Sơn nước bao gồm những thành phần cơ bản: Chất kết dính (chất tạo màng), Bột màu/bột độn, phụ gia, Dung môi…
1. Tính năng vượt trội
Trên thị trường hiện nay, sơn nước rất đa dạng màu sắc, mang đến nhiều sự lựa chọn cho các hạng mục ngoại thất, nội thất. Ngoài ra, sơn nước cao cấp còn có khả năng bám dính tốt trên bề mặt tường, chống mài mòn do tác động thời tiết, giúp không gian sử dụng luôn bền đẹp, an toàn, tuổi thọ lên đến 5-7 năm. Hơn nữa, giá thành rẻ phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện nay.
Bạn đang xem: Cách sử dụng sơn nước
Nhờ những tính năng vượt trội mà sơn nước được sử dụng rất rộng rãi với nhiều mục đích. Phong phú về hãng và giá cả, thuận tiện cho việc lựa chọn của người tiêu dùng.
Xem thêm: Cách sửa lại tường nhà bị bong tróc nhanh chóng, triệt để, hiệu quả
2. Cách tính lượng sơn nước cần dùng
Trước hết phải tính diện tích bề mặt tường cần thi công sơn nước.
- Đối với bức tường có các chi tiết như cửa chính, cửa sổ thì tính diện tích các chi tiết này rồi lấy diện tích tường trừ đi diện tích các cửa vừa tính.
- Lấy diện tích mới nhân với số lớp sơn cần thi công. Nên thi công ít nhất 2 lớp sơn để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền nhất.
- Kết quả vừa tính được sẽ được chia với số m²/l in trên hộp sơn, cho ra chính xác số lít sơn cần sử dụng để thi công công trình.
Tuy nhiên cần lưu ý, với mỗi dòng sơn của mỗi thương hiệu khác nhau sẽ cho ra kết quả không giống nhau. Thông thường, những loại sơn chất lượng, cao cấp sẽ cho ra kết quả thấp, tức là lượng sơn cần sử dụng ít, đảm bảo an toàn và tiết kiệm hơn hẳn các loại sơn giá rẻ. Do đó, ngay từ đầu nên chọn sơn cao cấp chính hãng để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
3. Chuẩn bị bề mặt
Đối với bề mặt cũ: Với bề mặt tường cũ trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt. Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới.
Có thể bạn quan tâm: Sơn Nước Màu Trắng 1kg Giá Rẻ
Đối với bề mặt mới: Công trình sau khi mới hoàn thành cần đạt đủ độ khô cần thiết mới có thể cho thi công sơn. Trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể cho thi công sơn được.
Trước khi tiến hành, cần làm nhẵn những chỗ gợn, loại bỏ sạch bụi bẩn. Bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.
4. Pha sơn
Không cần pha trong sử dụng thông thường hoặc pha theo tỉ lệ ghi trên thùng sơn. Trong trường hợp sơn bằng máy phun sơn thì có thể pha thêm nước sạch, nhưng không được vượt quá 10% theo thể tích.
5. Thi công sơn
Bề mặt đã chuẩn bị xong thì đợi cho khô ráo cứng chắc. Bắt đầu từ việc sơn từ 1 đến 2 lớp sơn lót. Việc này rất quan trọng vì lớp sơn lót có tác dụng chống được kiềm từ trong xi măng đi ra phá hỏng lớp sơn phủ bên ngoài. Lớp sơn lót sẽ tăng cường độ bám dính và tăng tuổi thọ cho lớp sơn hoàn thiện. Sau khi các lớp sơn lót đã khô, tiếp tục sơn 2 lớp sơn hoàn thiện, lớp nọ cách lớp kia ít nhất là 2 đến 3 tiếng.
Xem thêm: Tháp bình sơn ở tỉnh nào của nước ta
Bài viết liên quan: