của bạn, khiến mọi thứ trở nên gọn gàng, tinh tế.
+ Ưu tiên những món đồ nội thất có độ rỗng
Bạn nên chọn những nội thất có độ “rỗng” để không hạn chế tầm mắt. Điều này có công dụng hết sức tuyệt vời. Thay vì sử dụng một kệ sách đóng kín lưng, bạn hãy để lưng mở và cảm nhận sự khác biệt.
+ Không bày bừa đồ đạc, gọn gàng là cách làm tối ưu nhất
Những loại đồ đạc có tính năng sử dụng chứ không có chức năng trang trí, nên xếp gọn lên kệ, cho vào tủ đựng đồ để mọi thứ gọn gàng hơn. Các loại dây điện, dây sạc điện thoại, laptop…nên có nơi để riêng, tránh bày biện lung tung vì loại vật dụng này rất dễ gây sự lộn xộn cho căn phòng.
+ Không dùng rèm cửa và sử dụng cửa sổ kéo đơn giản
Cuối cùng, cửa sổ nên là cửa kéo, có song sắt kẻ vuông chứ không trang trí rườm rà, và bạn có thể dán cửa kéo bằng kín bằng các loại giấy dán tường đẹp để che sáng hay tạo tính riêng tư. Việc dùng rèm cửa cho nhà nhỏ sẽ tạo cảm giác chật chội không đáng có.
Xem thêm: Cách trang trí nhà bếp đơn giản mà đẹp
Bài viết liên quan: