Cây cảnh dáng trực huyền

Cây cảnh dáng trực huyền

Trong nghệ thuật bonsai quyết định được giá trị của cây không chỉ cần giống cây, độ quý hiếm mà quan trọng nhất là dáng cây. Đặc trưng của nghệ thuật bonsai là cây cảnh được trồng trong bồn hoặc chậu và có dáng vẻ như một cây cổ thụ thu nhỏ, việc này hầu như cần sự can thiệp của bàn tay con người. Với sự phát triển như thế đã dần tìm ra được các dáng cây cơ bản để có thể áp dụng cho mọi loại cây, trong đó cây có dáng huyền có tạo hình hấp dẫn nhất.

Sức hấp dẫn của cây đến từ việc cây có dáng vươn ra ngoài chậu và chúi hẳn xuống dưới thể hiện nguồn sống khắc nghiệt nhất. Trong tự nhiên cây mọc trên đất phải vươn lên bầu trời nhưng cây có dáng huyền lại đi ngược lại với tự nhiên, thường mọc ở những sườn núi, vách đá cheo leo, để sinh tồn cây đã phải nỗ lực sử dụng hết sức mình để những sợi rễ bám chắc vào đá. Phía trên là nắng, mưa, bão tố đổ xuống khiến cây rất khó khăn trong việc vươn lên, nhưng dù là thế cây vẫn xanh tốt. So với dáng nghiêng và hoành, cây dáng huyền có độ dẻo dai hơn hết vì độ dốc của chúng, vẻ ngoài mềm mại, dịu dàng, tươi trẻ song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Bạn đang xem: Cây cảnh dáng trực huyền

Để có được dáng cây khó nhằn này nhiều người đã chèo đèo lội suối thậm chí không màng sinh tử để khai thác được những giống cây dáng huyền, vì không dáng cây nào đẹp được như cây tự nhiên và giá trị bằng nó. Tuy nhiên có một nhược điểm là cây có thể suy yếu và chết do bị thay đổi môi trường sống đột ngột cho nên việc áp dụng những kĩ thuật tạo dáng huyền cho cây bonsai không phải là ít nhưng đòi hỏi kĩ thuật và kinh nghiệm phong phú hơn. Dáng huyền của một cây cảnh có đẹp hay không còn cần có thời gian, phụ thuộc vào bàn tay các nghệ nhân và hơn thế nữa là sự chăm sóc của người trồng.

Cách để tạo nên một cây bonsai dáng huyền tuyệt dẹp

Có 2 cách để tạo dáng duyền cho một cây bonsai: chọn nhánh có dáng huyền sẵn trên thân chính, sử dụng cây dáng trực.

Người ta thường sử dụng cách chọn nhánh có dáng huyền trên thân cây vì khi cây còn nhỏ chúng ta có thể uốn tỉa cây theo ý thích, nếu có chủ ý muốn tạo dáng huyền ngay lúc này thì nên chọn một nhánh thấp thích hợp uốn hạ xuống. Khi cây lớn lên chúng ta sẽ tiến hành cắt bỏ những nhánh còn lại, chỉ chừa lại duy nhất nhánh chúng ta đã uốn để làm thân chính.

Với cách thứ 2 chúng ta có thể sử dụng những cây dáng khác mà bị lỗi như cây dáng trực nhưng bị cong ở giữa thân. Chúng ta sẽ đào gốc ra khỏi chậu và đặt chúng trên mặt chậu với dáng nằm ngang, cách này có thể giúp rễ cây phát triển vươn đến mặt đất, nếu chăm sóc tốt bộ gốc rễ có thể nằm luôn trên bề mặt đất tọa thế bị bật gốc làm tăng thêm sự cổ kính và mạnh mẽ.

Quá trình để nuôi một cây có dáng huyền phải mất rất nhiều thời gian, từ 5 – 6 năm vì phải tiến hành các bước theo trình tự. Quan trọng nhất chính là phần gốc của cây, chúng phải đủ khỏe để có thể chống đỡ các chi đổ ngoài chậu, nên phần rễ cần phải nuôi đầu tiên. Chúng ta cần phải chọn được những nhánh rễ cứng cáp để làm rễ chính, nếu sau này cây mọc rễ mới khỏe hơn và những rễ kia không cần thiết thì có thể cắt đi. Khi xử lí bộ rễ những cây trực thì chúng ta có thể đắp đất vào phần rễ trồi lên mặt đất đễ chúng dễ phát triển hơn.

Đối với các chi, chi thứ nhất sẽ hướng lên trên, bắt đầu từ chi thứ hai sẽ cho đổ xuống, để các nhánh cây mọc theo ý muốn của mình thì có thể sử dụng kĩ thuật khoanh vỏ để nhánh mới đâm chồi ở các mắt lá, chúng ta cần dự phòng nhiều chi hơn đề phòng phần ngọn bị chết. Để có được những độ cong quyến rũ hay những tán lá đẹp là cả một quá trình, nhất là đối với dạng cây dáng huyền cũng bởi những rủi ro sơ xuất của người trồng cây hoặc người thiếu kinh nghiệm và kĩ thuật.

Top 10 cây bonsai dáng huyền đẹp nhất

Cây Kim thanh mai

Là một giống cây thuộc cây mai chiếu thủy, vì đặc tính dễ trồng, cành mềm dẻo dễ tạo dáng nên được ưa thích sử dụng làm bonsai và dáng huyền là dáng đẹp nhất để áp dụng tạo dáng cho kim thanh mai. Cây có 2 nhánh chia ra một nhánh dài và một nhánh ngắn, nhánh ngắn vẫn phát triển như tự nhiên, nhánh còn lại thì đặc biệt hơn có độ dốc xuống, các tán lá được cắt tỉa thành tán tròn như các bậc thang nhìn rất đẹp mắt.

Xem thêm: Săn lùng và bán phôi cây cảnh các loại tại Đà Nẵng giá rẻ

Cây bonsai Hoa giấy

Tuy hoa giấy có rất nhiều màu sắc nhưng hoa giấy tím là loại thích hợp làm bonsai nhất vì nó có cành mềm, sức sống cao, dễ trồng, thích hợp cho những người không có thời gian chăm sóc cây. Chủ nhân cây hoa giấy dáng huyền này là ông Phạm Khắc Tỉnh ở Hải Dương. Màu tím của hoa trải dài các tán lá mang lại nét đẹp dịu dàng ấm áp, gốc to trồi lên mặt đất và nhiều rễ cắm chắc chắn vào đất chậu thể hiện sự chắc chắn. Nếu không gian bạn quá đơn điệu và cần thêm vài điểm nhấn thì hoa giấy là sự lựa chọn không thể bỏ qua.

Cây Cây linh sam

Linh sam mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, giàu sang nên trong bộ sưu tập cây cảnh bonsai của các nghệ nhân không thể nào thiếu cây linh sam. Để kiệt tác này được ra đời nhà vườn Cổ Hoa Mai đã mất 3 năm để chăm sóc và uốn tỉa , tạo dáng, đặc tính đẹp của các loại cây cảnh bonsai đó là gốc to lá nhỏ và cây linh sam có tên “Nàng Linh” này đã hội tủ các yếu tố vẻ đẹp của một cây bonsai dáng huyền. Cây còn được nhà vườn sử dụng các kĩ thuật trồng trọt chăm sóc tốt để cho ra những bông hoa tím ngây ngất lòng người.

Cây sanh

Sanh rất được phổ biến để chọn làm bonsai dáng huyền vì cành sanh dẻo, rất dễ uốn, từ trên cành hình thành các tán lá rộng và rậm rạp nhìn rất bắt mắt, trở thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao, đặc biệt là với cây được đánh giá là có dáng huyền đẹp tự nhiên dưới đây. Cây được trồng trong chậu to để rễ dễ dàng phát triển vì bộ rễ của cây rất to, trồi lên gần ½ với nhiều rễ con xung quanh, các tán lá được cắt tỉa gọn gàng như hình cái đĩa. Thân bé dần từ gốc đến ngọn thể hiện sử dẻo dai, thanh mãnh nhưng không kém phần mạnh mẽ.

Cây lộc vừng

Đây là loài cây có hoa rất đẹp và mang lại giá trị tinh thần cho gia chủ, là một trong những cây được các nghệ nhân bonsai chào đón nhất. Theo phong thủy cây có ý nghĩa đem lại sự may mắn, sự yên bình và tài lộc cho gia chủ nên cây Lộc Vừng là sự lựa chọn tốt cho những món quà trao nhau ngày Tết đến. Cây được trồng trong chậu có nước, các nhánh cây được uốn toả ra xung quanh để các dãy hoa không bị đụng nhau, hoa có màu đỏ rủ xuống như một dãy hoa cánh hoa rũ xuống mặt nước tạo nên cảnh tượng động lòng người.

Cây mai vàng

Xem thêm: CÂY VÚ SỮA

Mai vàng đã không còn xa lạ gì với chúng ta, với sắc vàng rực rỡ của hoa mai thể hiện tài lộc dồi dào khiến các bậc thầy cây cảnh không thể chối từ. Sử dụng mai để tạo dáng huyền cũng khá hiếm nhưng khi đã tạo ra thì chỉ có thể khen đẹp. Thân cây vươn ra khỏi chậu có độ cong rất mềm mại từ trên xuống, hoa mai nở rộ đầy cành trông như một dòng suối vàng rực rỡ, phần gốc bám vào đất chậu rất chắc chắn.

Cây khế

Mặc dù là cây ăn quả phổ biến triển rất tốt ở khí hậu nước ta nhưng vẫn không thể lọt khỏi mắt xanh của các nghệ nhân chơi cây bonsai. Tương tự như các cây sanh, si, khế có gốc to, thân gỗ, cành giòn nên chủ yếu thường tạo dáng ở phần gốc rễ, thích hợp với dáng huyền. Thân cây xù xì, ngoằn nghoèo, có độ cong tự nhiên, khi khế ra quả thì rất to treo lủng lẳng đung đưa qua lại như đeo thêm vật trang trí trên thân cây. Hoa khế khi nở sẽ nở thành từng chùm nhỏ, có màu trắng và cuống đỏ, tạo thêm những điểm nhấn cho cây.

Cây nguyệt quế

Chúng ta thường thấy nguyệt quế thường dùng làm cây công trình để tạo cảnh quan môi trường nhưng hiện tại nguyệt quế còn sử dụng làm cây bonsai và đẹp nhất trong dáng huyền. Cây có kích thước tương đối không đến 100cm nên có thể dùng trang trí nội thất hoặc sân vườn, bàn làm việc tùy theo sở thích. Cây nguyệt quế mang ý nghĩa chiến thắng nên không thiếu người chọn lựa để trưng bày, ngoài ra còn do những bông hoa nguyệt quế trắng tinh và tỏa hương thơm của chúng. Chăm sóc cây rất dễ, chỉ cần tưới nước và đất trồng thoát nước tốt.

Cây sơ ri

Là một cây ăn quả phổ biến, có thân gỗ mềm nhỏ, dễ thích nghi với các loại đất nên rất dễ trồng và chăm sóc. Vỏ cây màu nâu sẫm xen kẽ các đốm trắng tạo nên các điểm nhấn đặc biệt, khi cây ra quả có màu đỏ, xanh xen kẽ đầy màu sắc nên rất được các hộ gia đình trồng làm cảnh. Khi cây ở dáng huyền tạo nên một sắc thái hoàn toàn khác, không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây cảnh bonsai duyên dáng.

Cây kim quýt

Nếu ai thích trang trí vườn theo phong thủy thì không thể bỏ qua kim quýt vì nó mang ý nghĩa tài lộc, cho nên ở bất cứ đâu dù là vườn, bàn làm việc, phòng khách,…đều được ưa chuộng để trang trí. Kim quýt dễ uốn, tạo các thế bonsai khác nhau và dễ chăm sóc đặc biệt là ở dáng huyền, mềm mại uốn cong hợp lý làm người nhìn rất dễ chịu. Cây có đặc tính chậm lớn, lá nhỏ, thân có gai cứng cáp mang lại vẻ sang trọng cho nơi trưng bày, quả nhỏ màu đỏ và có thể ăn được.

keyword: Top 10 cây bonsai dáng huyền đẹp nhất

Có thể bạn quan tâm: Cây thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *