Cây dừa cảnh thân to

Cây dừa cảnh thân to

Xem thêm: Các dáng thế cây cảnh

Cây dừa cảnh là cây nội ngoại thất đang được nhiều người yêu thích và chọn trồng trang trí ở nhiều nơi. Cây thường được trồng trong các chậu cảnh đặt ở cầu thang, hành lang, tiền sảnh, sân vườn….

Bạn đang xem: Cây dừa cảnh thân to

Thông tin chung về cây dừa cảnh

  • Tên thường gọi: cây dừa cảnh
  • Tên gọi khác: cây cau vàng, cau cọ…
  • Tên khoa học: Chrysalidocarpus lutescens
  • Nguồn gốc: dừa cảnh có nguồn gốc từ những vị trí của đông nam thuộc Châu Á.
cay-dua-canh-cay-canh-dep-to-diem-cho-khong-gian-quanh-vuon
Dừa cảnh thường sống thành bụi

Xem thêm:

  • Cây tre vàng sọc – Cây cảnh ngoại thất mang phong thủy tốt
  • Kỹ thuật trồng cây tùng tháp tạo cảnh quan đẹp cho khuôn viên quanh nhà

Đặc điểm của cây dừa cảnh

Đặc điểm thực vật học của cây dừa cảnh

  • Thân: dừa cảnh thuộc loại gỗ nhỡ đến nhỏ. Thân cây nhìn tựa giống như cau và dừa ta. Với sự lai giữa 2 thân, nên thân dừa cảnh nhỏ dạng cây bụi, thấp. Thân tròn, chiều cao của cây khoảng từ 1m đến 2m đối với cây trồng trong chậu, đối với các cây trồng ở ngoài thì cây có cao lên tới đến 6m hoặc hơn. Trên thân cây dừa cảnh có các đốt, thân có màu hơi vàng và có các phấn trắng.
  • Lá: lá cây có màu xanh, các lá nhỏ hơn lá dừa ta và lá cau rấtnhiều. cả cành lá và cuống lá đều nhỏ. Lá thuộc dạng lá chét. Cành lá có chiều dài khoảng nửa mét đến 1 mét nếu được chăm sóc kỹ lưỡng và tốt.
  • Hoa: Hoa của cây dừa cảnh có màu trắng ngà.
  • Quả: khi quả của cây chín có màu vàng.
cay-dua-canh-cay-canh-dep-to-diem-cho-khong-gian-quanh-vuon_1
Quả dừa cảnh có màu vàng sau khi chín

Đặc điểm sinh thái của cây dừa cảnh

  • Dừa cảnh thuộc dạng cây ưa sáng, và ưa nửa bóng.
  • Cây thích nghi với nhiều môi trường sống và đất khác nhau. Cây dừa cảnh thích hợp trồng và đặt ở nhiều vị trí.
  • Tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh.
  • Mức độ sinh tồn của cây cao, khả năng chống chịu được với sâu bệnh hại tốt.
cay-dua-canh-cay-canh-dep-to-diem-cho-khong-gian-quanh-vuon_12
Dừa cảnh được trồng thành cây bonsai để bàn

Công dụng của cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh làm cây trang trí sân vườn

Cây với dáng cây vừa phải, lá cây không quá trườm và rườm rà. Lá xanh, mọc thẳng. cây được chọn làm cây cảnh, cây trang trí trồng trong chậu, để đặt ở nhiều vị trí như cầu thang, hành lang, phòng làm việc, phòng họp. Hoặc đối với các cây trồng bên ngoài, thì cây hay được trồng tại tiền sảnh, sân vườn của nhà, các căn biệt thự. Cây dừa cảnh mang đến vẻ đẹp tự nhiên cùng với dáng cây vừa vặn. Nên cây luôn được mọi người lựa chọn nhiều, từ đặt trong nhà cho đến bên ngoài. Cây thích hợp vừa làm cây trang trí nội thất vừa làm cây trang trí ngoại thất.

Cây dừa cảnh là cây mang ý nghĩa phong thủy tốt

Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh

Dừa cảnh mang ý nghĩa phong thủy. đối với các gia đình, cây thường được trồng vào các chậu và đặt ở những vị trí như chân cầu thang, phòng khách, cửa cổng nhà. Cây với vẻ đẹp đơn sơ và đen đến ý nghĩa giúp cho căn nhà luôn bền vững, phát triển và êm ấm về mọi mặt. Ngoài ra cây dưa cảnh còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, cây hút các chất độc, bụi bẩn và mang đến cho không gian sống trong lành.

cay-dua-canh-cay-canh-dep-to-diem-cho-khong-gian-quanh-vuon_14
Cây dừa cảnh được trồng nhiều để trang trí cho các khu biệt thự

Đối với các nơi như công ty, công sở, những nơi làm việc cây được trồng cả trong chậu lẫn ở ngoài khuân viên. Giúp cho khuân viên thêm đẹp, xanh mát và còn có ý nghĩa mang đến sự thịnh vượng, phát tài và may mắn trong công việc và sự phát triển của công ty.

Cây dừa cảnh là nguyên liệu cho ngành cắm hoa

Lá cây tươi lâu, đẹp nên được ứng dụng trong cắm hoa. Vừa tạo nên các kiệt tác nghệ thuật vừa có ý nghĩa man đến sự tài lộc và trọn vẹn.

Cây dừa cảnh làm quà tặng bạn bè, người thân

Cây được dùng làm quà tặng trong những ngày khánh thành, hay mừng nhà. Với ý nghĩa đem đến may mắn, bình an, thịnh trị và hạnh phúc.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa cảnh

Nhân giống cây dừa cảnh

Có thể bạn quan tâm: Cây xương rồng: Ý nghĩa và tác dụng kỳ diệu ít ai biết

Cách nhân giống tốt nhất và hiệu quả nhất ở dừa cảnh là hình thức tách bụi. Từ những bụi cây dừa cảnh to sẽ tách ra cây con để trồng.

cay-dua-canh-cay-canh-dep-to-diem-cho-khong-gian-quanh-vuon_15
Cây dừa cảnh con được trồng trong bầu đất

Cách trồng cây dừa cảnh

  • Đất trồng dừa cảnh nên chọn các đất có độ thoát nước tốt, gàu chất dinh dưỡng. Nên bổ sung thêm phân hoai mục, xơ dừa phía dưới.
  • Nếu trồng trong chậu, chọn các chậu có lỗ phía dưới để thoát nước tốt.
  • Chọn bầu cây: Là những cây không bị vỡ bầu, cây dừa cảnh khỏe mạnh và phát triển đồng đều thân lá.
  • Khi trồng chúng ta đào hố đối với trồng ngoài đất, bỏ một lượng đất vào chậu trước đối với trồng trong chậu.
  • Đặt bầu và tháo túi nilong bên ngoài của bầu, khi tháo tránh làm vỡ bầu hay nát bầu.
  • Lấp đất xung quanh và nén, giữ cây thẳng đứng không nghiêng ngả. Tưới nước cho cây sau khi trồng, một lượng vừa đủ.

Cách chăm sóc cây dừa cảnh

  • Nước tưới: tưới nước cho cây để cây hồi xanh nhanh, không nên tưới quá nhiều và tưới quá đẫm trong cùng một thời điểm. Tránh tình trạng làm cây dừa cảnh bị úng gốc và thối rễ. Chú ý khi trong những ngày nắng nóng phải đảm bảo rằng cây luôn được độ ẩm nhất định. Nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều tối cho cây.
  • Ánh sáng: Là cây ưa sáng vì thế khi trồng hoặc đặt cây chúng ta nên chọn các vị trí mà cây nhận được ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng phản chiếu tốt nhất. Những nơi như cửa nhà, gần cửa sổ, hành lang là những nơi lý tưởng. Hoặc nếu bạn đặt trong nhà thì bạn nên cho cây phơi nắng 1 tuần phơi đến 1 hoặc 2 lần. Mỗi lần phơi khoảng từ 1 đến 2 tiếng/ 1 ngày. Khi phơi tránh phơi vào lúc nắng gắt, thời gian phù hợp là vào ban mai lúc 7 hoặc 8g.
  • Phân bón: Bổ sung phân bón cho cây dừa cảnh để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 1 năm chúng ta bón định kỳ cho cây 2 lần. Khi bón phân chúng ta bón xung quanh không bón sát gốc, tránh tình trạng làm xót gốc.
  • Thay đất: đối với các cây trồng trong chậu 1 năm đến 2 năm chúng ta nên thay chậu 1 lần, kết hợp với thay chậu chúng ta nên bổ sung thêm đất và đổi đất cho chậu.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại: cây dừa hay xảy ra bọ cánh cứng. Vì thế chúng ta phòng trước khi bệnh diễn biến phức tạp. Dùng thuốc đặc trị dạng phun, phun trực tiếp vào đọt của cây dừa cảnh khi cây được 3 tuổi. Ngoài ra còn một số bệnh khác chúng ta nên có sự quan sát kx lưỡng để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

Là một trong những cây cảnh, cây phong thủy được rất rất nhiều người yêu thích. Rất dễ để bắt gặp dừa cảnh tại các ngôi nhà, sân vườn cho đến khuân viên của các công ty, nhà máy và khu doanh nghiệp hay khu nghỉ dưỡng, vui chơi. Bởi cây dừa cảnh mang lại màu xanh tươi mát cho không gian cùng với đó cây có sức thanh lọc không khí cực kỳ hiệu quả. Đáng kể ra cây là cây phong thủy mang đến nhiều điều may mắn, tài lộc và hung thịnh cho từng người và cả công ty.

Xem thêm: Các dáng thế cây cảnh

Xem thêm: Các dáng thế cây cảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *