Mở đại lý sơn để kinh doanh cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh sơn nước

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Kinh doanh sơn nước cần bao nhiêu tiền. Dưới đây là các hạng mục chi phí cần có để mở đại lý sơn dành cho bạn.

Mở đại lý sơn là ngành kinh doanh được mệnh danh là VỐN ÍT – LỢI NHUẬN CAO. Đây hoàn toàn là sự thật nếu bạn nắm rõ cách thức quy trình để trở thành đại lý cấp 1 hoặc 2 của một hãng sơn nào đó. Tuy nhiên, nhiều người đang đắn đo suy nghĩ mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn. Dưới đây là các chi phí bạn cần có.

Bạn đang xem: Kinh doanh sơn nước

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn

Để mở một đại lý sơn cấp 1 hay đại lý sơn cấp 2 không khó như nhiều người vẫn tưởng. Số vốn họ bỏ ra đầu tư ban đầu hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của chính họ. Từ đó đưa ra thỏa thuận với nhà cung cấp. Và tùy vào khả năng tài chính, bạn có thể đủ điều kiện để làm đại lý sơn cấp 1 hoặc 2.

Thông thường số vốn cần và đủ để mở đại lý sơn cho bạn dao động từ 30 triệu đến 200 triệu. Trong số vốn này, bạn phải tự phân chia và xác định rạch ròi được 2 loại vốn đầu tư chính. Đó là vốn nhập hàng ban đầu và vốn bị nợ tồn đọng khi khách hàng chưa thanh toán tiền khi mua.

Tiền vốn nhập hàng ban đầu

Vốn nhập hàng ban đầu chính là phần chi phí bạn bỏ ra để làm kinh doanh. Đó là số tiền để mua sơn từ các công ty về địa điểm mà bạn kinh doanh. Tuy nhiên, số vốn này không bao gồm chi phí phòng ngừa khả năng rủi ro, chi phí thuê mặt bằng, kho chứa, tiền thuê nhân viên và các loại chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của đại lý sơn.

mở đại lý sơn

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn là đủ?

Tiền vốn nợ tồn đọng

Xem thêm: Top 16 bản vẽ biện pháp thi công sơn tường mới nhất 2022

Đây là khoản tiền được dự trù trong kinh doanh sơn nhằm mục đích phòng ngừa các trường hợp như khách hàng nợ, khách hàng không thanh toán ngay sau khi mua hàng mà hẹn một thời gian khác sẽ trả hoặc khách hàng trả thiếu tiền.

Trong những tình huống này, bạn không thể chờ khách trả hết nợ mới nhập hàng mới mà phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng. bạn sẽ không thể chờ khách hàng trả nợ rồi mới nhập hàng tiếp mà bạn phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng.

Nhìn chung, vấn đề mở một đại lý sơn cần bao nhiêu tiền và chi cho các khoản nào, bạn sẽ cần lên một bản kế hoạch tài chính chi tiết.

Chi phí cho đại lý sơn cấp 1: dao động từ 80 – 100 triệu đồng.

Trong đó bao gồm có các khoản sau:

  • Chi phí mở phòng trưng bày hoặc mở cửa hàng bày bán sơn
  • Chi phí thuê nhân viên: Tối thiểu bạn cần phải có nhân viên giao hàng, nhân viên kinh doanh và nhân viên kế toán – kho (nếu cần) để đảm bảo được sự hoạt động thuận lợi cho đại lý sơn.
  • Chi phí marketing (nếu có): Gồm có tiền chạy quảng cáo, tiền làm banner, prochure,…
  • Tiền vốn lưu động: bạn phải luôn chuẩn bị một lượng tiền mặt có sẵn để nhập hàng khi có đơn hàng hoặc khi hàng hóa dự trữ của bạn sắp hết. Đây là điều cần thiết phải có để đảm bảo sự thống nhất, liền mạch trong kinh doanh sơn nước. Vì thông thường các chủ thầu, chủ hộ sẽ thanh toán tiền cho đại lý sơn sau khi hoàn thiện công trình hoặc theo từng giai đoạn nhất định. Rất ít khi họ thanh toán ngay sau khi mua hàng nên bạn không cần cảm thấy lạ lẫm hay khó chịu.

Như vậy, tính tổng số vốn bạn có để mở đại lý sơn cấp 1 khoảng 100 – 200 triệu, còn đại lý sơn cấp 2 khoảng 30 – 100 triệu.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là con số ước lượng thôi, còn thực tế do tài chính cá nhân, đặc điểm ngành sơn và khả năng kinh doanh của chính bạn mà thêm hoặc giảm bớt các chi phí đó. Nếu bạn có mặt bằng rồi thì không cần mất phí thuê mặt bằng. Nếu bạn có quan hệ rộng với các chủ thầu sẽ giảm bớt chi phí đầu tư quảng cáo,…

Cơ chế mở đại lý sơn của các hãng

Để biết mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn, bạn cần nắm được cơ chế của hãng. Hiện nay có rất nhiều hãng sơn khác nhau và nhiều loại sơn từ sơn tường đến nước. Do đó, muốn làm một đại lý xuất sắc bạn cần phải hiểu cơ chế sau:

  • Cơ chế cho những hãng có máy pha màu.
  • Cơ chế cho những hãng không có máy pha màu.

Xem thêm: Sơn chống nước cho gỗ

Cơ chế chung

  • Ký hợp đồng làm đại lý/cửa hàng sơn
  • Ký cam kết mức doanh số bán trong một năm là số tiền thu về sau khi đã trừ hết khuyến mại chiết khấu sơn.
  • Nhập đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, hàng trưng bày (số lượng tùy thuộc vào quy định của từng hãng)
  • Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu(cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ….Hỗ trợ tối đa cho các đại lý bán sơn được hoạt động thuận lợi.

Cơ chế riêng

– Với những sản phẩm sơn có máy pha màu:

  • Có thể đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy đối với nhà sản xuất
  • Nhập đơn hàng đầu tiên: Bây pha sơn và tinh màu pha sơn

– Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu:

  • Nhập đơn hàng đầu tiên: Theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm sản phẩm

Nhìn chung cơ chế mở đại lý sơn không quá phức tạp nhưng điều quan trọng nhất chính là việc sau khi mở của hàng sơn thì đại lý bán thế nào.

Kinh nghiệm kinh doanh sơn hiệu quả

Để mở một đại lý sơn hoạt động tốt, bền lâu thì bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Xác định khu vực thị trường sẽ bán
  • Nhu cầu thị trường của khu vực đó
  • Mức vốn ban đầu bỏ ra
  • Mức vốn lưu động để kinh doanh (tiền nhập hàng theo đơn hàng, tiền nợ…)
  • Mức lợi nhuận mà một thương hiệu sơn mang lại là bao nhiêu?
  • Chất lượng hãng sơn mình muốn làm đại lý có tốt không?
  • Quy chế của nhà sản xuất sơn đó
  • Cơ chế hỗ trợ đại lý sơn của nhà sản xuất như thế nào
  • Giá cả có cạnh tranh trên thị trường không
  • Thương hiệu mạnh hay yếu hay mới sản xuất so với thị trường
  • Khả năng chịu được mức doanh số của cửa hàng mình
  • Phải hiểu thế nào là sơn tường nhà hay sơn nước gồm những sản phẩm gì
  • Để hoàn thiện 1 căn nhà phải dùng hết bao nhiêu loại sơn; loại sơn nào trong nhà; sơn loại nào ngoài nhà….

Nên mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2?

Nhiều người nghĩ rằng mở đại lý sơn cấp 1 sẽ được hưởng chiết khấu cao hơn. Thực tế thì trong lĩnh vực sơn, các đại lý cấp 1 sẽ không được hưởng chiết khấu giống nhau mà họ ăn chiết khấu theo lượng hàng bán ra. Càng bán được nhiều, doanh số càng cao thì ăn chiết khấu càng lớn.

Do đó, có nhiều đại lý cấp 1 nhưng không thể cạnh tranh nổi với những đại lý sơn cấp 2. Do đó, hãy cân nhắc kỹ trước khi mở cửa hàng sơn cho mình.

Xem thêm: Sơn mykolor của nước nào sản xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *