Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Trong dân gian, màu đỏ còn có tác dụng xua tà mà, đuổi quỷ dữ. Người thích màu đỏ là người có cá tính mạnh, luôn tràn đầy nhiệt huyết, đem lại niềm vui cho những người xung quanh. Là một người yêu thiên nhiên, chắc hẳn bạn sẽ muốn tham khảo một vài loài hoa màu đỏ dể trồng trong nhà hay để tặng người bạn quý mến. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn hơn 25 loài hoa màu đỏ đẹp và ý nghĩa của nó.
1. Hoa Hồng màu đỏ
Từ lâu, hoa hồng đỏ được biết đến như một biểu tượng của tình yêu. Một tình yêu nồng cháy và mãnh liệt. Các đôi yêu nhau thường chọn hoa hồng để bày tỏ tình cảm với đối phương.
Bạn đang xem: Cây cảnh hoa đỏ
Vị trí đặt hoa hồng
Hoa hồng loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng. Cây sẽ phát triển tốt nếu được phơi nắng đủ 8 tiếng/1 ngày đồng thời cây sẽ ra nhiều hoa với những màu sắc rực rỡ, nhưng nhớ tránh ánh nắng quá gay gắt. Việc thiếu ánh nắng sẽ khiến cây chậm phát triển và không ra hoa đẹp như mong muốn.
Tưới nước
Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ gây hại đến cho cây và còn vàng lá, rụng lá. Nếu trồng ở đất vườn bạn nên tưới mỗi ngày một lần, còn nếu cây hoa của bạn được trồng trong chậu thì tưới hai lần vào mỗi sáng sớm và lúc chiều mát. Nếu thời tiết nắng gắt cần tưới thêm để cây không bị héo. Hạn chế tưới nước vào buổi tối sẽ khiến cây dễ bị nấm bệnh do nước đọng lại trên lá, nụ hoa.
Tham khảo cách tưới hoa hồng tốt nhất tại đây.
Đất trồng
Bạn nên thay đất trồng mỗi năm 1 lần. Đây là bước rất quan trọng, quyết định cây hoa hồng của bạn có ra nhiều hoa, hoa có đẹp hay không. Chọn đất hay giá thể tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ. Giá thể nên sử dụng xơ dừa, tro trấu, đất, phân trùn quế.
Phân bón
Bạn quan sát nhánh cây, nếu có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định kỳ 1 tháng 1 lần.
- Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây xong lấp đất lại. Sau đó, bổ sung nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.
- Lúc cây mới nhú nụ hoa bón thêm kali hồng hoặc bón thêm phân trùn quế thì hoa sẽ có màu sắc đặc trưng đậm đà. Tuyệt đối không tưới phân, tưới nước lên cánh hoa khi nụ bắt đầu nở hoa.
- Nếu cây của bạn mới trồng thì sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10 , phân cá, rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Cách cắt tỉa cho hoa hồng
Bên cạnh cách chăm sóc hoa hồng thì cách cắt tỉa như thế nào để cây phát triển rất quan trọng.
Cách cắt tỉa để hoa hồng tiếp tục ra hoa
- Thời điểm thích hợp để cắt hoa là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Lúc này, cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nhiều nước hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa.
- Khi cắt hoa, phải cắt xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Nên dùng dao hoặc kéo sắc để cắt cây, tránh tình trạng xước dập. Lúc cắt đếm từ dưới chỗ đầu cành lên chừa 3 lá, như vậy nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới.
- Tỉa đi những nhánh hư, xấu. Tầm 1 tháng sau, cây hoa hồng lại tiếp tục ra hoa.
- Sau khi cắt hoa xong, phải cắm cây hoa vào nước sạch
Cách cắt tỉa để cây hoa hồng mọc nhiều nhánh
- Bước 1: Cây hoa hồng sau khi chiết hoặc giâm trồng trong chậu khi được 3 cặp lá (khoảng 1,5 tháng), tiến hành ngắt ngọn. Sau vài tuần lễ, cây hoa hồng sẽ mọc ra thêm 2-3 tược non mới.
- Bước 2: Bẻ nhánh hoa hồng cho ngã hẳn qua 1 bên, 1 gốc >90 độ. Chỉ bẻ cúp cây hoa hồng qua một bên, không được cắt cây. Làm theo cách này sẽ giúp cho cây hoa mọc thêm từ 3 tược hoặc nhiều hơn nữa tùy vào chế độ bón phân và chăm sóc cây.
Lưu ý:
- Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, những cành xấu, già. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
- Sau cắt tỉa cần phun thuốc trừ sâu và nấm kịp thời để bảo vệ mắt mầm, giúp mầm bật khỏe.
- Liên tục ngắt ngọn của cây để không cho cây mọc cao hơn đồng thời chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào nuôi hoa. Nên bấm ngọn vào thời kỳ cây sắp ra hoa.
Đề phòng / diệt sâu bệnh trên cây hoa hồng
- Nếu cây có dấu hiệu bị nấm bệnh, bắt buộc bạn phải phun thuốc Bảo vệ thực vật. Nhớ trộn theo đúng hướng dẫn trên bao bì từng loại.
- Phun phòng dùng lượng = 1/2 khi phun trị.
- Ưu tiên dùng các loại thuốc hữu cơ (như dầu Neem) nếu trồng cây trong nhà, hạn chế dùng các loại thuốc hóa học.
2. Hoa Dâm Bụt màu đỏ
Cách chăm sóc cây Hoa Dâm Bụt
– Ánh sáng: Đây là giống cây ưa sáng tuyệt đối. Chúng sẽ không chịu nổi nơi nào âm u đâu. Ánh sáng chỉ cần không đủ thôi là nụ đã rụng rồi. Hoa có nở ra cũng nhỏ, không thắm, màu sắc nhợt nhạt. Nhìn chung rất mất thẩm mỹ. Mùa hè phải che nắng cho cây để cây không bị cháy lá, cháy thân. Còn mùa đông thì đem cây vào nhà tránh rét.
– Nhiệt độ: Chúng không chịu được rét lạnh mà chỉ thích nơi ấm áp và thoáng gió thôi. Nếu ở miền Bắc, từ tháng 10 trở đi bạn nên cho cây vào nhà là tốt nhất. Sau đó duy trì nhiệt độ tầm 15 đến 28 độ là được. Để ngoài đôi khi cây bị lạnh quá đấy!
Còn ở miền Nam thì bạn cứ để chúng thoải mái ở bên ngoài, cho hứng càng nhiều nắng càng tốt.
Có thể bạn quan tâm: Hoa và đá
– Nước: Chúng là giống cây ưa ẩm và không chịu hạn được. Do đó đều đặn mỗi ngày tưới nước cho cây 1 lần. Mùa hè thì tưới 2 lần 1 ngày vào sáng và chiếu mát. Như vậy lá và đất trồng sẽ đủ độ ẩm. Khi mùa mưa đến cần có biện pháp thoát nước tốt để cây không úng ngập.
– Đất: Dâm Bụt là loài hoa dễ chịu, đất nào cũng thích nghi được. Đương nhiên nơi nào đất giàu dinh dưỡng lại có độ acid thì chúng phát triển còn nhanh và mạnh hơn. Bạn có thể tự trộn đất trồng như sau. Đất thịt và phân khô theo tỉ lệ 4:1 là được.
– Phân bón: Dâm bụt là giống cho hoa quanh năm nên chúng cũng không đòi hỏi phân nhiều lắm. Nhưng bạn cũng cần chú ý để bổ sung phân kịp thời cho cây nhé! Như vậy cây mới đủ dinh dưỡng được. Khi mới trồng cây bạn cần bón cho cây. Sau đó khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng thì đều đặn bón 1-2 lần 1 tháng. Đến khi cây ra hoa thì bón thêm kali cho chúng vài ba lần. Bạn nên dùng phân hữu cơ hơn là vô cơ.
Đặc biệt, Dâm Bụt là loài cây có thể trồng bằng cách giâm cành!
Những cành đem giâm phải khỏe mạnh, không sâu bệnh. Để lại phần lá trên ngọn, lá bên dưới thì tuốt đi. Sau đó đem cắm cành xuống đất. Chú ý độ ẩm của đất cần đủ. Không khí xung quanh cũng phải mát mẻ và ẩm ướt để cành không héo. Nhiệt độ nên duy trì là 18 đến 20 độ là lý tưởng. Chừng 20 ngày đến 1 tháng sau cây sẽ bắt đầu ra rễ. Thời điểm tốt nhất để giâm cành là mùa hè hoặc sang thu. Lúc này thời tiết thuận lợi hơn 2 mùa còn lại.
3. Hoa Sử Quân Tử
4. Hoa Đồng Tiền màu đỏ
5. Hoa Hồng Môn
6. Hoa Mười Giờ màu đỏ
7. Hoa Cẩm Chướng đỏ
8. Hoa Tulip đỏ
9. Hoa Dạ Yến Thảo màu đỏ
10. Hoa Giấy màu đỏ
11. Hoa Gạo
Có thể bạn quan tâm: Kệ de cây cảnh ban công
12. Hoa Sống Đời
13. Hoa Riềng Đỏ
14. Hoa Mai màu đỏ
15. Hoa Đỗ Quyên
16. Hoa Đuốc
17. Hoa Dừa Cạn màu đỏ
18. Hoa Lily màu đỏ
19. Hoa Hải Đường đỏ
20. Hoa Phượng Vĩ
21. Hoa Mẫu Đơn màu đỏ
22. Hoa Bỉ Ngạn
23. Hoa Anemone màu đỏ
24. Hoa Hướng Dương màu đỏ
25. Hoa Mào Gà
Có thể bạn quan tâm: Công dụng thần kỳ và cách trồng củ bình vôi bonsai | Nông nghiệp phố
Bài viết liên quan: