1. Thời điểm bón phân
– Bón phân là một trong những biện pháp quan trọng của việc trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp.
Bạn đang xem: Cách bón phân cho cây cảnh
– Nếu phát hiện lá cây bị vàng nhạt, mọc chậm và yếu, lúc đó phải bón phân. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.
– Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, thời kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn chú ý đến mùa bón phân, “mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít sang mùa đông thì không cần bón phân. Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều nhất thiết không được bón quá: nhiều, quá đặc.
– Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, sau lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón. Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất quanh gốc cây, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
– Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
Có thể bạn quan tâm: Cây khế cảnh: Nên trồng ở đâu? Ý nghĩa phong thủy?
Xem thêm > IBA -K 98% (Siêu kích thích ra rễ – tan trong nước)
2. Các loại phân bón theo giai đoạn – Nguyên tắc 4 nhiều, 4 ít, 4 không và 2 kỵ
– Bón lót: Phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vinh sinh, bột đậu tương ngâm, các loại phân lân…
– Bón thúc phát triển cành, thân, lá: Các loại đạm như đạm Urea, đạm SA…, NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…
– Bón thúc phân hóa mầm hoa: Các loại phân lân như Lân supe, DAP, NPK 5.10.3… Phân lân (P) có tác dụng cành lá phát triển tốt, bền. Phân Kali (K) cho màu sắc hoa sặc sỡ và bền hơn.
Có thể bạn quan tâm: Cách để cây cảnh trong nhà
– Bón thúc tạo quả: Các loại phân có hàm lượng NPK đồng đều: NPK 15.15.15, NPK 13.13.13 hoặc các loại kali.
Các lưu ý khi bón phân: Khi bón phân hữu cơ nhất thiết không bón phân chưa hoai mục, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sẽ bị cháy, lá cây chết khô.
Một số nhà trồng hoa đào đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”
+ “4 nhiều’ là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.
+ “4 ít’ là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.
+ “4 không’ là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ…
+ “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ cây.
Có thể bạn quan tâm: Khai thác cây rừng làm cây cảnh: Dân chưa giàu – rừng đã nghèo
Bài viết liên quan: