Hình ảnh cây Dứa (cây Thơm) đã không còn xa lạ gì với chúng ta, thì cây Dứa Nến Cảnh (Phong Lộc Hoa) có hình dáng tương đồng với cây Dứa tuy nhiên lá cây Dứa Nến Cảnh có lá mềm hơn, không có gai và thay bằng quả Dứa (trái Thơm) mọc ở giữa thì là bông hoa có màu vàng, màu cam hoặc màu đỏ. Cây thường được trưng và tặng trong dịp tết với ý nghĩa phong thủy mang đến may mắn và tài lộc. Ngoài ra trong phong thủy 12 con giáp thì cây rất hợp với người tuổi Sửu, giúp mang đến vận khí tốt cho gia chủ. Cây Dứa Nến Cảnh phù hợp để bàn, để phòng khách, quầy thu ngân, trang trí quán cafe, làm quà tặng…
Bạn đang xem: Cây dứa cảnh nến
Cây Dứa Cảnh Nến hay Phong Lộc Hoa
Đặc điểm của cây Dứa Cảnh Nến
Cây Dứa Cảnh Nến hay còn có tên gọi khác như: Cây Phong Lộc Hoa, Cây Ngôi Sao, Cây Dứa Cánh Sen…Cây có tên khoa học là Tillandsia imperalis thuộc họ thực vật Dứa Bromeliaceae có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhiều nhất là các nước Mehico và Equador. Cây được trồng rất phổ biến làm cây cảnh nội thất ở nước ta.
Cây Dứa Nến thuộc thân cỏ
Cây Dứa Nến thuộc dòng cây thân cỏ, có thân giả được tạo bởi những bẹ lá chụm lại với nhau. Cây có tuổi thọ lâu đời, sống phụ sinh, là có hình lưỡi giáo, dài, nhọn dần về phía đầu, lá mền và quanh lá không có răng cưa, mặt lá nhẵn bóng và xanh tốt quanh năm.
Có thể bạn quan tâm: Bỏ làm giám đốc công ty sơn, về buôn cây cảnh kiếm dễ vài tỷ đồng mỗi năm
Cây Dứa Cảnh Nến sống đến 3 năm tuổi mới có thể ra hoa, điều này mang ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Ý nghĩa phong thủy cây Dứa Cảnh Nến
Sở dĩ cây Dứa Cảnh Nến được ưa chuộng trồng khắp nơi là vì ngoài ý nghĩa làm cảnh cây còn mang ý nghĩa phong thủy mang may mắn, tài lộc nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Ngoài ra cây còn thể hiện sự chào đón, vui tươi niềm nở của gia chủ bởi hình dáng cây như một ngọn nến pháo lúc nào cũng “nổ” cũng đầy sắc màu.
Cây Dứa Cảnh Nến đa dạng
Cây có màu hoa chủ yếu là màu đỏ, rất hợp làm cây phong thủy với người mệnh hỏa và mệnh mộc, ngoài ra cây còn có loại hoa màu vàng phù hợp với người mệnh kim và thủy
Chăm sóc cây Dứa Cảnh Nến
Thuộc họ Dứa Bromeliaceae nên cây rất dễ chăm sóc, nhưng vì đặc tính lá mỏng nên không chịu được nắng gắt dễ bị cháy nắng nếu ở nhiệt độ cao. Phù hợp nơi điều kiện mát có ánh nắng nhẹ.
Nước
Tùy vào điều kiện thời tiết và nơi đặt cây mà ta có cách tưới phù hợp, khi cây thiếu nước lá có biểu hiện mềm, lá hơi rủ. Trung bình thường tưới 1 -2 lần/tuần. Mỗi lần tưới đủ ẩm đất là được, tránh để cây úng nước lâu ngày.
Ánh sáng, nhiệt độ
Có thể bạn quan tâm: Chậu cây cảnh mini để bàn
Thích nơi có khí hậu mát và thoáng, tránh nắng gắt mùa hè, thích nắng mùa đông, nắng buổi sớm và chiều muộn. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển mạnh là từ 18 đến 24 °C.
Đất trồng
Loại đất ưa thích đối với cây là đất thoáng có độ mùn cao, có thể trộn đất thường với xỉ than đun rồi đập vụn, thêm tro, trấu hun, sơ dừa, phân bò…Nếu cây có biểu hiện còi cọc thiếu dinh dưỡng, ta có thể thay đất cho cây hoặc rắc phân đạm, npk…
Nhân giống
Với đặc tính phát triển theo bụi thì cách nhân giống tốt nhất đó là tách bụi.
Vị trí đặt cây
Nên đặt cây ở ban công, cửa sổ, thoáng gió có mái che. Trong văn phòng nên để cây dưới ánh điện huỳnh quang, nơi có gió lưu thông, trước khi chuẩn bi về hoặc chiều tối nắng đỡ gắt thì để cây ra ngoài phía cửa sổ hoặc nơi có ánh nắng buổi sáng để cây Dứa Cảnh Nến quang hợp tốt hơn, là sẽ xanh và khỏe hơn.
Lưu ý
– Không nên ngày nào cũng tưới nước
– Không để cây sát cạnh cửa sổ kính có ánh nắng buổi trưa chiếu vào
– Không để nơi tối, bí
Xem thêm: Cây cảnh không cần nắng
Bài viết liên quan: