Cây cóc Thái là loại cây ăn quả đang được nhiều người ưa trồng trên sân thượng của gia đình. Nhưng không phải ai trồng loại cây này cũng phát triển và mang lại năng suất cao. Đó là vì người trồng chưa thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật. Hãy cùng Cây cảnh 365 tìm hiểu thông tin về đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc cây cóc Thái trong nội dung sau đây.
Đặc điểm cây cóc Thái
Cóc Thái có tên khoa học là Spondias mombin, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng phổ biến tại các vùng nhiệt đới trên thế giới. Loại cây này được trồng để ăn quả và lấy bóng mát. Tuy nhiên, ở một số nơi người ta còn sử dụng lá cóc Thái trong chế biến món ăn.
Bạn đang xem: Cây cóc cảnh
Cây cóc Thái thuộc loại thân gỗ, có tuổi thọ cao, có khá nhiều nhánh và cành. Thân có kích thước nhỏ, thấp hơn so với cóc ta, chiều cao chỉ từ 1 – 3m.
Lá kép hình bầu dục, có răng cưa ở mép lá, màu xanh đậm, mặt lá bóng nhẵn. Vào mùa khô, lá cóc chuyển dần sang màu vàng tươi và rụng dần vào mùa đông.
Hoa của chúng rất nhỏ, có màu trắng, hương thơm rất dịu nhẹ.
Quả thường rất sai, mọc thành từng chùm từ 2 – 12 quả, có vị chua ngọt rất đặc trưng, thịt mềm, không có hạt hoặc hạt lép.
Những lưu ý khi trồng cây cóc Thái trên sân thượng
Thời vụ
Có thể bạn quan tâm: Các loại cây cảnh dễ trồng ngoài trời cho sân vườn
Nên trồng cây cóc Thái vào đầu mùa mưa đây là thời điểm thích hợp giúp cây phát triển tốt nhất. Đối với miền Bắc là đầu tháng 5 hoặc tháng 6 dương lịch hàng năm; còn miền Nam là tháng 2 – 3 dương lịch.
Đất trồng
Cây cóc Thái cũng giống như nhiều cây ăn quả khác không kén đất. Tuy nhiên, với môi trường như sân thượng nắng nóng và chịu nhiều tác nhân bên ngoài, nên lựa chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp cho cây sinh trưởng mạnh. Nếu là đất tự chế thì cần qua xử lý tránh mầm bệnh gây hại cho cây.
Mật độ trồng
Mỗi một chậu hay thùng xốp chỉ nên trồng một cây, trồng quá dày diện tích eo hẹp khiến cây còi cọc, không phát triển, không ra quả.
Điều kiện môi trường trồng cây cóc Thái
Loại cây ăn quả này ưa nắng, chịu hạn tốt, chịu lạnh kém, thích các vị trí thoáng gió. Độ ẩm từ 50 – 80% sẽ thích hợp cho cây sinh trưởng. Nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C. Độ pH nằm trong khoảng từ 5 – 6.
Chuẩn bị trước khi trồng cây
Vật dụng trồng
Chậu, thùng xốp,… là vật thường được sử dụng để trồng cây trên sân thượng. Lựa chọn chậu trồng có lỗ thoát nước, còn đối với thùng xốp chúng ta nên thiết kế những lỗ nhỏ ở đáy thùng để nước không bị ứ đọng khi tưới nước khiến cây bị ngập úng. Và cần lựa chọn chậu hay thùng xốp có chiều cao, chiều dài kích thước trên 40cm, đảm bảo “không gian sống” rộng rãi cho cây sinh trưởng.
Đất trồng
Đổ đất vào 2/3 thùng xốp, chậu, đào hố trồng cây với kích thước 20x20x20cm.
Cách trồng cây cóc Thái
Xem thêm: Cây Dọc Mùng
Tiến hành gỡ bỏ vỏ bầu bằng túi nilong, đặt bầu nhẹ nhàng xuống hố đã đào sẵn, lấp đất ngang mặt bầu và nén chặt đất nhằm cố định cây không bị nghiêng ngả dẫn đến bất gốc khi có gió hay các tác nhân bên ngoài. Dùng lớp lá mỏng phủ lên bên trên xung quanh gốc. Và tưới nước ngay sau khi trồng. Đồng thời, che nắng cho cây bằng lưới đen, chỉ bỏ lưới vào buổi sáng sớm hay chiều muộn khi ánh nắng không còn gay gắt.
Cách chăm sóc cây cóc Thái đúng kỹ thuật
Trồng cóc Thái đúng cách chỉ là bước đầu tiên, muốn cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, sai quả chúng ta cần chăm sóc cây đúng kỹ thuật.
Tưới nước
Cũng giống như nhiều loại cây ăn quả khác, loại cây thân gỗ này cần lượng nước tưới phù hợp. Đối với môi trường sân thượng khắc nghiệt hơn so với các vị trí khác, cần cung cấp nước 2 lần/ngày cho cây vào buổi sáng sớm và chiều râm mát. Tuy nhiên, lượng nước tưới có thể thay đổi tùy thuộc vào thời tiết. Nếu trời mưa nhiều thì có thể dừng tưới nước.
Cắt tỉa cành và tạo tán
Để cây có chiều cao vừa phải, dễ chăm sóc và thu hái quả, hạn chế bị quật ngã, gãy cành khi có gió to, đồng thời, cho cây khỏe mạnh, kết nhiều trái bạn nên cắt ngọn và những cành nhỏ, yếu thường xuyên. Vào mùa xuân, khi cây đang “nghỉ”, bạn có thể cắt trụi cành để cây phát triển mạnh hơn vào mùa hè.
Bón phân cho cây
Hàng năm, định kỳ 2 – 3 lần/năm, mỗi lần bạn nên bón từ 20 – 40g phân NPK, 20g phân ure, 1 – 3kg phân Komix. Đặc biệt khi cây trưởng thành, nhất là trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, kết quả và sau mỗi lần thu hái quả lượng phân bón trong năm cần nhiều hơn từ 2 – 5kg phân NPK và 3 – 4kg Komix.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây cóc Thái thường gặp các bệnh như bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, muội đen, cháy lá, sâu đục thân và cành, rầy xanh, ruồi đục quả,… bạn cần quan sát, nắm bắt các loại bệnh, từ đó, lấy thuốc phù hợp để phun cho cây.
Trên đây là đặc điểm nổi bật của cây cóc Thái và hướng dẫn chi tiết cách trồng, cách chăm sóc cóc Thái đúng quy trình, kỹ thuật. Bạn cần thực hiện đúng để sở hữu ngay cây cóc Thái xanh tốt, sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm: Các loại cây cảnh lớn trồng trong nhà
Bài viết liên quan: