Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây linh sam (ba chia) đúng kỹ thuật

Linh sam quả là một cái tên rất lạ đúng không? Nếu bạn đang tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây linh sam đúng kỹ thuật thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Sở hữu vẻ đẹp độc đáo, cây linh sam (ba chia) còn mang nhiều ý nghĩa thú vị trong phong thủy và đời sống khiến rất nhiều người yêu thích. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé!

1 Giới thiệu về cây hoa linh sam

Cây linh sam là loài cây thân gỗ nhỏCây linh sam là loài cây thân gỗ nhỏ

Bạn đang xem: Cây cảnh linh sam

Cây linh sam còn được biết với những tên khác như cây ba chia, sam rừng, sam núi, linh sam núi,… Loài cây này có tên khoa học là antidesma acidum, xuất phát từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp cây linh sam trong các khu vườn châu Á để làm cây bonsai, cây cảnh trong nhà,…

Là loài cây thân gỗ nhỏ, cây linh sam có tuổi thọ sống khá lâu năm, được trồng nhiều ở những vùng núi miền Trung như Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa,… Cây sở hữu chiều cao trung bình khoảng 1-3m, một số cây cao đến tận 4-5m. Vỏ cây sẫm màu, xù xì, cánh lá xoắn lại với nhau và nhăn nheo trông rất đặc trưng.

Lá của cây linh sam có màu xanh lục, hình dáng trái xoan và hơi nhọn ở đầu. Mỗi chiếc lá thông thường dài tầm 4-6cm, rộng khoảng 1-2cm, khá giòn và có thể bẻ được. Rễ cây rất to lớn và chắc khỏe nên có thể đâm sâu xuống nhiều tầng đất khác nhau để hút lấy nguồn dinh dưỡng và có sức sống bền bỉ. Do đó, cây linh sam được rất nhiều người chơi cây cảnh ưa thích và tìm mua để trưng bày trong khu vườn của mình.

2 Có bao nhiêu loại cây linh sam và đặc điểm từng loại?

Cây linh sam là loài cây cảnh có rất nhiều loại khác nhau vì loài cây này có nhiều lai tạo, đột biến, dễ thay đổi đặc điểm và hình thái tùy theo môi trường sống và cách chăm sóc. Dưới đây là một số đặc điểm của những loại linh sam phổ biến trong giới cây cảnh.

Linh sam sông Hinh

Đây là loại cây linh sam có giá trị kinh tế cao nhất bởi những người chơi cây cảnh sẵn sàng chi một số tiền lớn cho loài cây có nhiều bông to, đẹp và sẫm màu như thế này. Tuy nhiên loài cây này rất hiếm và gần như đã cạn kiệt ngoài môi trường tự nhiên.

Linh sam sông Hinh có giá trị kinh tế cao giúp nông dân đổi đời

Linh sam 86

Đây là giống cây linh sam phổ biến nhất với người chơi cây cảnh. Cây có lá màu xanh thẫm và bóng nhìn trông rất bắt mắt, hình dáng lá cây nhỏ, đầy đặn. Giống cây linh sam 86 này rất dễ uốn, ít chết cành, hoa nở rộ nhiều và đẹp nên rất phù hợp để làm 1 cây bonsai.

Linh sam 86 phổ biến

Linh sam hạt gạo Tân Phú

Gọi là linh sam hạt gạo bởi vì lá của loại cây linh sam này chỉ bé như hạt gạo, màu xanh thẫm bóng bẩy, rất ít gai nên thường xuyên được trồng ở các sân vườn và tạo thế bonsai cổ thụ.

Linh sam hạt gạo Tân Phú

Ngoài 3 giống cây trên, cây lim sam còn có rất nhiều giống loài nổi tiếng như linh sam An Hải hay những loại phổ biến như linh sam tím, linh sam cẩm thạch,…

3 Ý nghĩa cây linh sam

Có thể bạn quan tâm: Điểm Qua Top 9 Shop Cây Cảnh TPHCM Uy Tín Nhất

Cây linh sam có nhiều ý nghĩa tốt trong phong thủy và cuộc sống

Ý nghĩa trong phong thủy

Cây linh sam không chỉ là loài cây cảnh đẹp mà còn có những ý nghĩa phong thủy tốt. Sở hữu một cây linh sam trong nhà giúp xua đuổi tà ma, mang đến vận khí tốt, sức khỏe, tiền tài, phú quý, sự bình yên cho gia đình gia chủ. Đặc biệt, màu xanh của lá và màu tím của hoa linh sam rất tốt với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Bởi vì Mộc sinh Hỏa nên trồng cây linh sam trong sân vườn sẽ đem lại tài lộc, may mắn.

Ý nghĩa trong đời sống

Cây linh sam là loài cây có sức sống bền bỉ, dẻo dai và chịu được các biến đổi của khí hậu. Vì vậy, đây là hình ảnh của người quân tử, bất khả chiến bại, oai phong và bất khuất.

4 Cách trồng và chăm sóc cây hoa linh sam

Mặc dù là loài cây dễ thích nghi nhưng muốn cây linh sam tươi tốt thì bạn cần chú ý về một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây linh sam dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng

Có 2 cách trồng cây linh sam phổ biến đó là trồng trong chậu và trồng ra đất. Mặc dù 2 phương pháp gieo trồng này trông có vẻ khá giống nhau nhưng kỹ thuật có nhiều điểm khác biệt sau.

Trồng cây linh sam trong chậu

– Cây Linh Sam là loài cây cảnh có thể sinh trưởng và phát triển bộ rễ rất nhanh chóng, cho nên bạn có thể nhân giống cây theo phương pháp chiết cành hoặc giâm cành đều được.

– Chọn đất trồng cây linh sam trong chậu bằng đất hoặc cát đều được vì cây đều có thể phát triển tốt.

– Chọn chậu cây cảnh to bằng xi măng, có lỗ thoát nước tốt và đặt thêm vài hạt sỏi để ngăn ngừa rễ cây bị thối do nước ứ lại.

– Tiến hành trồng cây bằng cách cho đất hoặc cát vào trong chậu, làm cát nén chặt xuống phần gốc cây bằng cách lắc nhẹ chậu. Sau khi trồng xong thì mang chậu ra chỗ nhiều ánh nắng để cây nhanh chóng phát triển và đừng quên tưới nước thật thường xuyên để giữ đủ độ ẩm cho đất.

– Cây sau khi trồng sẽ mọc chồi mới sau 1 tháng và 5 tháng sau là bạn có thể thay đất và tiến hành tạo hình cho cây.

Có thể trồng cây linh sam trong chậu hoặc trồng thẳng ra đất

Trồng cây linh sam ngoài đất

Có thể bạn quan tâm: Chậu cây cảnh đẹp trong nhà

– Chọn vị trí trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng.

– Tiến hành trồng cây bằng cách lấy cát đắp thành 1 ụ lớn rồi trồng trên nền xi măng. Sau khi trồng xong thì tưới nước định kỳ cho cây để giữ độ ẩm. Khi rễ mầm của cây dài hơn 40cm thì mang rễ đi xả sạch cát và trồng ở đất bình thường.

Cách chăm sóc cây Linh Sam

Linh sam là loài thực vật ưa nước. Vì vậy cần lưu ý đáp ứng đủ lượng nước cần thiết cho cây và không tưới quá nhiều khiến cây bị ngập úng.

Bón thúc từ 5-10g phân NPK theo tỉ lệ 20:10:10 và 30g compomix theo định kì 1-2 tháng/lần. Ngoài ra, cần bổ sung 1 chút kali trong thời kỳ bắt đầu ra hoa để hoa được to, đẹp.

Ngăn ngừa các loại sâu bệnh như phấn trắng, bọ rầy,vàng lá,… bằng cách ra tiệm thuốc sâu để nhờ người bán tư vấn chi tiết.

5 Mua cây hoa linh sam ở đâu và giá bao nhiêu?

Giá của cây linh sam đa dạng theo chủng loại và kích cỡ

Như các bạn đã biết, ngày nay có rất nhiều loại cây linh sam trên thị trường. Bạn có thể tìm mua các loại cây linh sam theo sở thích cá nhân ở các tiệm cây cảnh hoặc các website kinh doanh cây cảnh, bonsai uy tín. Mỗi loài sẽ có một cái giá chênh lệch khác nhau tùy thuộc vào giống cây, kích cỡ và mức độ quý hiếm. Sau đây là một số liệt kê của Bách hóa XANH về giá của các loại cây linh sam.

  • Cây linh sam mini để bàn: 300.000-3.000.000 đồng/chậu
  • Các loại cây linh sam tiểu cảnh, ghép đá: 1-4 triệu đồng
  • Cây linh sam bonsai: từ 500.000 – hàng chục triệu đồng.

Vậy là Bách hóa XANH đã cung cấp đến các bạn thông tin của các loại cây linh sam. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho những ai yêu thích và muốn tự tay mình trồng loài cây cảnh xinh đẹp này nhé!

>> Cây Đại Tướng Quân là gì? Ý nghĩa cây Đại Tướng Quân trong phong thủy

>> Tưới cây cảnh bằng các loại nước bỏ đi này thì cây lúc nào cũng xanh tốt

>> Ý nghĩa cây tùng trong phong thủy

Chọn mua rau, củ, trái cây tươi ngon, chất lượng tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH

Có thể bạn quan tâm: Mua chậu cây cảnh đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *