Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp

Uốn cành, tạo dáng cho cây cảnh là điều không thể bỏ qua với những ai đang chơi cây cảnh. Tuỳ theo loại cây mà chúng ta áp dụng kỹ thuật phù hợp. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo dáng cây sung cảnh đúng kỹ thuật nhất.

Vị trí trồng cây sung thích hợp

Trong quan niệm xưa và nay thì nhà càng đẹp thì tiểu cảnh cũng phải đẹp. Việc trồng cây cảnh trang trí trước nhà không những mang lại sự trong lành, sinh động cho không gian sống của gia chủ mà nó còn phải hợp phong thủy, tâm linh. Tránh phạm vào những điều kiêng kị mang điều xấu cho gia chủ. Vì vậy, việc lựa chọn cây cảnh trồng trước nhà cần phải được tìm hiểu cẩn thận, kỹ lưỡng.

Bạn đang xem: Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp

Cây trồng trước nhà không nên trồng cây quá lớn trước nhà, cành lá rậm sum suê che hết đi ánh sáng chiếu vào trong nhà. Ngoài ra khi thời tiết gió bão có thể làm gãy cành, đổ cây gây nguy hiểm cho con người. Theo kinh nghiệm của cha ông để lại thì thông thường khi lựa chọn cây trước cửa nhà nên chọn những cây xanh tốt khoẻ khoắn. Những cây có dáng ủ rũ tuyệt đối không được trồng. Như vậy Sung là lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn các loại cây nên trồng trước nhà. Tuy nhiên ta cũng nên chọn vị trí trồng cây thích hợp với cửa chính.

Tuyệt đối không trồng cây ở vị trí giữa cổng, lối đi. Nếu trồng ở đó sẽ ngăn cản dòng khí vào nhà. Làm cản trở vận may, sự nghiệp của gia chủ. Còn ở bên trái, bên phải nếu không thuận mắt với cửa chính và bố cục ngôi nhà thì cũng cần xem xét nhé.

Chuẩn bị trước khi tạo dáng cây sung cảnh

Không phải lúc nào cũng có thể tiến hành tạo dáng cho cây, thời điểm phù hợp nhất là vào khoảng tháng 7, tháng 8. Lúc này rất thích hợp để uốn cành vì cây đang có nhiều chồi non, lá mới. Khi thấy cây bắt đầu phát triển ổn định ta có thể tiến hành tạo những dáng bonsai mà mình thích.

Theo cấu trúc Bonsai, bạn nên loại bỏ những cành mọc theo kiểu song song, gối đầu nhau, toả đều, uốn về sau, rũ xuống hoặc chéo trước. Những cành như vậy sẽ làm mất đi vẻ đẹp của tổng thể cây. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cho cây.

Tùy từng độ mềm dẻo của thân, cành mà bạn cần có những thao tác cẩn thận cũng như tiến hành từ từ để uốn nắn. Để có một cây bonsai đẹp thì phần thân, phần xương sống của cây là quan trọng nhất, nó quyết định dáng thế của cây. Vì vậy thân cây là bộ phận đầu tiên được các nghệ nhân ưu tiên uốn tỉa.

Dựa vào dáng thân rồi sau đó mới uốn tỉa cành chính sao cho phù hợp với tổng thể cây. Thứ tự uốn là uốn những cành quanh thân cây, uốn từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau vì càng để cành già thì càng khó uốn nắn theo ý muốn. Vật dụng để tạo dáng cây bonsai gồm có kéo cắt và dây kẽm. Dùng dây kẽm để uốn cành theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Cách tạo dáng cây sung cảnh

Tiến hành uốn thân trước, sau đó mới uốn cành chính và cuối cùng là những cành quanh thân cây sung cảnh. Uốn từ gốc cho tới ngọn cây, cành lớn rồi tới cành nhỏ. Nhắc lại chúng ta cần cắt tỉa bớt cành lá xấu, sát nhau để dễ tạo thế hơn. Bạn quấn dây theo những hình dáng mà mình thích từ trước, phải cố định một đầu dây trước khi uốn.

Trong quá trình uốn, không nên quấn dây quá chặt hoặc quá lỏng và đường quấn phải ở góc 45 độ so với trục thẳng của thân cây. Khi đã quấn dây xong, bạn bắt đầu uốn cành bằng cách xoắn nhẹ theo hướng quấn của dây, đảm bảo sao cho dây luôn giữ chặt vào vỏ cây. Sau khi đã định hình dáng cây sung cảnh thành công, thời điểm thích hợp để tháo dây là tầm 1 năm và có thể uốn lại nếu cây trở dáng.

Lưu ý: Bạn quan sát khi nào thấy dây đã ăn 1/3 đường kính vào vỏ cây thì phải tháo ngay. Lúc này cành đã định hình rồi, nếu tháo dây muộn quá sẽ để lại những hằn trên vỏ cây khó khắc phục. Lúc tháo dây phải tháo từ ngọn xuống tới gốc.

Kỹ thuật uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Có thể bạn quan tâm: Cây cảnh bị vàng lá

Mỗi cành cây đều có độ cong nhất định và tuỳ thuộc vị trí hay hướng mà nó mọc nên để có thể tạo dáng một cách hợp lý nhất. Nếu không phân biệt được và uốn ngược so với hướng mọc sẽ làm gãy cành. Một phần bạn cũng phải xác định được độ chịu đựng của cành muốn uốn.

Với những cành mọc ngược vẫn có thể uốn được nhưng cần thực hiện thật chậm và cẩn thận. Nếu cảm thấy khó khăn hay không ổn thì hãy chuyển sang cách khác, tránh nóng vội có thể làm hỏng việc.

Nếu bạn thích cây sung của mình có vẻ già dặn, trưởng thành hơn thì có thể thực hiện theo cách gọt vỏ ở thân và một vài cành, sau đó rắc vôi, lưu huỳnh vào chỗ đó. Một thời gian phần thân cây này sẽ chuyển sang màu trắng khá đẹp mắt.

Nếu muốn rễ cây sung cảnh lộ ra đất, bò loằn ngoằn như những cây già trong tự nhiên thì có thể rút rễ cây một cách nhẹ nhàng theo định kỳ. Định kỳ ở đây là mỗi khi chúng ta trồng lại cây vào chậu khác, lâu dần rễ cây sẽ mọc bò và toả đều trên mặt đất. Ngoài ra, chúng ta có thể uốn rễ bằng dây cuốn nhưng phải thực hiện từ khi cây còn ít tuổi.

Gợi ý một số dáng sung đẹp để bạn có thể lựa chọn

Cây bonsai sung ngọt Italia dáng trực

Đây là cây bonsai được cả giới cây cảnh công nhận là cây có dáng đẹp, đảm bảo sự hoàn hảo về dáng dấp cũng như các yếu tố ” Cổ – kỳ- mỹ -văn.

Đây là cây Bonsai sung ngọt có tuổi đời lên đến 1000 ngàn năm, được xem là cây bonsai cổ thụ nhất thế giới . Hiện được trưng bày tại Bảo tàng Crespi, Italy dưới sự chăm sóc của những nghệ nhân cây cảnh bậc nhất.

Cây sung ngọt này với thế quần tụ tam sơn, tuy một cây nhưng thưc chất là 3 cây với 2 thế ở giữa là cây mẹ. Điểm đặc biệt là 3 cây với 3 thế như hình ảnh của một gia đình có cây mẹ và 2 cây con. Cây bonsai sung ngọt này biểu thị ý nghĩa về sự đoàn kết, yêu thường. Khi nhìn vào tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khác thường và đôi khi cảm thấy được tình cảm của chúng với nhau.

Cây bonsai Vạn Lộc Đa Sung

Đây là tác phẩm được trung bày ở triển lãm huyện Quốc Oai Hà Nội. Khi trưng bày tại triển lãm khiến nhiều người không khỏi đắm đưới với hình dáng dộc đáo, đảm bảo yếu tố cần thiết của ” Cổ – kỳ- mỹ – văn”

Chiều cao cây 1,7m, đường kính gốc 0,7m, bộ rễ tỏa đều các hướng như cây cổ thụ ngoài tự nhiên. Thân, cành, lá, quả… được tạo tác theo lối bonsai với tỷ lệ hài hóa cân đối theo dáng trực. Cây bonsai với 3 nhánh chính, 2 nhánh ngoài chỉa ra và nhánh lớn ở giữa với nhiều cành nhỏ.

Bộ rệ mộc nổi tản ra đều quanh gốc tạo thế kiên cố cho cây, thân cây với nhứng phần uốn khó và khá sần sùi nhìn thấy được sự đơn so mộc mạc. Caây với ý nghĩa về tình cảm, nhìn vào cảm nhận như tình anh em như kiểu tay với chân. Ý nghĩa tình cảm bền chặt, luôn chân thành mộc mạc và giúp đỡ lẫn nhau. Và hiện nay cây sung này được rao báo với giá lên đến 1 tỷ đồng.

Cây sung bonsai Song Long tọa sơn

Xem thêm: Hướng dẫn: Chậu Cao & Chậu To nên trồng cây gì?

Đây là cây sung có dáng rất uy nghi, có sự khác biệt nhìn từ xa giống biểu tượng của 2 chú rồng đang nằm trên núi. Cây sung bonsai tạo nên có sự kết hợp giữa dáng trực và dáng huyền, một nhánh là dáng trực còn một nhánh là dáng huyền

Cây với bộ rễ ôm đa một cách chắc chắn tạo nên thế cây độc lạ với nhánh dáng trực thẳng kiên cường và buất khuất còn dáng nhánh kía lại hơi bổ ngang. Cả 2 nhánh tạo nên một sự kết hợp hài hòa về dáng dấp như kiểu nâng đỡ cho nhau để cùng tồn tại. Cành và lá cây được cắt tiuar tỷ mỹ và công phu tạo nên cách nhìn tổng thể đều và chắc chắn. Cây Song Long tọa sơn là thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát và sưc mạnh kiên cường.

Cây sung bonsai mini dáng thác đổ

Thế cây dáng thác đổ xuôi xuống dưới nhưng điểm đặc biệt là không xuôi hoàn toàn mà tạo nên đường cong chữ s nhìn rất độc đáo và lạ mắt. Cây không có nhánh hay cành mà chỉ có thân cây uốn đến cuối ngọn mới có nhiều lá. Cây sung với thế thác đổ được níu giữ nhờ 2 chiếc rễ nhỏ và kiển cố.

Cây sung bonsai dáng trực đẹp

Dáng cây với nhiều tán tròn nhỏ được sắp xếp theo kiểu tầng lá nên tạo thẩm mý tốt cho người nhìn. Đặc biệt là cây có dáng thấp nhưng rất sai quả.

Nét đẹp của cây này không đến từ bộ rễ như những cây khác, rễ cây hầu như được chìm trong đất chỉ lỗ một vài rễ mà thôi nhưng cây có 2 nhánh , nhánh thấp với tán rộng nhưng nhánh bên kia lại có tầng lớp. Thân cây được uốn nắn bởi những bàn tay tỷ mỹ, cây cho quả khá nhiều khi đến mùa.

Cây sung bonsai dáng trực độc lạ

Cây với nét độc đáo đó là thân lớn nhưng được uốn cong và phần cong lại được các nghệ nhận tạo thành một gốc mới với một số bộ rễ nhỏ mọc đều quanh gốc thân đó. Đây là dáng cây khá độc đáo nếu nhìn so qua người nhìn sẽ hình dung giống như một hình ảnh con rồng đang nằm.

Cây tuy không được lớn nhưng đem lại tổng thể hút mắt, thích hợp để trung bày trong nhà hoặc trong sân vườn của các khu biệt thự. Bộ rễ cây khá độc đáo với rễ nổi và uốn công tạo nên những hnfh dáng rễ thú vị đồng thời thể hiện sự liên kết và gắn bọ chặt chẽ.

Cây sung bonsai dáng xiêu đẹp

Trước hết với bộ rễ cây khá ấn tượng được tán đều xung quanh tạo nên nhưng móng rồng đẹp và kiên cố. Điểm ấn tượng là tư thân lên bạn sẽ thấy được sự to lớn của thân, nhưng với tán đầu tiên thì thân cây bắt đầu nhỏ dần và khi lến dến tán tiếp theo thì cành cây nhỏ và cứ lên thêm từng nhánh thì kích thước thân nhỏ dần.

Cây sung bonsai Song xiên

Dáng cây ấn tượng vơi dáng hơi xiên, nhìn thân cây hẳng khiu nhưng lại có sự kiên cố ở rễ nên khi nằm trên chậu luôn giữ chắc. Cây không phân bổ tán ở phần thân mà đo số tập trung phân tán tròn ở phần ngọn, Thân cây sần sùi nhiều mắt và nhiều vết sẹo lâu năm tạo nên những hình thú hết sưc ấn tượng.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn đọc cách tạo dáng cây sung cảnh đúng kỹ thuật nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có thể tham khảo và tự mình thực hiện cho cây cảnh của mình.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Cách trang trí cây cảnh trong phòng khách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *