Nếu là một người thợ mới vào nghề, và nếu bạn tự mình sơn cho ngôi nhà của bản thân. Vậy thì chắc chắn sẽ phải học cách sơn rồi. Dưới đây là HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN NƯỚC VÔ CÙNG DỄ DÀNG rất có ích cho bạn đấy nhé.
1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi thi công sơn nước:
* Trước khi thi công sơn nước, bạn phải chuẩn bị đủ những dụng cụ cần thiết đã. Bao gồm:
Bạn đang xem: Cách sơn nước
– Băng dính: dùng để che các đường biên, công tắc điện, khung cửa hay các bề mặt khác… nhằm tránh bị vấy bẩn trong quá trình sơn. – Chổi bông cỏ, giấy nhám, bàn chải sắt, cây sủi: để tẩy bỏ lớp bụi bám, sơn cũ không còn khả năng kết dính. – Tấm carton, báo cũ, tấm che: che những đồ đạc, nền nhà tránh bị sơn vấy bẩn. – Nước sạch: dùng để vệ sinh dụng cụ trước khi thi công.
* Trong khi thi công sơn nước:
– Bay thép, dao trét nhựa: dùng để trét bột lên tường. – Bàn chà hoặc máy chà nhám: dùng để làm nhẵn mịn mặt tường đã trét bột. – Xi măng trắng: dùng để trét những khe nứt nhỏ hoặc những lỗ đinh trước khi sử dụng bột trét. – Con lăn sơn (Rulo): sử dụng khi sơn diện tích rộng. – Cán sơn: dùng để nối dài con lăn khi sơn ở những khu vực cao không vươn tới. – Chổi sơn (Cọ): dùng để sơn những khu vực hẹp, hoặc bị khuất mà con lăn không thể thực hiện được. – Khây sơn: dùng để đặt Rulo và thấm điều sơn vào Rulo trong quá trình thi công. – Thang: dùng để sơn các vị trí cao. – Thùng nhựa: dùng để khuấy bột trét hoặc chiết Sơn.
* Sau khi thi công sơn nước:
– Giẻ lau: dùng để vệ sinh các vết sơn vương vãi sang các bề mặt xung quanh.
Xem thêm: Sơn phủ bóng không màu
2. Quy trình thi công sơn nước:
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt để thi công sơn nước.
* Thi công sơn nước đối với công trình mới:
– Công trình sau khi mới hoàn thành cần đạt đủ độ khô cần thiết mới có thể cho thi công sơn. Trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể cho thi công sơn được. Thực tế phụ thuộc vào yếu tố thời tiết mà thời gian để tường nhà khô và thi công sơn được có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng. – Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn phủ ( lót kiềm). – Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn. – Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.
* Thi công sơn nước đối với công trình cũ:
– Với bề mặt tường cũ trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt. – Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới. – Đối với bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công.
Xem thêm: Sơn phủ bóng không màu
Xem thêm: Sơn phủ bóng không màu
Bước 2: Sơn chống thấm
– Đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm. Việc sơn chống thấm nhằm bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm. Đặc biệt là với khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở Việt Nam thì không thể bỏ qua khâu này. – Bề mặt tường trước khi sơn chống thấm cũng cần được vệ sinh qua nhằm làm sạch bề mặt, tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn. – Tiến hành sơn chống thấm lần 1. Khách hàng nên sử dụng sản phẩm sơn chống thấm của các hãng sơn có uy tín trên thị trường như MYKOLOR, DULUX, KOVA … không nên sử dụng các sản phẩm không có uy tín thương hiệu trên thị trường, không rõ nguồn gốc, xuất sứ. – Hợp chất chống thấm trước khi thi công sơn nước cần được hòa trộn với xi măng theo tỉ lệ 1:1 ( 1kg chống thấm : 1 kg xi măng) để tạo ra hỗn hợp chống thấm sau đó cho thi công lần 1. Lưu ý: Hợp chất khi đã pha trộn cần thi công ngay không được để lâu quá 03h. – 2 tiếng sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2. Việc để cách thời gian vậy nhằm để lớp sơn 1 đạt đủ độ khô cần thiết. – Thi công hoàn thiện lần 2 với cách pha trộn tương tự lần 1. Sau khi thi công xong tiến hành quan sát bằng mắt thường thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp là đạt.
Bước 3: Trét (Bả) bột matit (cái này có thể có hoặc không).
* Bả, trét 1 lần:
– Lấy bột bả ( trét) trộn với nước sạch theo tỷ lệ thích hợp sau đó trộn ( khuấy) đều đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được. – Tiến hành bả ( trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt sau đó để khô từ 1-2h trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2.
Lưu ý: Trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2 cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cụ, sạn có trên bề mặt nhằm tăng độ bám dính cho lần 2. Bột bả sau khi hòa trộn cần phải tiến hành thi công ngay trong vòng từ 1 – 2h, để lâu bột sẽ bị chết).
* Bả (trét) hoàn thiện 2 lần:
– Sau khi lần 1 đạt đủ độ khô cần thiết ta tiến hành cho thi công lần 2. – Sau khi hoàn thiện xong lần 2 để khô trong vòng 3h sau đó dùng ráp mịn để làm phẳng bề mặt được bả. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt. – Trong quá trình ráp làm phẳng bề mặt nên dùng bóng điện chiếu vào để việc làm phẳng được tốt hơn, đồng thời có thể dễ dàng phát hiện chỗ lồi lõm do thi công chưa tốt để tiến hành cho bả sửa. Không nên bả sửa quá 2 lần. Không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc. – 24h sau khi bả hoàn thiện có thể cho thi công sơn nước.
Xem thêm: Sơn phủ bóng không màu
Bước 4: Thi công sơn lót
Có thể bạn quan tâm: định mức vật tư sơn nước
– Dùng Rulo ( lu) tiến hành sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết. – Có thể pha thêm 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.
Bước 5: Sơn màu hoàn thiện
* Sơn màu lần 1:
– 2 tiếng sau khi thi công sơn kiềm có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1. – Dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo ( lu). – Sơn màu trước khi thi công nên pha loãng với 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công. – Tiến hành sơn màu lần 1 bằng dụng cụ thích hợp. – Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.
* Sơn màu lần 2 (hoàn thiện):
– 2 tiếng sau khi sơn lần 1 ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối. – Dụng cụ thi công tương tự lần 1, do là nước sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận. – Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.
Xem thêm: Sơn phủ bóng không màu
Xem thêm: Sơn phủ bóng không màu
3. Một số lưu ý khi thi công sơn nước:
– Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, cẩn thận khi vận chuyển. Khi bị đổ sơn cần thu gom bằng đất và cát. – Mang khẩu trang thích hợp trong lúc vệ sinh cũng như thi công sơn. – Công trình khi thi công phải đảm bảo thông thoáng. – Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp điều kiện thi công không được thông thoáng cần có nhưng thiết bị hỗ trợ để tạo độ thoáng như quạt điện … – Khi không may bị dính sơn vào mắt cần tiến hành sơ cứu bằng nước sạch sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị. – Không được tự tiện đổ sơn thừa, sơn hết hạn sử dụng ra môi trường. Trong trường hợp cần tiêu hủy cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về bảo vệ môi trường.
Nhìn thì có vẻ quy trình Thi công sơn nước dơn giản, nhưng khi bắt tay vào thi công sơn nước, bạn sẽ thấy thật không dễ dàng. Công việc thi công sơn nước này đòi hỏi người thi công không chỉ cần phải chuyên nghiệp, tỉ mỉ, tay nghề cao mà cần có con mắt thẩm mỹ. Như vậy mới có thể tạo ra những công trình hoàn hảo, tạo nên một căn nhà đẹp và ấn tượng.
Xem thêm: Sơn phủ bóng không màu
Tag: thi công sơn nước, giá sơn nước, sơn nước trong nhà, sơn nước ngoài nhà
Xem thêm: Giá sơn nước maxilite 18l
Bài viết liên quan: