Cách trồng cây sung cảnh không khó. Nhưng để ra nhiều quả và kiểm soát kích thước của lá cho phù hợp với dáng bonsai thì chúng ta cần biết một vài quy tắc nhỏ.
Bạn đang xem: Cách cắt tỉa cây sung cảnh
Có một thông tin thú vị về quả của cây sung. Với hình dạng tròn và cứng, chúng ta vẫn thường gọi là quả sung. Nhưng thật chất đó lại là hoa, hay nói cách khác đó là quả giả. Bên ngoài giống 1 đế hoa, bên trong là tua tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Khi hoa lớn dần, vỏ chuyển từ màu xanh sang đỏ thẫm, chín và rụng đi. Cũng như những loại cây khác hoa sung (thường gọi là quả sung) vẫn được chúng ta kiểm soát tốt. Nhưng trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách trồng loài cây này trước nhé!
Đất trồng cây sung cảnh
Sung phát triển rất tốt ở khu vực gần bờ ao. Bởi đặc tính của loài cây là rất háo nước. Do đó, đất để trồng cây sung cảnh cũng phải là loại đất có khả năng giữ ẩm tốt Hoặc nếu có điều kiện, chúng ta vẫn có thể trồng cây hòn non bộ, hoặc chậu nhiều nước, ít đất.
Lưu ý: Không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những loại đất có khả năng giữ nước kém.
Kỹ thuật trồng cây sung cảnh
Xem thêm: Cây đa búp đỏ
Để cây sung sinh trưởng và phát triển như ý muốn thì trước khi thực hiện kỹ thuật trồng cây sung cảnh phải đặc biệt chú ý tới khâu chọn giống. Cần chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng sang chậu nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Sau đó lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây. Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.
Cách chăm sóc cây sung cảnh
Sung cảnh là cây háo nước. Do đó, cần cung cấp 1 lượng nước đủ lớn cho Sung. Nếu 1 cây sung bị khô hạn, phần thân và cành sẽ xuất hiện các vảy bao bọc để làm tăng sức chịu đựng sự khô hạn của cây. Chúng ta không cần quá lo lắng về việc đất úng. Bởi Sung sở hữu bộ rễ chắc khỏe, ăn sâu và chịu được úng. Đó là lý do mà loài cây này rất thích phát triển ở khu vực nhiều nước như gần bờ ao hoặc ở các hòn non bộ.
Sung là loại cây ưa sáng, nên đặt cây ở khu vực có ánh sáng tốt, tránh ánh nắng quá gay gắt. Bởi nắng gắt sẽ khiến cây phát triển chậm, còn nếu nơi có ánh sáng thấp như dưới tán cây thì lá cây sẽ mỏng, ít phân cành và các cành thì sẽ ra nhánh dài, trông mất thẩm mỹ.
Cách làm lá sung nhỏ lại để chơi bonsai
Như đã nhắc qua ở bài viết trước (Cây Bonsai là gì?), bonsai là nghệ thuật trồng và tạo tác cây cảnh vào chậu sao cho đẹp và ý nghĩa. Do đó, kích thước của thân và lá của cây rất được quan tâm. Thế nhưng, nếu để mọc tự nhiên, lá Sung thường phát triển to, không phù hợp với các loại bonsai.
Các nghệ nhân làm vườn có 1 kỹ thuật rất hay dùng để khống chế lá sung nhỏ lại. Đó là họ sẽ dùng kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ để lại phần cuống. Vài ngày sau, cuống lá sẽ rụng hết, lúc đó ngưng tưới nước. Độ khoảng 1 tuần sau, lá mới sẽ nhú ra. Lúc này tuyệt đối tránh nước. Lá non khi thiếu nước sẽ nhỏ và đanh lại. Đến lúc toàn bộ lá trên cây đã già, có màu xanh thẫm mới bắt đầu chăm bón tưới nước bình thường. Bằng cách này họ “buộc” những chiếc lá này sẽ cứng, già đều và nhỏ lại. Đảm bảo tạo được cái hồn cho cây sung bonsai.
Cách kích thích cho sung ra trái
Có thể bạn quan tâm: Mua đôn chậu cây cảnh
Có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15, 20 ngày, vặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả, thời gian làm từ tháng 6 tới tháng 8 thì sung sẽ cho trái vào cuối năm.
Kích cây ra quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn. Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.
Xem thêm:
3 cách trồng bonsai cây ăn quả phổ biến, cho cây phát triển nhanh và đẹp
Kỹ thuật tạo dáng bonsai cho cây đẹp từ rễ đến ngọn
Có thể bạn quan tâm: Cách tưới đạm cho cây cảnh
Bài viết liên quan: