Để đúc ra chậu trồng cây cảnh bonsai bằng khuôn nhựa không phải quá khó khăn. Không mất nhiều thời gian và công sức, người dùng đã dễ dàng tạo ra được thành phẩm chậu đẹp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách đúc chậu cảnh xi măng bằng khuôn và các lưu ý cần thiết trong quá trình thi công.
Nếu như trước đây việc tạo ra 1 thành phẩm chậu cảnh xi măng tốn khá nhiều công sức với các công đoạn tỉ mỉ và yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Hiện nay với sử dụng khuôn đúc chậu cảnh bất kì ai cũng dễ dàng tạo ra sản phẩm đẹp để chơi bonsai, trồng hoa hoặc phục vụ kinh doanh.
Bạn đang xem: đúc chậu xi măng
Nguyên liệu làm chậu cảnh xi măng
Chuẩn bị nguyên liệu là bước đầu tiên cần thiết cho công việc đổ chậu cảnh bằng khuôn. Hãy lưu ý những điểm quan trọng dưới đây khi việc lựa chọn nguyên liệu làm chậu cảnh xi măng:
- Khuôn đúc chậu cảnh abs hay composite ( Lựa chọn các mẫu khuôn đẹp giá rẻ TẠI ĐÂY )
- Xi măng dùng loại có kí hiệu PC40
- Cát sạch loại dùng đổ mái nhà, loại cát hạt to sẽ cho bê tông bền chắc hơn cỡ nhỏ.
- Đá mi, đá mạt 0.5mm
- Nước sạch, dùng nước máy, nước giếng khoan thường ăn hàng ngày, không dùng nước mặn, nhiễm chua phèn.
- Dụng cụ: Nhớt thải (hoặc dầu ăn thừa), chổi quét, xô, bay,…..
Cách đúc chậu cảnh xi măng trồng hoa, bonsai bằng khuôn nhựa abs, composite chi tiết
Kỹ thuật đúc chậu cảnh xi măng dưới đây áp dụng cho khuôn nhựa abs hoặc composite có lòng trong với phương pháp đổ miệng. Nếu dùng loại khuôn chậu đổ úp đáy thì bạn cần lật úp đáy để thi công.
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu khuôn chậu cảnh mini giá rẻ dễ làm cho người mới
Bước 1: Lắp ráp vỏ ngoài khuôn đúc chậu cảnh
Lắp ráp các mảnh vỏ ngoài khuôn lại với nhau bằng ốc vít nhựa. Dùng cờ lê siết nhẹ các góc khuôn để cho kín khít, chắc chắn. Đối với nhiều loại khuôn chậu lớn có thể khoan thêm vài lỗ viền cạnh khuôn và siết thêm bulong sắt. Đặt khuôn chậu ở vị trí bằng phẳng
Bước 2: Quét nhớt thải
Dùng chổi quét nhớt thải khắp bề mặt trong vỏ khuôn và toàn bộ phía ngoài lòng trong, bề mặt trong tấm đáy. Bước này giúp cho việc tháo khuôn chậu dóc hơn và thành phẩm chậu cảnh có độ bóng mịn.
Có thể bạn quan tâm: Cách vệ sinh tường sơn nước
Điều chỉnh lượng nhớt vừa phải, tránh khô quá khi tháo khuôn dễ bị dính các hoa văn chi tiết nhỏ trên khuôn chậu.
Bước 3: Lắp khuôn trong
Ráp lòng trong với vỏ ngoài khuôn chậu và cố định bằng ốc nhựa qua các tai trên miệng. Thiết kế lòng trong khuôn chậu có loại nguyên khối hoặc nếu ghép mảnh thì ta tiến hành ráp lòng trong trước.
Đối với việc đúc chậu cảnh có kích thước lớn (lục giác, tròn, bát giác) thì có thể thêm vài vòng phên sắt xung quanh rồi mới ráp vào khuôn. Như vậy sẽ đảm bảo về độ chịu lực, chất lượng bền bỉ của chậu xi măng.
Sau khi lắp ráp xong hết ốc nhựa thì thu được bộ khuôn chậu hoàn chỉnh. Đè thêm vật năng như cục đá, bao cát vào lòng trong để khi đổ vữa tránh bị lồng lòng trong làm bung ốc vít liên kết ở phần tai miệng.
Bước 4: Cách trộn xi măng đúc chậu cảnh
Trộn hỗn hợp vữa xi đổ chậu cảnh theo tỉ lệ 1 xi măng : 1.5 cát: 1 đá mi. Thêm nước sạch vào hỗn hợp và tiến hành trộn vữa thật đều tay cho đồng nhất. Nếu có máy trộn thì cho vào xi măng và khuấy đảo nhiều lần.
Lượng nước cho vào hỗn hợp xi măng vừa đủ để vữa lỏng để có thể rót được. Cũng không cần thiết phải cho nhiều nước quá sẽ khiến hồ vữa nhão, dễ rót vào khuôn nhưng bê tông lâu đông đặc.
Bạn quan tâm tới
- Hướng dẫn tự làm khuôn quay chậu cảnh xi măng đơn giản
- Khuôn tạo hình trái cây bưởi, dừa, ổi, xoài,.. bonsai cho ngày Tết
Bước 5: Cách rót vữa vào thành khuôn tạo hình chậu cảnh xi măng
Dùng ca hoặc gáo để múc vữa xi và từ từ rót đều vào các góc từ trên miệng khuôn chậu. Khi rót được khoảng 1/3 khuôn chậu thì dùng búa cao su gõ nhẹ đều tay xung quanh. Mục đích là để vữa xi nén chắc lại và ít bị bọt khí rỗ chậu xi măng. Tiếp tục rót vữa và lặp lại quy trình cho đến khi đầy miệng khuôn.
Có thể bạn quan tâm: Sơn tường dạng nhũ tương là gì
Sau khi hoàn tất đổ bê tông vào khuôn chậu thì ta miết lại miệng chậu cho nhẵn và phẳng. Rắc 1 ít xi măng tinh lên miệng chậu rồi dùng bay miết đánh bóng.
Bước 6: Tháo gỡ khuôn lòng trong chậu cảnh
Sau khi đổ vữa xong khoảng 2-3h, vữa xi se lại cứng hơn thì có thể tiến hành tháo khuôn lòng trong. Dùng tay cầm lòng trong và lắc nhẹ theo hướng lên trên để lấy lòng trong ra ngoài. Nếu để chậu xi măng khô cứng lâu thì sẽ khó rút lòng trong hơn và phải nhờ đến một số công cụ hỗ trợ khác. sau đó miết lại miệng chậu cho nhẵn đẹp.
Bước 7: Tháo vỏ ngoài khuôn chậu
Đợi khoảng 18-24h là có thể tháo vỏ ngoài khuôn chậu cảnh. Đối với khuôn chậu lớn từ 70, 75, 80cm….1m, 1m2,…. nên để 24h rồi mới tháo khuôn. Đối với các chậu cảnh nhỏ cỡ 20, 25, 30cm,… có thể tháo khuôn sớm khi xi măng đã đông đặc chắc chắn.
Sau khi tháo khuôn, tiến hành xử lý ba via trên các khớp nối, đánh giấy giáp cho chậu mịn phẳng đẹp. Nếu thấy có bọt khí có thể trộn thêm chút hồ dầu rồi trám lại. Thiết kế khuôn chậu cảnh kín khít nên cũng rất ít ba via, dễ dàng xử lý.
Bước 8: Chờ khô và tô sơn hoàn thiện chậu cảnh xi măng
Để chậu cảnh xi măng khô trắng và sáng tạo màu sắc cho chậu cảnh. Bạn lên ý tưởng phối kết hợp sơn nhiều màu cho các hoa văn, họa tiết, đường viền,….Sơn chậu cảnh giả đá, sơn bóng, giả cổ……
Như vậy là đã xong mọi quy trình kỹ thuật đúc ra một chậu cảnh xi măng đẹp bằng khuôn nhựa rồi đó.
Phương pháp cách dùng khuôn đúc chậu cảnh xi măng được đánh giá đơn giản, nhanh chóng, không tốn nhiều công sức. Thành phẩm chậu cảnh đúc ra đẹp có khắc họa sẵn hoa văn tinh xảo. Cách làm chậu cảnh với khuôn nhựa phù hợp cho cả cá nhân muốn tự mày mò tập tành làm chậu để trồng cây trang trí nhà cửa lần đầu. Các cơ sở nghề chậu kinh doanh thì khuôn đúc chậu cảnh là lựa chọn ưu tiên được sử dụng.
Khuôn chậu cảnh có giá thành khá rẻ, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng. Người mua có thể lựa chọn các dòng khuôn chậu tròn, lục giác, bát giác, vuông chữ nhật, con vật,…… Để đa dạng các sản phẩm chậu cảnh trồng cây, đáp ứng thị hiếu của người mua hay phục vụ cho sử dụng cá nhân.
Có thể bạn quan tâm: Báo giá sơn tường ngoài trời
Bài viết liên quan: