Cây tre, cây trúc không những làm cây cảnh trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp, thêm xinh, mà chúng còn thuộc trong nhóm bộ tứ quyền lực, mang ý nghĩa phong thủy trong dân gian, là một trong những giống cây mang vượn khí, tài lộc, thành công cho gia chủ.
Ngoài ra, cây tre còn được dùng để hút khí độc, thanh lọc không khí mang lại không khí sạch cho văn phòng hay quang cảnh xung quanh ngôi nhà của bạn. Vì thế, áp dụng kỹ thuật trồng cây tre cảnh tại nhà là cách bạn tạo ra một không gian xanh góp phần nhỏ vào việc bảo vệ lá phổi cho cả gia đình.
Bạn đang xem: Cây tre cảnh trong nhà
Giống cây tre cảnh
Có nhiều giống tre, giống trúc được dùng để trồng làm cảnh như: Cây trúc cần câu, cây trúc quân tử…và các loại tre cảnh khác cũng đều mang tới sự tươi mới, trong lành cho gia chủ.
Đất trồng cây tre cảnh
Cây tre vốn là cây rất dễ phát triển ở bất cứ loại đất nào. Bởi từ xưa tới này nó thường hiện diện ở khắp nơi nên trở thành biểu tượng của Việt Nam. Còn đối với cây tre cảnh thì yêu cầu đất trồng có khác chút đó là dùng hỗn hợp tro trấu, 1 phần xơ dừa, 1 phần phân chuồng là đủ.
Có thể bạn quan tâm: Trà là – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng cây tre cảnh
Có lẽ kỹ thuật trồng cây tre cảnh là đơn giản nhất. Chỉ cần cho một ít hỗn hợp đất đã trộn xuống hố, sau đó tháo bầu đất của cây giống cho xuống và lắp đất lại, nén chặt đất bằng tay để cho cây đứng vững. Vì cây tre cảnh phát triển cũng nhanh nên nếu trồng trực tiếp xuống đất hãy tạo khoảng cách phù hợp giữa các cây. Còn nếu trồng vào chậu nên chọn lựa các loại chậu to, vững để rễ cây phát triển đều không bị o ép bởi không gian.
Kỹ thuật trồng cây tre cảnh còn có thể hút khí độc, mang không khí trong lành cho không gian nhà bạn. Ảnh minh họa
Cách chăm sóc cây tre cảnh
Nói tới cách chăm sóc cây tre cảnh, theo chuyên gia cây cảnh Trần Bình (Bắc Ninh), khi mới trồng và chăm sóc cây tre cảnh ai cũng tưởng đơn giản nhưng thực tế để có được những cây tre cảnh xanh tốt quanh năm thì cần phải có chế độ chăm sóc tương đối kỹ. Nhất là nếu muốn tạo kiểu bosai thì càng phải đầu tư. Lúc này việc cắt tỉa phải tiến hành thường xuyên để không cho cành lá mọc không bị xơ xác quá.
Cũng theo chuyên gia cây cảnh Trần Bình, sau khi trồng xong, chúng ta nên tưới nước cho đất dẽ lại. Tre, trúc là loài cây không cần nước nhiều, nên trong quá trình chăm sóc chúng ta cũng không cần thường xuyên tưới nước cho cây. Cứ khoảng 2 – 3 ngày thì ta nên tưới một lần là được.
Phòng trừ sâu bệnh
Xem thêm: Bưởi cảnh
Trồng tre thỉnh thoảng bị sâu đục thân, vòi voi, bọ hại măng, xén tóc đục thân… hoặc mắc các bệnh hại lá; bệnh bồ hóng, đốm lá, chổi sể… Để phòng trừ sâu bệnh cho tre cảnh có thể dùng boócđô, Bi58 nồng độ 1/120, phun lên lá. Nếu thấy lá bị héo úa hoặc vàng khô cần tỉa nhanh và cung cấp thêm chất dinh dưỡng nếu không cây rất dễ chết.
Trồng tre cảnh thế nào cho hợp phong thủy
Cũng giống như bất cứ điều gì khác trong phong thủy, vị trí của cây tre may mắn rất quan trọng. Quan trọng bởi vì, nếu được đặt đúng, cây tre may mắn có thể thực sự giúp thu hút rất nhiều năng lượng tích cực trong nhà.
Có 2 vị trí quan trọng, nơi bạn có thể đặt cây tre may mắn.
Đông: Khi được đặt ở hướng Đông, cây tre may mắn sẽ giúp các thành viên trong gia đình có sức khỏe tuyệt vời.
Đông Nam: Đông Nam là khu vực chiêu tài. Do đó, một cây tre ở đây sẽ giúp tăng cường tài chính và mang lại nhiều tiền hơn vào gia đình.
An Dương
Có thể bạn quan tâm: Tin Tức
Bài viết liên quan: