Dân chơi cây cảnh chắc chắn không ai không biết đến cây Sanh Nam Điền. Đây là một trong những cây cảnh đẹp và lâu phá thế, một khi cây đã được tạo dáng sẽ có tính ổn định cao. Những kiệt tác cây bonsai được tạo ra đều hội tụ đầy đủ các tiêu chí Cổ – Kỳ – Mỹ mà dân sưu tầm cây cảnh cực kỳ yêu thích.
Là cây có giá trị cao trên thị trường cây cảnh nghệ thuật, được nhiều người săn đón, nên nhu cầu mua bán cây Sanh Nam Điền đang ngày càng hot. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc cây sanh cảnh này. Đồng thời cũng tìm địa chỉ mua Sanh cảnh Nam Điền chất lượng, giá thành hợp lý thì nhất định không được bỏ qua bài viết này của Cây Ba Miền.
Bạn đang xem: Giá cây sanh cảnh hiện nay
1. Sanh Nam Điền là cây gì?
Cây Sanh là một trong những cây đứng đầu trong các loại cây cảnh nghệ thuật tại Việt Nam. Cũng là loài cây gắn liền với văn hóa Việt, đi sâu vào trong tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt. Thế nhưng không phải ai cũng biết về tên khoa học cũng như nguồn gốc xuất xứ của nó.
Cây sanh có tên khoa học là Ficus benjamina L, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có nguồn gốc từ châu Á, nổi tiếng tại Việt, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ,…. Tại Việt Nam, giống cây này được trồng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Bắc như Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ,…
Sanh Nam Điền là giống cây Sanh được trồng tại làng Vị Khê, xã Điền Xá (Nam Trực – Nam Định) – vùng đất được xem là cái nôi của nghề trồng hoa – cây cảnh vùng Châu thổ sông Hồng.
Hơn 800 năm hình thành và phát triển nơi đây đã cho ra đời không biết bao nhiêu cây Sanh tuyệt mỹ. Đó chính là giống Sanh được ông cha ta chọn lựa và giữ gìn để truyền lại cho con cháu, nay trở thành cây Sanh Nam Điền nức tiếng gần xa.
2. Nơi mua cây cảnh Sanh Nam Điền chuẩn và đẹp
Giống Sanh này không chỉ đẹp mà còn có giá trị kinh tế cao, đắt giá nhất trong các loại cây nghệ thuật ở nước ta. Chính vì nó có giá trị cao nên khi mua cây Quý vị phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng, chọn đơn vị cung cấp uy tín.
Vườn Cây Ba Miền là một trong những địa chỉ được nhiều chủ đầu tư, dân chơi cây cảnh đề cử khi bạn muốn mua cây Sanh Nam Điền hay các loại cây cảnh nghệ thuật, cây xanh công trình khác như: cây Tùng La Hán, cây Duối, cây Lộc Vừng,….
Chúng tôi cung cấp đầy đủ từ cây giống, cây trưởng thành cho đến cây Sanh Nam Điền bonsai, cây cổ thụ – đại thụ,…. Những chậu cây đẹp, chuẩn giống Nam Điền, có nhiều cây được các nghệ nhân cắt tỉa, uốn nắn tỉ mỉ, tạo nên những thế – dáng nghệ thuật độc nhất vô nhị.
Đến với Cây Ba Miền, Quý vị được mua tại vườn, được lựa chọn đa dạng về kích thước, số lượng. Và quan trọng nhất là báo giá chúng tôi đưa ra đảm bảo cạnh tranh tốt nhất thị trường.
Với phạm vi phục vụ trên toàn quốc, Cây Ba Miền sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua cây Sanh Nam Điền của khách hàng trên cả 63 tỉnh thành, tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh đến Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận hay TP HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ,…. Đi kèm với cây cảnh chất lượng là dịch vụ vận chuyển tận nơi, trồng cây theo yêu cầu. Ngoài ra còn có dịch vụ thiết kế sân vườn và thi công trồng cây từ A-Z.
Để nhận tư vấn hay hướng dẫn mua cây nhanh chóng hãy nhấc máy và gọi cho số HOTLINE 0961 486 620 (Mr.Phúc), Cây Ba Miền rất hân hạnh được phục vụ!
3. Giá cây Sanh Nam Điền bao nhiêu?
Như đã chia sẻ ngay từ đầu, giá bán cây Sanh cảnh này thuộc hàng đắt đỏ nhất trong các loại cây cảnh nghệ thuật. Nhưng đó là với những cây cổ thụ, cây trồng lâu năm, đã được tạo dáng bonsai đẹp, bộ rễ độc đáo. Còn giá cây giống thì khá rẻ.
Sanh cảnh Nam Điền hiện đang được bán với mức giá khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng/cây giống. Những cây đạt điều kiện trồng, cây trưởng thành giá bán dao động từ 500.000 – 10.000.000 đồng/cây (tùy theo kích thước, kiểu dáng cây).
Giá bán cây Sanh Nam Điền bonsai cổ thụ, đại thụ thì rất vô cùng, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu, thậm chí là vài trăm triệu đồng 1 cây. Hàng hiếm có thể lên đến cả tỷ đồng.
Đến với Cây Ba Miền, Quý vị có thể chọn mua cây tại vườn, nhận báo giá tốt nhất dựa trên các tiêu chí cụ thể về kích thước (chiều cao, đường kính thân) và kiểu dáng. Vui lòng liên hệ ngay số HOTLINE 0961 486 620 (Mr.Phúc) để được tư vấn chi tiết hơn.
4. Đặc điểm của cây Sanh Nam Điền
Sanh Nam Điền chỉ là một trong số những loài sanh cảnh được trồng ở Việt Nam. Để phân biệt nó với các loài Sanh khác, nhất định bạn phải hiểu rõ về đặc điểm hình thái và sinh trưởng của nó.
4.1. Đặc điểm hình thái
Thân và cành cây
Sanh là cây thân gỗ, ngoài tự nhiên có thể cao tới 20 – 30m, với những cây bonsai, trồng làm cảnh thường được hãm chiều cao khoảng 2 – 4m. Vỏ cây có màu xám trắng, nhiều gân guốc. Vỏ có thể thay đổi màu sắc theo năm tháng, những cây cổ thụ có thể chuyển sang màu đồng khá đặc biệt.
Cây Sanh Nam Điền có nhiều cành nhánh, được đánh giá là mềm và dai nhất trong các loại cây Sanh. Chính vì vậy, cây rất dễ uốn nắn, dễ bó, dễ ghép, có thể bẻ cong mà không lo gãy. Các cành chính thường có u bướu nổi to, sần sùi chính là một trong những điểm đắt giá tạo nên giá trị của cây.
Lá cây Sanh
Theo các chuyên gia về cây cảnh, Sanh Nam Điền đẹp nhất là ở phần lá. Lá dày, ve mép 1 lần, mau dăm nhìn vô cùng đẹp mắt. Lá lộc non trắng, cực kỳ mỏng, có thể nhìn xuyên thấu từ mặt này sang mặt khác. Lá già sẽ chuyển sang màu xanh đậm.
Bề mặt lá nhẵn, mép lá nguyên. Lá có kích thước nhỏ hơn lá cây Si, dài khoảng 2 – 5cm, rộng từ 2 – 2,5cm, cuống dài từ 1 – 1,5cm. Mật độ lá dày tạo nên những tán xum xuê, xanh mướt.
Hoa và quả
Xem thêm: Cây cảnh được trang trí ở đâu
Rất hiếm khi gặp hoa của loài cây này. Quả Sanh là dạng quả kép, hình cầu nhỏ, mọc từng cặp hoặc đơn lẻ từ kẽ lá của các càng non. Quả có màu xanh khi non và chuyển sang màu vàng cam khi chín, bên ngoài được bao phủ bởi lớp lông tơ trắng mịn.
Rễ cây Sanh Nam Điền
Rễ phụ mọc từ thân và các cành lớn, buông xuống đất để lấy dinh dưỡng. Rễ tuy không nhiều nhưng phát triển to trở thành thân trông cực kỳ đẹp. Rễ của loài cây này thường phát triển mạnh trong mùa mưa. Cho nên người chơi cây cảnh thường tận dụng để uốn nắn bộ rễ tạo nên những chậu Sanh Nam Điền bonsai nghệ thuật.
4.2. Đặc điểm sinh trưởng
Sanh là giống cây sinh trưởng và phát triển chậm, ưa sáng, cần nhiều nước để sinh trưởng, có khả năng chịu ngập úng trong thời gian dài. Giống sanh này cũng có thể chịu được lạnh. Trời khô hạn, thiếu nước tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây sẽ bị chậm lại, trên thân sẽ xuất hiện những điểm lồi trắng.
Cây có thể trồng trên nhiều loại đất, thậm chí là đất khô cằn, sỏi đá,… miễn là cung cấp đủ nước cho cây. Có thể trồng cây trong nhiều điều kiện chiếu sáng khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là không gian có chiếu sáng tán xạ.
5. Tác dụng của Sanh cảnh Nam Điền
Sanh Nam Điền được trồng trong chậu để làn cảnh, cây bonsai là chủ yếu. Chậu cây được đặt trong sân vườn biệt thự, lối ra vào nhà ở, sảnh khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại cao cấp hay công ty, trụ sở làm việc,…. Có cả những cây sanh mini để trang trí bàn làm việc, phòng khách, quầy lễ tân,….
Như đã chia sẻ ngay từ đầu, loại cây này có vẻ đẹp lộng lẫy, kiểu dáng yêu kiều duyên dáng. Dưới bàn tay uốn – tỉa tài hoa của các nghệ nhân càng trở nên sang trọng, lịch lãm và có giá trị thưởng lãm cao.
Không chỉ thỏa mãn nhu cầu của những người chơi cây sành điệu mà trồng Sanh còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, giúp bà con làm giàu. Cây Sanh Nam Điền được cho là loại có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại sanh nghệ thuật hiện nay. Thậm chí giá bán cao gấp đôi các loại sanh khác. Bởi vì cây sinh trưởng và phát triển chậm, phải mất vài chục năm mới cho ra được cây bonsai đẹp, dáng độc.
Thêm vào đó, bộ rễ của cây ít nên rất khó làm bộ gốc rễ. Để đảm bảo tính cân đối giữa gốc – thân – cành – lá đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc kỳ công. Nhưng chính nhờ bộ rễ ít mà cây có tính ổn định cao, lâu phá thế.
Ngoài giá trị về thẩm mỹ, giống Sanh này còn sở hữu tán lá dày, xanh mướt, có khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời. Chúng ta có thể trồng nó trong sân vườn để lấy bóng mát, hút bụi bặm xung quanh. Hoặc đưa cây vào nhà tạo không gian sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
>Xem ngay: Tác dụng và ý nghĩa của cây Duối phong thủy
6. Ý nghĩa của cây Sanh Nam Điền trong phong thủy
Từ xưa, người Việt luôn ý thức được sự siêu phàm của thế giới tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên được linh thiêng hóa. Hình ảnh cây đa, bến nước, dòng sông hay cây Sanh, câu Duối, cây Sung, cây Đa, cây Đề,… đều được tâm linh hóa mang ý nghĩa văn hóa và phong thủy sâu sắc.
Trong phong thủy, cây Sanh bonsai có khả năng sinh trưởng trong cả những điều kiện khắc nghiệt đại diện cho sức sống cực kỳ mãnh liệt, thể hiện sự bản lĩnh, kiên cường, không ngừng vươn lên dù cuộc sống có bao khó khăn, thử thách. Sức sống mãnh liệt ấy còn là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, mang đến sự hòa thuận cho gia đình.
Sanh là hai loài có tuổi thọ cao, sống lâu năm nên được xem là cây phong thủy tượng trưng cho sự trường thọ. Nó cũng là một trong Bộ Tứ Linh “Đa – Sung – Sanh – Si” tương ứng với “Long – Lân – Quy – Phụng” giúp đem tới tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ.
Năng lượng mà cây mang đến giúp hạn chế những điều không may mắn, ngăn chặn tà khí. Đồng thời, gia tăng vượng khí, cân bằng năng lượng giữa các mệnh của các thành viên trong gia đình với nhau.
Có nên trồng cây sanh Nam Điền trước nhà không? Đây là câu hỏi rất nhiều người mới chơi cây cảnh, mới chơi Sanh thắc mắc. Tuy là cây thân gỗ nhưng Sanh bonsai được khống chế ở độ cao chỉ 2 – 4m nên không lo chúng chắn sinh khí, vượng khí vào nhà.
Sanh có khả năng sinh trưởng và xanh tốt quanh năm, là cây phong thủy đem đến năng lượng tích cực, sự may mắn, sung túc. Cho nên, trồng cây trước nhà là lựa chọn quá hợp lý. Tuy nhiên, Quý vị cần nhớ, nên trồng từ 2 – 3 cây trở lên, không trồng 1 cây sanh trước nhà. Đây là điều kiêng kỵ trong phong thủy, sẽ hút hết dương khí của ngôi nhà.
7. Hướng dẫn cách trồng cây Sanh Nam Điền
Nhân giống và trồng cây là bước tiền đề quan trọng. Không khó để có những cây giống Sanh Nam Điền chất lượng, có sức sống tốt. Cùng tìm hiểu và làm theo hướng dẫn từ Vườn Cây Ba Miền nha!
7.1. Cách nhân giống cây con
Phương thức nhân giống phổ biến nhất là gieo hạt và giâm cành. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn từng cách thực hiện nha.
Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
- Chọn quả chín mọng, mềm để lấy hạt gieo ngay
- Gieo hạt vào luống đất (rộng 60cm, cao 12cm)
- Gieo hạt với khoảng cách 5x5xm
- Khi hạt nảy mầm, cây Sanh Nam Điền con có khoảng 4 – 5 lá thật sẽ chuyển trồng vào bầu.
Sau khoảng 12 tháng, cây đạt chiều cao từ 40 – 60cm sẽ mang trồng trong chậu, trồng trực tiếp ngoài vườn. Lúc này có thể bắt đầu uốn dáng cho cây.
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Trước khi giâm, khâu chọn cành giống rất quan trọng. Lựa chọn cành giâm từ cây mẹ 2 năm tuổi trở lên, cành khỏe – không sâu bệnh. Chọn cành có độ dài khoảng 50 – 65cm.
Tiến hành giâm cành:
- Cắt cành giâm thành những đoạn nhỏ 15 – 20cm (một đoạn nhánh là một hom).
- Chuẩn bị túi bầu kích thước 12x10cm, đất giâm gồm: đất mùn và phân chuồng đã ủ hoai.
- Nhúng cành giâm qua dung dịch kích rễ sau đó cắm vào bầu đất (cắm sâu khoảng 3 – 4cm).
- Khoảng 2 – 3 tháng thấy cành đã bén rễ và phát triển tốt sẽ chuyển sang trồng trong chậu hoặc trong vườn.
7.2. Đào hố và bón lót
Xem thêm: Các loại cây cảnh có mùi thơm
Tùy theo kích thước cây Sanh Nam Điền là giống cây con hay cây trưởng thành, cây dâm ủ, cây cổ thụ đại thụ… mà chúng ta sẽ chuẩn bị chậu trồng hoặc đào hố có kích thước phù hợp. Thông thường, hố trồng phải lớn hơn kích thước bầu từ 25 – 35cm.
Về phần bón lót, chỉ cần dùng phân trâu, bò ủ hoai mục là được. Có thể cho thêm phân vi sinh, nấm đối kháng Trichoderma,….
7.3. Kỹ thuật trồng cây sanh
Sau khi đã cho phân lót vào hố chúng ta phủ lên một lớp đất mặt. Đặt cây giống vào hố và tiến hành lấp đất. Vùi đất chặt, cao ngang mặt bầu là được. Để phòng trường hợp đất bị lún xuống sau khi tưới bạn có thể lấp đất cao hơn mặt bầu từ 3 – 5cm.
Tưới nước cấp ẩm cho cây ngay sau khi trồng. Để cây không bị đổ ngã, long gốc thì nên cắm cọc tre, cọc gỗ để cố định nó lại.
8. Hướng dẫn chăm sóc cây Sanh Nam Điền
Dưới đây là những điều kiện cơ bản khi chăm sóc cây cảnh, cây xanh công trình. Nhưng với giống Sanh này chúng ta sẽ có những lưu ý cụ thể riêng cho nó.
8.1. Ánh sáng và nhiệt độ
Là cây thân gỗ ưa sáng nên thích hợp trồng ngoài trời. Bạn có thể trồng cây trong sân vườn, hiên nhà, ban công, sân thượng,…. Nên hạn chế đặt cây dưới bóng râm. Nếu đặt cây trong nhà bạn phải nhớ thường xuyên cho chúng ta phơi nắng hoặc đặt ở những vị trí gần cửa sổ, giếng trời,… có thể đón được nhiều ánh sáng tự nhiên.
8.2. Nước tưới
Hiếm có cây cảnh nào có sức sống mạnh mẽ như Sanh. Cây Sanh Nam Điền có khả năng chịu hạn tốt nhưng nó vốn là cây ưa ẩm, để cây sinh trưởng tốt chúng ta không nên để cây thiếu nước, bị khô hạn.
Lúc mới trồng, mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Khi cây đã phát triển tốt thì chỉ cần tưới 1 lần/ngày. Nếu để cây bị thiếu nước nó sẽ sinh trưởng chậm, trên thân, ngọn và cành sẽ xuất hiện các lá vảy làm giảm tính thẩm mỹ.
Cây càng giá nhu cầu tưới nước càng nhiều, nhưng mọi người nên dùng phương pháp tưới phun sương.
8.3. Chế độ phân bón
Nhu cầu dinh dưỡng của cây Sanh Nam Điền không quá cao, bởi cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tuyệt vời trong điều kiện khắc nghiệt. Nhưng muốn cây xanh tốt chúng ta vẫn cần cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cây. Trung bình khoảng 06 tháng bón phân 1 lần.
Sử dụng phân bón NPK, phân bón rễ để cây khỏe mạnh, bộ rễ to và đẹp hơn. Khi cây trưởng thành có thể dùng đạm thực vật để bón cho cây. Có thể sử dụng bột đậu tương nghiền nhỏ rắc xuống đất để rễ cây hút dần.
8.4. Cắt tỉa cho cây
Thường xuyên cắt bỏ các dăm lá nhỏ, nhặt bỏ các lá già, lá bị vàng úa tránh để chúng bị thối trên cây. Bấm ngọn để các chồi non không mọc lởm chởm phá dáng của cây.
Trong quá trình tạo dáng bonsai nghệ thuật cho cây, phải tiến hành nhiều kỹ thuật khá phức tạp, điển hình như: kỹ thuật tạo tán (tán cổ hoặc tán tròn), kỹ thuật tạo rễ hay cách làm cho cây già đi so với tuổi, kỹ thuật làm cho thân cây có nhiều gân guốc xù xì,….
>Hướng dẫn: Cách trồng và chăm sóc cây Tùng Đài Loan bonsai
8.5. Cách tạo rễ
Một cây Sanh bonsai đẹp, có giá trị nghệ thuật cao vai trò của bộ rễ chiếm tới 50%. Bạn có thể tham khảo 2 cách tạo rễ cho cây Sanh Nam Điền dưới đây:
Cách 1: Dùng dao sắc cắt vào thân cây (vị trí muốn tạo rễ). Cắt sâu đến phần gỗ sau đó xịt thuốc kích rễ. Phủ lớp lưới lên trên để tránh bị khô. Chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần rễ sẽ mọc ra như mong muốn.
Cách 2: Ghép rễ cho cây. Chúng ta tách một mảng rễ từ cây khác (vẫn còn dính phần da của thân). Rạch một đoạn có kích thước tương ứng trên thân cây mẹ, ghép phần rễ vào và cuốn chặt bằng dây nilon. Phần rễ ghép sẽ tự liên và phát triển bình thường.
8.6. Phòng ngừa sâu bệnh
Cây tuy ít sâu bệnh nhưng vẫn bị một số loài sâu bệnh tấn công như: bọ trĩ, sâu cuốn lá sâu đục thân, bệnh đốm đen,…. Cho nên, trong quá trình chăm sóc chúng ta phải quan sát kỹ, thường xuyên kiểm tra tình trạng cây để phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời.
Để phòng trừ, hạn chế mầm bệnh có thể dùng lưu huỳnh – vôi để phun lên cây. Khi cây bị bệnh thì dùng các loại thuốc BVTV như: Padan 95SP, Regent 800WG, Sherpa 25EC, Abamectin 36EC, Basudin 10H, Furadan 3H,… hoặc Anvil 5SC, dầu Neem, Ridomil Gold 68WP, Dipomate 80WP để trị bệnh đốm đen.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Sanh cảnh Nam Điền. Hy vọng bài viết đã mang đến cho Quý vị nhiều thông tin hay và hữu ích. Để liên hệ mua cây, vui lòng gọi ngay số điện thoại 0961 486 620 hoặc để lại lời nhắn, thông tin liên lạc qua Zalo, Facebook, website,… đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ và hỗ trợ ngay!
Cảm ơn Quý vị dành thời gian theo dõi bài viết! Xin gửi lời chúc may mắn, bình an và hạnh phúc tới toàn thể Quý khách!
Có thể bạn quan tâm: Kệ để chậu cây cảnh SK010
Bài viết liên quan: