Chiến lược kinh doanh sơn nước

Kinh doanh sơn nước đang là một trong những ngành kinh doanh được mệnh danh là VỐN ÍT – LỢI NHUẬN CAO. Tuy nhiên, để kinh doanh sơn nước đạt hiệu quả, bạn cần có một chiến lược kinh doanh sơn nước phù hợp.

Nhằm giúp đỡ các bạn mới bước chân vào ngành kinh doanh sơn nước có thêm những kiến thức để kinh doanh sơn hiệu quả tốt nhất thì Sơn Doules chúng tôi xin chia sẻ đến bạn cách xây dựng chiến lược kinh doanh sơn nước hiệu quả cao.

Bạn đang xem: Chiến lược kinh doanh sơn nước

I. Chiến lược kinh doanh sơn nước thành công

1. Nghiên cứu thị trường

Cho dù là bạn có kinh doanh trong bất kì một lĩnh vực, ngành nghề nào thì việc nghiên cứu thị trường là một công việc mà bạn không thể bỏ qua. Để nghiên cứu và đánh giá thị trường, bạn cần quan tâm đến 2 đối tượng là khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

  • Đối với khách hàng: Bạn cần xác định được khách hàng của mình mong muốn hay có yêu cầu gì ở các sản phẩm sơn, nhu cầu của họ, sở thích của họ và cả mức giá họ có thể bỏ ra để chi trả cho các sản phẩm sơn. Đây là căn cứ giúp bạn có thể chọn được sản phẩm và đề ra chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp.
  • Đối với đối thủ cạnh tranh: Bạn cần nghiên cứu, khảo sát xung quanh khu vực bạn định mở đại lý kinh doanh sơn xem đã có ai mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm này chưa, họ đã lựa chọn hãng sơn nước nào và tình hình kinh doanh của họ như thế nào để có những chuẩn bị nhất định.

2. Lựa chọn hãng sơn phù hợp

Xem thêm: Dung tích thùng sơn nước

Sau khi đã nghiên cứu rất kỹ thị trường mà bạn đang muốn tiếp cận thì công việc tiếp theo mà bạn cần làm đó là lựa chọn được một loại sơn phù hợp. Tùy vào nhu cầu khách hàng cũng như những ảnh hưởng mà đối thủ cạnh tranh có thể tác động đến bạn để lựa chọn hãng sơn phù hợp nhất.

Ngoài ra, bạn nên chọn dựa trên mức chiết khấu, chính sách khách hàng, dịch vụ đi kèm để có quyết định thích hợp. Có các hãng sơn bạn có thể lựa chọn như các hãng sơn lớn hoặc các hãng sơn cao cấp đang nổi lên trên thị trường. Mỗi hãng sơn cũng có một mức chiết khấu khác nhau nên bạn nên tìm hiểu, cân nhắc và lựa chọn lý lưỡng.

3. Nghiên cứu kỹ cơ chế mở đại lý kinh doanh sơn nước của các hãng sơn

Hầu hết các hãng sơn hiện nay đều đưa ra một cơ chế đối với những đại lý sơn của mình, cụ thể cơ chế như sau:

– Cơ chế chung

  • Ký hợp đồng làm đại lý/cửa hàng sơn
  • Ký cam kết mức doanh số bán trong một năm là số tiền thu về sau khi đã trừ hết khuyến mại chiết khấu sơn.
  • Nhập đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, hàng trưng bày (số lượng tùy thuộc vào quy định của từng hãng)
  • Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu (cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ….Hỗ trợ tối đa cho các đại lý bán sơn được hoạt động thuận lợi (đào tạo kiến thức ngành sơn, kiến thức bán hàng, hỗ trợ đưa ra chiến lược kinh doanh,…)

– Cơ chế riêng

  • Với những sản phẩm sơn có máy pha màu:
  • Có thể đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy đối với nhà sản xuất.
  • Nhập đơn hàng đầu tiên: Base pha sơn và tinh màu pha sơn.
  • Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu:
  • Nhập đơn hàng đầu tiên: Theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm sản phẩm.

4. Lên kế hoạch quản lý tài chính và rủi ro

Có thể bạn quan tâm: BUỒNG PHUN SƠN TDIN 1

Để kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nào, bạn cũng nên lập cho mình một kế hoạch quản lý tài chính và rủi ro cụ thể, chi tiết. Kế hoạch của bạn càng cụ thể, chi tiết thì công việc quản lý của bạn càng dễ dàng và thuận lợi.

Do đặc điểm ngành kinh doanh sơn là khách hàng thường thanh toán phí mua hàng sau khi công trình thi công xong hoặc thanh toán theo từng giai đoạn, rất hiếm khi khách hàng thanh toán luôn sau khi mua hàng. Bởi vậy, bạn cần dự trù thêm một khoản phí rủi ro, trong trường hợp khách hàng chưa thanh toán xong tiền, bạn vẫn có một khoản tiền để nhập hàng và vận hành công việc kinh doanh.

II. Kết luận!

Muốn thành công với nghề bán sơn nước thì việc đặt ra một chiến lược kinh doanh cụ thể mang tính lâu dài là rất cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ về chiến lược kinh doanh sơn trên đây sẽ giúp bạn có tiền đề để tạo ra những kế hoạch của riêng mình.

Để được tư vấn hiệu quả hơn về vấn đề mở đại lý sơn, hay việc lập một kế hoạch Maketing bán sơn ra sao, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

Có thể bạn quan tâm: Nước sơn base là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *