Lập dàn ý Kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh lớp 6 được VnDoc.com sưu tầm và sáng tạo, sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng để kể sáng tạo truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em cùng tham khảo các bài dàn ý sau đây.
Dàn ý Sắm vai vua Hùng kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh lớp 6
Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn về đề bài: Sắm vai vua Hùng kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh:
Bạn đang xem: Lap dan y ke chuyen tuong tuong son tinh thuy tinh
1. Đọc kĩ đề và xác định rõ yêu cầu của đề bài.
2. Đọc và ghi nhớ cốt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (Ngữ văn 6, tập 1, tr. 31).
3. Khi kể bằng lời nhân vật cần chú ý sử dụng đại từ nhân xưng “TA” vì đây là lời vua kể.
4. Không cần kể rành rọt từng câu chữ của chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, chỉ cần nhớ nội dung chính sau đó phát họa và kể lại bằng lời của nhân vật.
Nội dung hướng dẫn lập dàn bài tập làm văn với đề bài: Sắm vai vua Hùng kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh cụ thể như sau:
1. Phần Mở bài
– Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.
– Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.
– Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.
2. Phần Thân bài
a) Những người đến cầu hôn
– Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.
– Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ở vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.
– Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.
– Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.
– Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
– Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.
b) Đồ vật sính lễ
Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đồ sính lễ sau:
– Một trăm ván cơm nếp
– Một trăm nẹp bánh chưng
– Một đôi voi chín ngà
– Một đôi gà chín cựa
– Một đôi ngựa hồng mao
c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra
– Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.
– Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
– Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.
3. Phần Kết bài
– Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
– Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.
– Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.
>> Chi tiết: Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
Dàn ý Kể chuyện tưởng tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện tưởng tượng dựa trên truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Trong cuộc sống có biết bao điều kì diệu, bao điều lí thú và lạ kì mà ta có thể bắt gặp trong giấc mơ. Nó đến thật bất ngờ và chẳng thể lí giải. Và giấc mơ được ngược dòng thời gian, chứng kiến cuộc chiến thứ hai giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khiến em nhớ mãi.
2. Thân bài
a) Hoàn cảnh
- Mùa hè về với những cơn gió đồng quê thổi mát rượi, trăng rằm tròn trịa tỏa rạng nơi nơi. Trong vòng tay yêu quý của bà, em nằm lắng nghe câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh mà thiếp đi lúc nào chẳng hay.
- Trong giấc ngủ say nồng, một cỗ máy thời gian đưa em trở về quá khứ và được chứng kiến cuộc chiến thứ hai giữa hai con người tài giỏi Sơn Tinh và Thủy Tinh.
b) Diễn biến
- Vào đời Hùng Vương thứ 18, vua cha có một người con gái rất xinh đẹp là Mị Nương vừa hiền, vừa tài giỏi nên vua mở hội kén rể. Biết bao trai tráng từ khắp mọi miền đổ về nơi kinh thành song cuối cùng chỉ còn lại hai chàng trai tài giỏi là Sơn Tinh và Thủy Tinh mà vua băn khoăn không biết chọn ai.
- Giữa hai người xảy ra một cuộc hỗn chiến rung chuyển đất trời, Thủy Tinh đánh mãi mà không thắng nổi Sơn Tinh nên đã chấp nhận thua nhưng năm nào cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
- Sự việc cứ thế diễn ra cho đến một ngày kia, Thủy Tinh không thể chịu đựng nổi nỗi giằng xé này nên đã một phen liều chết với Sơn Tinh, để cướp Mị Nương về tay mình. Chàng ngày đêm luyện rèn binh đao, chuẩn bị binh lính để quyết chiến trận cuối.
- Tháng bảy năm ấy, Thủy Tinh hùng hồn kéo đội quân của mình đến gặp Sơn Tinh, đòi trả mối thù năm xưa, phần cũng vì vua Hùng thiên vị nên ấm ức.
- Trận chiến này ác liệt hơn rất nhiều so với năm xưa. Giờ đây có cả súng ống, máy ủi và bom nổ. Bầu trời rền rĩ trong tiếng đá đổ, tiếng reo hò không ngớt của các binh lính…
- Thấy Thủy Tinh ngang ngược và vô lí, các vị thần tiên trên trời đã quyết định ra tay giúp sức cho Sơn Tinh. Họ tạo ra những tảng đá, những tảng núi khổng lồ đè bẹp Sơn Tinh và đội quân của hắn.
- Thua cuộc, Sơn Tinh không còn cách nào khác phải van xin. Thủy Tinh chấp nhận nhưng với điều kiện là Thủy Tinh không được gây bão lũ làm thiệt hại đến đời sống nhân dân, hắn chỉ được tạo những cơn mưa vừa phải, giúp cây cối xanh tươi, vạn vật phong phú.
- Kể từ đó đất trời hài hòa, mưa thuận gió hòa, bà con làm ăn gấp năm gấp mười lần ngày trước nên họ rất vui và lập đền thờ tỏ lòng tôn kính với cả hai vị thần.
3. Kết bài
- Nêu suy nghĩ và cảm xúc.
- Đang miên man trong giấc mơ, bà bỗng gọi em dậy. Ước gì giấc mơ thành hiện thực, hằng năm sẽ mưa thuận gió hòa.
Dàn ý Kể lại chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em
Dàn bài
I. Mở bài
Xem thêm: Cây hương ngoài trời bằng xi măng
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
II. Thân bài
Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
– Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: Ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
– Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
– Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
– Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
III. Kết bài
– Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
Dàn ý kể theo nguyên bản truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6
I. Mở bài
Sức hấp dẫn của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đối với tuổi thơ (câu chuyện lý thú, ly kì; cuộc đọ sức tranh tài giữa hai vị thần…).
II. Thân bài
1. Vua Hùng kén rể
Vua Hùng thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp tuyệt trần, hiền thục, nết na. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
2. Vua Hùng định lễ
a. Hai chàng trai đến cầu hôn
– Sơn Tinh: Chúa miền non cao (Núi Tản Viên), có tài lạ: Chỉ vẫy tay về hướng nào, hướng ấy có thể nổi cồn bãi, hoặc mọc lên từng dãy núi đồi.
– Thủy Tinh: Chúa vùng nước thẳm (Miền Biển), có tài lạ: Gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.
b. Tình huống khó chọn
– Hai thần đều tài giỏi, phép thuật cao cường.
– Vua Hùng băn khoăn, khó chọn bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
c. Vua Hùng định lễ
– Ngày mai, ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới công chúa.
– Hai chàng hỏi sính lễ gồm những gì. Vua đáp: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng và vui chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao; mỗi thứ một đôi.
3. Chàng rể quý của Vua Hùng
Sơn Tinh đã đến trước (tờ mờ sáng hôm sau) đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
4. Cuộc giao tranh giữa hai vị thần
– Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hóa phép trời giông đất bão, thủy thần thủy tộc ra bao vây núi Tản đánh Sơn Tinh (lũ lụt khắp nơi).
– Sơn Tinh bình tĩnh, dùng phép lạ dời đồi, chuyển núi, dựng thành đất ngăn chặn Thủy Tinh (dòng lũ lụt), nước sông dâng cao, đồi núi cũng cao lên.
– Hai bên đánh nhau mấy tháng ròng, Sơn Tinh chiến thắng, Thủy Tinh kiệt sức đành rút quân.
5. Cuộc trả thù hàng năm của Thủy Tinh
– Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng thất bại, đành rút quân về.
III. Kết luận
Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh, với một ước mơ chinh phục thiên nhiên táo bạo hơn.
Dàn ý Kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời kể của Mị Nương
I. Mở bài: Ví dụ: nhân vật Mỵ Nương
Ta là Mỵ Nương, con gái của Hùng Vương thứ 18. Ta là một công chúa xinh đẹp và thùy mị, vua cha một mực yêu thương nên muốn kén cho ta một chàng rể xứng đáng. Khi vua cha loan tin kén rể cho ta thì tin được mọi người biết đến.
II. Thân bài: tưởng tượng kể chuyện Sơn tinh thủy Tinh
1. Các người hùng đến cầu hồn ta:
a. Sơn Tinh:
– Chàng trai này ở vùng núi Tản Viên
– Các tài năng của chàng trai: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
– Chàng là chúa vùng non cao.
b. Thủy Tinh :
Tài năng của chàng: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
Có thể bạn quan tâm: Mặt đường bê tông xi măng
Chàng là chúa tể vùng nước thẳm.
2. Những đồ vật,sính lễ vua cha đưa ra:
- Một trăm ván cơm nếp
- Một trăm nẹp bánh chưng
- Một đôi voi chín ngà
- Một đôi gà chín cựa
- Một đôi ngựa hồng mao
3. Kết quả của cuộc tuyển chọn
- Vua cha đưa ra sính lễ, Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước
- Thủy Tinh đến sau không cưới được ta, tức giận khiêu chiến với Sơn Tinh
- Sơn Tinh không hề hoảng sợ, Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu thì Sơn Tinh lấp núi đến đó
- Cuối cùng chồng ta, Sơn Tinh thắng
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Ví dụ :
Tuy thất bại nhưng Thủy Tinh không khuất phục, mỗi năm hắn ta đều đang nước lên cao, làm lũ lụt khắp mọi nơi.
Dàn ý: Vào vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Mở bài
Giới thiệu chung về câu chuyện qua lời kể của Sơn Tinh
2. Thân bài
– Kể về sự việc vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình
– Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Hai người cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển
+ Vua tổ chức cuộc thi tài nhưng không tìm được ra người chiến thắng
+ Vua ban hành sính lễ cầu hôn, Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước và được rước Mị Nương về
+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục chiến thắng của Sơn Tinh nhưng cũng không thể thay đổi được kết cục.
3. Kết Bài
Nêu cảm nghĩ của nhân vật Sơn Tinh
Dàn ý kể lại truyện Sơn tinh Thủy tinh
I. Mở bài
– Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.
– Vua muốn kén rể xứng đáng.
II. Thân bài
1. Hai người tài cùng đến cầu hôn
a. Sơn Tinh
– Người vùng Tản Viên.
– Tài năng: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.
b. Thủy Tinh
– Người ở miền biển.
– Tài năng: Gọi gió, hô mưa.
c. Hùng Vương băn khoăn
– Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
– Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.
– Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
2. Cuộc giao tranh dữ dội.
a. Nguyên nhân
– Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
– Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.
b. Diễn biến cuộc giao tranh.
– Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.
– Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.
– Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.
III. Kết bài
Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.
Lập dàn ý Kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh lớp 6 bao gồm dàn ý chi tiết cho từng đề cho các em học sinh tham khảo, củng cố cách làm bài văn kể chuyện lớp 6, ôn tập phần Tập làm văn lớp 6, chuẩn bị cho các bài viết số 1 lớp 6 chi tiết: Bài văn mẫu lớp 6 số 1 đề 1: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em đạt kết quả cao.
Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6….. chi tiết mới nhất trên VnDoc.com.
Xem thêm: Bỏ qua sơn lót khi sơn tường nhà – Nên hay không?
Bài viết liên quan: