Trinh cong son hoang phu ngoc tuong

‘Âm nhạc của Trịnh Công Sơn xuất phát từ nỗi buồn có tính cách chung thẩm như vậy, cùng với cái nhìn âm u của anh ném ra khắp thế giới, bất cứ chỗ nào đôi mắt của anh từng hướng đến, kể cả cõi tình…’.

Hoàng Phủ Ngọc Tường hạ hai chữ “chung thẩm” cho nỗi buồn trong nhạc Trịnh Công Sơn. Bằng vào mối quan hệ gần gũi và am hiểu nhau, có lẽ chỉ mỗi ông nhà văn Hoàng Phủ nói được hai chữ ấy cho ông nhạc sĩ họ Trịnh.

Bạn đang xem: Trinh cong son hoang phu ngoc tuong

Điều ấy có cơ sở, khi người nhạc sĩ bạn thân quá chừng nổi tiếng nằm xuống, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lần lại từng chặng đường đời của bạn mình, tìm lại dấu vết hài đồng của Trịnh Công Sơn từ khi lọt lòng mẹ nơi cao nguyên Buôn Ma Thuột, dõi dài theo từng bước sống và lớn lên, vui buồn và khổ lụy, dấn thân vào đời và hiến mình cho nghệ thuật…

Cho nên, mỗi chữ mỗi câu Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho Trịnh Công Sơn cảm giác như đều nằm trong tinh thần trách nhiệm của một người không viết suông.

Cũng chính vì thế mà Hoàng Phủ lại có một tứ rất hay về nỗi cô đơn của Trịnh Công Sơn: “Sau khi triển khai tất cả ý nghĩa của một hiện hữu vào nghệ thuật, Trịnh Công Sơn chỉ nhìn thấy còn lại trong tay mình một chút vôi kết tủa của nỗi cô đơn”.

Có thể bạn quan tâm: Ex 150 xanh xi măng

Từ trước và sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, nỗi cô đơn trong nhạc của ông thậm chí của chính ông cũng đã chiếm biết bao giấy mực. Nhưng cái hình ảnh chút “vôi kết tủa trong tay” bình thường giản dị vậy mà Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể khiến người đọc rơi vào trạng thái bùi ngùi khó tả.

Cũng nhờ những trang viết hết lòng với bạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường như vậy, những người đọc yêu nhạc Trịnh có dịp biết được những chi tiết riêng tư về gia đình Trịnh Công Sơn. Như câu chuyện Trịnh Công Sơn từng được mẹ đưa đi quy y tại chùa Phổ Quang ở dốc Bến Ngự (Huế) với pháp danh Nguyên Thọ, và “trên đầu giường Sơn luôn có một chuỗi hạt và một chiếc áo tràng màu lam”.

Hoàng Phủ còn ghi lại hình ảnh khi Trịnh Công Sơn quy y ở ngôi chùa nhỏ ấy, “thỉnh thoảng Trịnh Công Sơn phải đứng bên vị sư già để lật từng trang kinh cho sư phụ đọc”.

Và bạn đọc còn có dịp đọc được tâm sự của Hoàng Phủ về sự nghiệp âm nhạc Trịnh Công Sơn. Sẽ hiếm có ai từ góc nhìn “ngoại đạo” nói về âm nhạc hay như Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về âm nhạc Trịnh Công Sơn.

Có thể nói hành trình sáng tác của Trịnh Công Sơn có những chặng thăng trầm nào, từng khúc ngoặt theo thời cuộc và theo sự đến đi của những bóng hồng, cảm xúc về nhân sinh trong cảm nhận của dân trí Sài Gòn một thời và sau đó… Hoàng Phủ Ngọc Tường đều như đặt mình chung một cái nhìn với Trịnh Công Sơn, để hiểu sáng tác của bạn và yêu bạn nhiều hơn.

Xem thêm: Sơn tường màu trắng xám

Có như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới có thể vừa phân định xác đáng Trịnh Công Sơn bên cạnh đồng nghiệp, vừa nói thấu đạt một chiều sâu trong nhạc Trịnh: “Khác với Văn Cao và Phạm Duy, Trịnh Công Sơn là người chăm chú cúi xuống hiện hữu, và bằng kinh nghiệm sống của chính bản thân, phát hiện hết mọi lẽ bất hạnh của thân phận con người”.

Và rồi ngay cả dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn cũng từng có nhiều luồng ý kiến dù cho lịch sử đã trôi qua nhiều năm tháng. Đến lượt Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông chọn chỗ đứng khách quan để nói.

Nét độc đáo của Hoàng Phủ là tìm ra được câu nói kinh điển của Nguyễn Trãi “hòa bình là gốc của nhạc” để dẫn vào nhận xét nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn: “Phản chiến không hề là thái độ hèn nhát của những kẻ không dám xung trận, mà là một hành vi dũng cảm của những người không muốn dùng máu lửa dập tắt một thảm kịch máu lửa đang diễn ra khắp nơi. Đây là một ít hồi quang xa xôi của tuổi sơ sinh mà chúng ta có thể tìm thấy trong sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn”.

Cho đến khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn dành cho bạn mình lời đánh giá gần như tuyệt đối: “Chúng ta hài lòng khi thấy Trịnh Công Sơn đã giành được trong tay định mệnh, cái mà người nghệ sĩ nào cũng thèm muốn: Sự bất tử”.

Những tâm sự chí tình dường như miên man không dứt ấy, bạn đọc có thể tìm thấy trong tập sách Trịnh Công Sơn và cây đàn lyre của hoàng tử bé vừa được tái bản nhân 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Sách này in lần đầu năm 2005 và hiện đã gần như tuyệt bản trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm: Top 50 Mẫu nền nhà xi măng đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *