Bạn muốn lựa chọn một cây cảnh sang trọng, xanh mát, nổi bật thì đây là những gợi ý thích hợp.
Nếu phòng khách hoặc ban công tương đối thoáng, việc trồng một hoặc hai chậu cây cảnh lớn với dáng cao sẽ làm cho không gian trông tự nhiên và tươi mát hơn. Chúng cũng có thể làm tăng không khí ấm áp cho căn phòng, thu hút sự chú ý và trở thành tâm điểm của ngôi nhà.
Bạn đang xem: Cây cảnh cao
Bạn thích trồng chậu cây cảnh loại lớn không? Bạn muốn cây có lá lớn hay lá nhỏ, chịu hạn hay đặc biệt ưa nước?
9 loại cây cảnh trong nhà có kích thước lớn đặc biệt được ưa chuộng:
1. Cây bàng Singapore (Ficus lyrate)
Nếu bạn muốn trồng một cây cảnh lớn thì bàng Singapore là lựa chọn thích hợp. Cây cảnh này trồng trong nhà có thể phát triển từ 1-2m. Cây này rất thích hợp trồng ở ban công hướng Nam, có nhiều ánh nắng thì cây sẽ phát triển rất nhanh.
Về ý nghĩa phong thủy: Cây bàng Singapore là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng. Nhiều chủ nhà và chủ doanh nghiệp đã đặt cây này trong nhà và cơ sở kinh doanh của họ để hy vọng cho sự may mắn trong cuộc sống và trong công việc kinh doanh.
Ngoài ra, nó còn có ý thanh khiết, thánh thiện, biểu trưng cho sự gắn kết, vui vẻ.
Về tác dụng thanh lọc không khí: Cây cảnh này cũng là loạn cây thanh lọc không khí. Bày cây này trong nhà có thể cải thiện đáng kể chất lượng không khí bằng cách loại bỏ độc tố.
Do đó, nếu bạn đặt cây bàng Singapore trong nhà không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà còn cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Cách chăm sóc cây bàng Singapore: Để chăm sóc, bảo dưỡng cây bàng Singapore, bạn cần chú ý cho chúng nhiều ánh sáng mặt trời, thông gió tốt. Không để chúng trong nơi có bóng râm và bí. Nếu được tưới thường xuyên vào mùa nóng thì cây cảnh sẽ tươi tốt. Ví dụ, nếu nhiệt độ cao hơn 18 độ C, bạn thấy lớp đất mặt khô thì cần tưới nước kịp thời.
Còn nếu bạn để trong nhà không có nhiều ánh sáng, chỉ có thể để nơi có ánh sáng tán xạ nhẹ thì bạn phải đợi đất chậu khô rồi mới tưới nước thật đẫm. Nếu bạn thấy lá cây rủ có thể chúng thiếu nước nghiêm trọng, cần tưới thật nhiều.
Cây bàng Singapore của một số người có thể dễ bị rụng lá hoặc mọc những đốm bệnh trên lá. Nguyên nhân thường là do môi trường không thích hợp. Cây cảnh này rất ưa nắng và cũng thích độ ẩm không khí cao hơn. Do đó, nếu thấy cây phát triển không tốt phải chuyển ra nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ.
2. Cây cảnh: Đa búp đỏ (Ficusastica)
Có nhiều giống cây cảnh của cây đa búp đỏ, bao gồm cả cây đa lá đen thông thường, cây đa búp đỏ có lá vân trắng hoặc vân đỏ… Các cây đa búp đỏ có thể phát triển cao từ 1-2 mét.
Về ý nghĩa phong thủy: Cây đa búp đỏ có nhiều biểu tượng như: biểu tượng của sự trường tồn, của sức sống. Cây đa búp đỏ còn mang ý nghĩa của sự may mắn. Chính vì thế, trồng một cây đa búp đỏ mini làm cây cảnh trong nhà hoặc để trên bàn làm việc sẽ giúp cho công việc của gia chủ thuận buồm xuôi gió, báo hiệu nhiều sự may mắn hanh thông.
Về tác dụng thanh lọc không khí: Cây đa búp đỏ không chỉ có khả năng hút bụi và các loại khí độc trong không khí như carbon monoxide … mà đa còn có khả năng hút cả các chất độc trong khói thuốc lá thải ra vượt trội so với nhiều loại cây khác. Chính vì thế có một cây đa búp đỏ mini trồng trong nhà sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe của gia đình bạn.
Cách chăm sóc cây đa búp đỏ: Cây đa búp đỏ khi mua về có thể là chậu cây rất nhỏ nhưng sau khi phát triển thành một chậu cây xanh lớn trong nhà, bạn hãy chú ý cho nhiều ánh sáng mặt trời, duy trì môi trường ấm và ẩm. Cây cảnh này không ưa bóng râm quá và cũng sợ sương giá, nhiệt độ là tốt nhất nên duy trì trên 5 độ C.
Lá cây đa búp đỏ trồng trong chậu lâu ngày là do bị bụi phủ hoặc do thiếu ánh sáng. Do đó, khi chăm sóc chúng, bạn hãy đảm bảo lá được lau thường xuyên và để cây ở chỗ đủ ánh sáng.
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây cảnh bàng búp đỏ, tốt nhất nên có ánh sáng trên 3-8 tiếng/ngày, cộng với môi trường ấm áp quanh năm, độ ẩm không khí trong nhà trên 45% và vệ sinh lá thường xuyên.
Vào mùa nóng, nhiệt độ phát triển tốt cho cây cảnh này là từ 18 – 28 độ C, bạn có thể bón bổ sung phân tan trong nước 2 đến 3 tuần/lần (với điều kiện cây đang phát triển), hoặc bón phân tan chậm 2 lần/năm để cho cây phát triển nhanh chóng, lá sáng bóng.
3. Cây Si (Ficus benjamina)
Cây si là cây thân gỗ cao, lá có thể xanh quanh năm, lá phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đây là loại cây xanh thanh lọc tuyệt vời, cũng có thể trồng trên ban công, bệ cửa sổ để đón nhiều ánh sáng mặt trời.
Cây si cũng có nhiều loại hoa và lá, có loại lá khá đẹp, thích hợp trang trí trong nhà với những viền gấm đẹp mắt hay lá nhỏ, hình trứng. Đây là loại cây cảnh có kích thước lớn, đặc tính làm cảnh tốt.
Về ý nghĩa phong thủy: Cây si có ý nghĩa bảo vệ gia đình trước điềm xấu, giữ gìn tiền bạc, của cải cho gia đình. Cây Si nhật cảnh hợp với khá nhiều mệnh: mệnh thuỷ, mệnh mộc, mệnh thổ và mệnh hỏa. Trồng cây si nhật sẽ mang đến sự may mắn, tiền bạc dồi dào và sự thăng tiến.
Về tác dụng thanh lọc không khí: Cây si cũng sản xuất được lượng oxy lớn và lọc bỏ được nhiều chất độc hại trong không khí: fomandehit, toluene, xylen.
Cách chăm sóc cây si: Việc bảo quản cây si không khó lắm. Cây cảnh này có thể phát triển tốt trong môi trường có nhiều ánh sáng tán xạ, chịu được ánh sáng yếu nhưng không được để trong bóng râm quá nhiều. Nếu môi trường kém thông thoáng, thiếu ánh sáng thì lá của nó rất dễ bị rụng. Nếu nhiều nước (đất chậu tiếp tục ẩm ướt) sẽ làm thối bộ rễ.
Để chăm sóc cây si trong chậu phải duy trì độ ẩm, duy trì môi trường nắng ấm, thỉnh thoảng bón một ít phân tan trong nước trong suốt mùa sinh trưởng.
4. Cây cảnh: Trầu bà lá xẻ (Philodendron bipinnatifidum)
Trầu bà lá xẻ có thể mọc rất cao. Hình dáng lá cây rất đẹp và xanh mát khiến nhiều người ưa thích trồng cây này làm cảnh trong nhà. Những chiếc lá như lông vũ mọc lên, xòe ra chiếm không gian rộng lớn khiến ta cảm thấy như lạc vào khu rừng nhiệt đới.
Về ý nghĩa phong thủy: Nhiều người tin rằng, cây trầu bà lá xẻ mang đến may mắn, niềm vui, tài lộc cho mình và người thân. Cây không những có lợi ích về sức khỏe, mà còn mang đến nhiều ý nghĩa về tinh thần.
Về tác dụng thanh lọc không khí: Giúp loại bỏ một số khí độc hại thải ra từ các thiết bị điện tử. Phù hợp trồng những nơi không khí ít lưu thông, góp phần làm cải thiện môi trường sống.
Cách chăm sóc cây trầu bà lá xẻ: Khi nuôi cây trầu bà lá xẻ trong chậu cần chú ý ánh sáng tán xạ thích hợp (3 đến 6 giờ mỗi ngày), trong môi trường quá tối lá sẽ không dựng đứng được, lá mọc mỏng manh và sẫm màu.
Cây trầu bà lá xẻ trong chậu cần duy trì độ ẩm không khí nhất định, vệ sinh lá cây thường xuyên, giữ ấm, giữ nhiệt độ thấp nhất trên 7 độ C thì tình trạng cây sẽ tốt hơn. Vào mùa ấm, miễn là lá của nó đang phát triển, bạn có thể được bổ sung bằng phân bón hòa tan trong nước 3 tuần một lần.
5. Cây cảnh: cau nhật (Chrysalidocarpus lutescens)
Cây cau nhật còn gọi là cây cau vàng, cây dừa cảnh là một loại cây thân lá cao thuộc họ cọ, có vẻ ngoài rất nhiệt đới và luôn được ưa chuộng trong trang trí nội thất gia đình.
Về ý nghĩa phong thủy: Cây cau nhật giúp xua đuổi những điều không tốt, mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Cây còn mang vượng khí đến cho gia đình, thuận lợi cho đường công danh sự nghiệp.
Về tác dụng thanh lọc không khí: Loại thực vật này còn nổi tiếng là loại cây cảnh lọc khí hiệu quả nhất. Nó có thể lọc được amoniac, tồn tại trong chất tẩy rửa quần áo, dệt may, thuộc nhuộm vải.
Vậy nên bạn có thể đặt nó ở gần chân giường, góc phòng ngủ để nó lọc bớt hoá chất vương trên quần áo, chăn đệm, tấm trải, ghế sofa.
Cách chăm sóc cây cau nhật: Tuy nhiên, rất khó để duy trì điều kiện tốt cho chậu cau nhật phát triển vì nó khá kén môi trường sống. Cây cảnh này sẽ phát triển kém ở những nơi không khí khô, thiếu ánh sáng mặt trời hoặc kém thông gió.
Nhiều công ty sẽ đặt một hoặc hai chậu cau nhật trong văn phòng hoặc phòng họp, nhưng chúng cũng cần được thay thế thường xuyên, nếu không chúng sẽ phát triển kém. Các cây cau cảnh này được nhiều nơi cho các văn phòng thuê.
Khi trồng cau cảnh tại nhà, chúng chúng ta nên chú ý hơn đến tán xạ ánh sáng dịu nhẹ, không nên để nơi râm mát, cũng phải chú ý duy trì độ ẩm, độ ẩm không khí không được thấp hơn 50% là được.
Lâu ngày, bạn có thể thường xuyên phun nước hoặc mở bình phun ẩm nên vệ sinh lá thường xuyên, tần suất mỗi tuần 1 lần. Đặc biệt, nhện đỏ sinh sản rất dễ trên cây cảnh này và khi gặp không khí hanh khô lá sẽ xù xì, có các đốm nâu vàng.
6. Cây cảnh: Tùng bách tán Araucaria heterophylla
Cây tùng bách tán là loại cây trồng trong nhà tương đối cao, trông hơi giống cây tùng, lá hình kim, cây có thể cao tới 2-3 mét, sau khi được trồng làm chậu trong nhà thì chiều cao của cây là khống chế trong khoảng 1,5 mét.
Về ý nghĩa phong thủy: Trong phong thủy, cây tùng bách tán mang ý nghĩa về sự “trường thọ”, cây có thể sống tốt trong sương tuyết mà vẫn cứng cỏi vươn lên xanh tươi, chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Mặc khác, người ta quan niệm gỗ cây tùng bách có thể trừ tà khí, xua đuổi được ma quỷ mang lại sự bình yên, an lành cho con người.
Về tác dụng thanh lọc không khí: Cây tùng bách tán cũng như bao loại cây khác, cũng được dùng để lọc không khí, sát khuẩn tạo gia một không gian xanh thoải mái cho căn phòng.
Cách chăm sóc cây tùng bách tán: Cây cảnh này thích đủ ánh sáng tán xạ, chú ý duy trì độ ẩm vì nếu không khí quá khô, lá sẽ bị khô.
Chậu cây tùng bách tán nên để nơi thoáng gió, nhưng không được đặt cạnh hệ thống sưởi và điều hòa nhiệt độ. Khi bảo dưỡng trong nhà, thường đợi bề mặt đất khô từ 3 đến 5 cm rồi tưới nước, không để đất tiếp tục ẩm nhưng cũng không để đất khô lâu.
7. Cây bàn tay (Fatsia Japonica)
Cây bàn tay là một loại cây thân lá, cành lá có sức sống vô cùng lớn, lá của nó vô cùng to, giống với lá phong.
Cây bàn tay là loại cây ăn lá nhiệt đới và cận nhiệt đới rất cổ điển. Chúng ưa môi trường ấm áp quanh năm. Cây có thể cao đến 1-2 mét. Nếu có ánh sáng thích hợp, môi trường ấm áp, cây cảnh này có thể nở hoa trên ngọn cây. Các hoa hình cầu nhỏ màu trắng có thể đẻ những quả mọng nhỏ sau khi ra hoa.
Về tác dụng thanh lọc không khí: Fatsia với các lá xanh lớn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.
Cách chăm sóc cây bàn tay: Khi chăm sóc cây bàn tay cần chú ý giữ ấm môi trường, nhiệt độ thấp nhất nên duy trì trên 5 – 7 độ C. Ngoài ra cần chú ý duy trì độ ẩm, tránh không khí hanh khô, chú ý chăm sóc cây thường xuyên, mỗi tuần 1-2 lần phải vệ sinh lá, không để lá có nhiều bụi trên bề mặt. Ánh sáng dịu sẽ khiến cây quang hợp tốt hơn, lá xanh bóng.
8. Cây thiết mộc lan (Dracaena)
Cây thiết lộc lan có nhiều loài khác nhau, trong nhà phổ biến nhất là cây gỗ Brazil hay còn gọi là cây huyết dụ thơm, là loại cây lá đặc biệt chịu hạn và chịu bóng, cây có thể cao đến hơn một mét.
Về ý nghĩa phong thủy: Theo phong thủy, cây cảnh thiết mộc lan được cho là mang đến may mắn cho gia chủ về tài lộc và tiền bạc, nhất là khi cây ra hoa báo hiệu tiền tài sắp đến. … Ngoài ra, nếu đặt cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, cây sẽ đại diện cho hành Mộc mang lại may mắn cho gia chủ
Về tác dụng thanh lọc không khí: Đây cũng là cây cảnh trong nhà có tác dụng lọc không khí đem đến cho không gian sống một sự tươi mới, xanh mát.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan: Khi trồng trong chậu cây cảnh này, bạn cần chú ý cung cấp ánh sáng dịu thích hợp để giữ ấm cho môi trường. Ngoài ra chú ý đất trồng chậu không được thường xuyên ẩm ướt, tưới quá nhiều thiết mộc lan sẽ bị thối rễ. Nói chung, khi đất trong chậu khô hoàn toàn bạn hãy bổ sung nước cho cây cảnh.
9. Xương rồng Euphor lá đỏ (Euphorbia Trigona)
Xương rồng Euphor lá đỏ là một loại cây thân cao thuộc họ Euphorbiaceae, hình dáng giống cây xương rồng hơn nhưng thực tế lại khác cây xương rồng. Chúng là một loài cây mọng nước chịu hạn rất tốt thuộc họ Euphorbia.
Về ý nghĩa phong thủy: Nếu đặt cây trước cổng nhà, ban công hay sân thượng thì nó giống như người lính gác. Giúp xua đuổi những điều không may mắn để bảo vệ ngôi nhà khỏi những tà ma hay bùa chú.
Ngoài ra nó còn có ý nghĩa vượt lên trên khó khăn, gian khổ để vươn đến thành công.
Về tác dụng lọc không khí: Mặc dù lá của cây xương rồng đã bị tiêu biến nhưng thân cây vẫn có khả năng quang hợp tốt. Giúp hấp thụ hết những khí cacbonic ở môi trường xung quanh và trả lại khí oxy trong sạch.
Cách chăm sóc cây xương rồng Euphor lá đỏ: Bạn cần chú ý cung cấp ánh sáng thích hợp cho cây xương rồng Euphor lá đỏ trồng trong chậu. Tuy cây cảnh này sống được ở nơi râm mát nhưng lại phát triển rất chậm thậm chí là không phát triển được.
Do đó, bạn cần chú ý duy trì môi trường ấm trong quá trình chăm sóc cây, nhiệt độ thấp nhất nên duy trì trên 7 độ C. Khi nhiệt độ xuống thấp cần chú ý kiểm soát nguồn nước.
(Bài và ảnh: Theo Sina)
Có thể bạn quan tâm: Chậu cây cảnh mini để bàn
Bài viết liên quan: