Sử dụng không gian trên sân thượng và mái nhà để trồng cây xanh, làm vườn là xu hướng được khuyến khích trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn. Tại các đô thị này, mật độ xây dựng công trình ngày càng cao, diện tích đất nền bị thu hẹp nên các không gian để bố trí cây xanh cũng không có nhiều. “Vườn trên mái” đang và sẽ là giải pháp tối ưu cần thiết cho các công trình.
Bạn đang xem: Sân vườn trên mái
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng những ý tưởng hay và thiết kế mới nhất năm 2022. Đồng thời là những kinh nghiệm thi công vườn trên mái được chia sẻ từ những chuyên gia. Đừng bỏ lỡ chi tiết nào nhé.
Vườn trên mái nhà có những ưu và nhược điểm gì?
Vườn trên mái hay khu vườn trên sân thượng là cách để tận dụng không gian để trồng cây xanh. Tuy nhiên, việc này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Cùng tìm hiểu theo những góc nhìn khách quan thực tế nhất.
Ưu điểm của vườn trên mái
Trồng cây xanh, làm vườn trên mái là cách để có được những điều tuyệt vời sau:
– Làm mát ngôi nhà, bảo vệ kết cấu mái. Việt Nam là đất nước có điều kiện nóng ẩm mưa nhiều. Thảm thực vật được trồng trên mái, sân thượng sẽ là lớp cách nhiệt hiệu quả. Nó sẽ giúp làm mát các không gian bên dưới, ngăn cản bức xạ nhiệt và hạn chế co ngót trần bê tông của công trình.
– Thanh lọc không khí. Giúp làm sạch không khí, thanh lọc một lượng khí độc hại, khí thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người.
– Hạn chế tiếng ồn. Có thể hoạt động như một bức rào cản âm thanh, ngăn cản tiếng ồn tốt hơn so với những bức tường gạch, bê tông thông thường.
– Không gian xanh thư giãn hiệu quả. Đây có thể là nơi để nghỉ ngơi, tránh xa những ồn ào và vất vả trong cuộc sống.
– Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế muốn tìm kiếm các sản phẩm rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh. Trồng rau trên sân thượng cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc mua thực thẩm.
– Giảm áp lực thoát nước đô thị. Nước được thấm trên các lớp đất trồng cây xanh có thể sẽ được giữ lại đến 80%. Nước sẽ không chảy xuống hệ thống cống sẽ làm giảm áp lực thoát nước chung cho cả khu vực.
Nhược điểm của vườn trên mái
Tuy nhiều ưu điểm nhưng nếu không cẩn thận thì xây dựng vườn trên mái sẽ mang đến nhiều tai họa. Nếu không có phương pháp trồng cây, kỹ thuật thi công hợp lý thì rất có thể đây sẽ là không gian gây ra việc thoát nước kém, đọng nước. Trần nhà chống thấm không tốt sẽ bị ngấm nước gây ra các hiện tượng thấm, dột hoặc nứt trần rất nguy hiểm.
Dù tốn nhiều công sức và tiền bạc khi bố trí nhưng nếu tải trọng của sân vườn trên mái quá lớn cũng sẽ gây áp lực lên hệ thống kết cấu. Lâu dần sẽ gây nguy hại cho chính gia chủ và những người xung quanh.
Giải pháp kỹ thuật thi công vườn trên mái
Các phương pháp cũ thường được sử dụng là trồng cây trong các bồn (chậu) hoặc chỉ cần chống thấm là có thể đổ đất và trồng cây. Thi công sân vườn theo cách này rất dễ xảy ra các hiện tượng như ở trong phần nhược điểm của vườn trên mái đã nêu.
Giải pháp mới được ưa chuộng hiện nay là sử dụng các loại vật liệu riêng biệt. Giải pháp kỹ thuật này sẽ đáp ứng được những tiêu chuẩn về chống ẩm, chống thấm, chống úng ngập, chịu tải trọng… Cụ thể như sau:
Giải pháp kỹ thuật thi công vườn trên mái với 7 lớp
– Lớp bê tông sàn (mái công trình): đảm bảo độ cứng, vững chắc để chịu lực, sức nặng của kết cấu vườn trên mái
– Lớn sơn chống thấm: nhiệm vụ chống thấm chính cho phần sàn bê tông. Bạn có thể thi công thêm 1 lớp vữa lót ngay bên trên lớp sơn chống thấm để tránh sự phá hoại của các vi sinh vật trong đất và hạn chế rễ cây có thể lan tỏa làm hỏng trần nhà (nếu trống cây lớn).
– Lớp vỉ thoát nước: là những vủ nhựa thiết kế các lỗ thoát nước. Đây là vật liệu thay thế cho lớp sỏi, đá giúp thoát nước tốt hơn, giảm tải trọng và hỗ trợ cách âm.
– Lớp vải địa – vật liệu có sức chịu kéo và độ bền cao. Nhiệm vụ chính là phân cách lớp cát với vỉ thoát nước để tránh việc cát lọt xuống gây tắc nghẽn đường ống.
– Lớp cát: có độ dày khoảng 3 – 5 cm giúp đất trồng phía trên tươi tốt hơn. Đồng thời hỗ trợ quá trình thoát nước diễn ra nhanh hơn.
– Lớp đất trồng: với vai trò cố định và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Nên lựa chọn các loại đất có chất lượng cao để các loại cây phát triển tốt. Khỏe mạnh.
– Lớp thực vật. Đây là tầng trên cùng được phủ bằng các loại cỏ, hoa, cây trồng phù hợp với điều kiện kí hậu, nhiệt độ, ánh sáng của khu vực và sở thích của mỗi gia chủ.
Những hình ảnh vườn trên mái đẹp và độc đáo
Dưới đây sẽ là những gợi ý thiết kế, hình ảnh vườn trên mái đẹp. Bạn có thể thoải mái tham khảo và tìm ra sự lựa chọn phù hợp cho không gian công tình của mình.
Thiết kế vườn trên mái với những ý tưởng mới không đụng hàng
Khâu thiết kế được rất nhiều người quan tâm và chú ý đầu tư ngay từ ban đầu. Một thiết kế sân vườn mới và không đụng hàng sẽ thể hiện được phong cách của gia chủ. Các mẫu thiết kế sau sẽ không làm bạn thất vọng.
Vườn trên mái đẹp đơn giản
Nếu bạn là người yêu thích sự tối giản, hoặc là người quá bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc khu vườn trên mái thì đừng bỏ qua những hình ảnh sau đây. Những mẫu sân vườn trên mái đẹp đơn giản sẽ rất tinh tế và dễ dàng áp dụng mà không mất quá nhiều thời gian vào khâu thiết kế.
Xem thêm: đèn cắm sân vườn năng lượng mặt trời
Sân vườn trên mái nhỏ gọn
Nếu không gian trên tầng thượng bạn bị phân chia bởi nhiều chức năng thì diện tích còn lại để làm sân vườn chắc hẳn sẽ không còn nhiều. Để ấp ứng những nhu cầu cho mọi không gian, chúng tôi xin giới thiệu các mẫu sân vườn trên mái, sân thượng nhỏ gọn nhưng vẫn rất đẹp mắt.
Vườn rau trên mái xanh mướt
Như đã nói về các ưu điểm ở trên. Với giải pháp vườn rau trên mái này, bạn hoàn toàn có thể an tâm về thực phẩm xanh cung cấp cho gia đình mình. Những luống rau do chính tay bạn trồng và chăm sóc sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng hàng ngày cho những bữa ăn. Rất hợp lý phải không nào !
Sân thượng đẹp với cây xanh và ghế nghỉ thư giãn
Nếu bạn cảm thấy quá ngột ngạt, mệt mỏi với công việc và cuộc sống? Bạn đang cần một nơi đủ yên tĩnh, thoáng đãng để nghỉ ngơi? Không gian sân thượng là nơi được nhiều người lựa chọn. Những mẫu sân thượng đẹp với cây xanh và ghế nghỉ thư giãn sẽ là cách giải trí rất hiệu quả.
Kinh nghiệm khi thiết kế vườn trên mái
Nếu bạn là người mới tìm hiểu hoặc đang học cách bố trí sân vườn trên mái thì biết về giải pháp kỹ thuật và tham khảo các hình ảnh đẹp thôi là chưa đủ. Bạn cần tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ những người thân,bạn bè đã làm vườn trên mái trước đó. Hoặc nhận lời khuyên từ những chuyên gia, đơn vị thiết kế và thi công sân vườn chuyên nghiệp. Đơn giản hơn là đọc ngay 8 lời khuyên về kinh nghiệm khi thiết kế sân vườn trên mái sau.
1. Cần có một kết hoạch cụ thể và rõ ràng
Việc lên kế hoạch càng cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn dự trù, cũng như tối ưu được chi phí thiết kế sân vườn trên mái. Cần lập danh sách cụ thể từ ý tưởng đến phân chia không gian, phong cách… Đây là cơ sở để giúp việc thi công và thực hiện sau này diễn ra một cách nhanh chóng hơn.
2. Xác định khả năng chịu tải của mái nhà
Không phải công trình nào cũng có thể bố trí vườn trên mái và không gian sân thượng đẹp như ý. Gia chủ cần tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư để đánh giá được cấu trúc, khả năng tải của mái nhà. Tải trọng của một sân vườn trên mái sẽ bao gồm: chậy (bồn) trồng cây, đất trồng, cây cối, phụ kiện trang trí … và số lượng người tới thăm khu vườn.
Theo tiêu chuẩn TCVN 2737 về tải trọng và tác động, tải trọng mái (sàn sân thượng) khi hoàn thiện có thể chịu tải 150 kg/m2. Tiêu chuẩn an toàn trên vẫn chỉ là một căn cứ để tham khảo để bạn tính toán được sơ bộ số lượng chậu câu trồng, khối lượng đất và loại cây trồng phù hợp.
3. Đừng bỏ qua khả năng chống thấm của sàn
Vì sân thượng hoặc mái trồng cây sẽ phải tưới nước. Hoặc khi trời mưa, nước sẽ thẩm vào đất. Sàn sân thượng (mái nhà) cần phải được chống thấm chuyên dụng để tránh việc nước ngấm làm hư hại cấu trúc và gây ẩm mốc trần công trình.
Xem thêm: Tượng trang trí sân vườn | 25 Mẫu tượng sân vườn mới lạ 2022
Nếu đơn giản chỉ là trồng cây trong chậu hoặc thùng thì vẫn cần phải kê cao bồn trồng cây cách khỏi mặt đất hoặc trải bạt lót phía dưới. Ngoài ra chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ để tránh nước tràn xuống sàn sân thượng.
4. Tính toán về hướng nắng, cường độ gió trên sân thượng
Cần xác định xem khu vực sân thượng và mái công trình có đủ lượng ánh sáng để cây cối có thể quang hợp hay không. Ngoài ra cần theo dõi lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào các thời điểm khác nhau trong ngày để cảm nhận chính xác cường độ nắng. Tần suất tiếp xúc với ánh nắng nhiều có thể khiến cây bị héo. Do vậy, cần tính toán để lựa chọn các loại cây trồng phù hợp cũng như có phương án chống nắng nếu cần.
Gió ở trên tầng thượng cũng mạnh hơn bình thường. Nhất là đối với những ngôi nhà có nhiều tầng hoặc đứng đơn lẻ thì cường độ gió càng cao. Nếu gió quá mạnh có thể làm gãy cành cây, dập nát lá (thân), bật gốc hoặc làm bay lớp đất đá khá nguy hiểm. Cần tính toán đến phương án che chắn và thông gió hợp lý
5. Lên ý tưởng và thiết kế vườn trên mái
Đây là cách giúp cho không gian trở nên khoa học và ấn tượng nhất. Khi có thiết kế phối cảnh từ trước bạn có thể dễ dàng hình dung quá trình thi công và kho hoàn thành không gian sẽ như thế nào. Công đoạn này có thể xử lý trước những điểm không hợp lý cũng như sửa đổi theo phong cách và gu thẩm mĩ của gia chủ.
Đồng thời, khi có bản vẽ thiết kế, gia chủ có thể yêu cầu tính toán chi tiết các hạng mục thi công, các nguyên vật liệu cần chuẩn bị. Từ đó biết được giá thành thoàn thiện gần chính xác nhất với khu vườn mình muốn tạo dựng để tránh các chi phí phát sinh sau này.
6. Lựa chọn cây trồng cho vườn trên mái
Tất cả các không gian cảnh quan sân vườn nói chung và vườn trên mái nói riêng đều cần có sự hài hòa giữa hệ thống cây trồng. Những loại cây nào phù hợp trồng trên mái và sân thượng? Các loại cây lớn, cây thân gỗ sẽ làm nặng tải trọng. Vì thế chỉ nên chọn các cây vừa và nhỏ, đồng thời có độ phát triển chậm, chịu hạn tốt và không vươn quá cao. Không nên chọn trồng cây có rễ cọc vì rễ cây khi phát triển thời gian dài có thể ăn sâu và làm hư hại kết cấu công trình.
7. Hệ thống dẫn và thoát nước hợp lý
Đây là một trong những yếu tố quan trong giúp thiết kế khu vườn được hoàn hảo. Lắp đặt hệ thống đường ống cần thật chuẩn và đảm bảo chất lượng. Khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chăm sóc khu vườn, cây cối sẽ có khả năng phát triển ổn định lâu dài. Thoát nước và chống thấm tốt sẽ giúp ngôi nhà không bị ẩm mốc. Đồng thời sẽ tránh được việc làm hỏng kết cấu công trình trong thời gian về sau.
8. Lưu ý về phong thủy
Khu vực trên sân thượng và mái nhà là nơi dương thịnh, âm suy. Việc thiết kế, bố trí cần đảm bảo sự cân bằng cho cả ngôi nhà. Khi thiết kế vườn trên mái cũng cần chú ý một số điểm về phong thủy sau:
– Tránh đè lên các khu vực tâm linh, phòng bếp, giường ngủ
– Tránh để cây cối khô héo, chết do không chăm sóc
– Không nên để khu vườn phát triển quá rậm tạp, um tùm
Ngoài các lưu ý, kinh nghiệm đã nêu ở trên, trong quá trình xây dựng cũng cần chú ý đến chiều cao công trình, các quy định về phòng cháy chữa cháy để tránh gặp rắc rối không đáng có về sau.
Quy trình thi công chuẩn cho vườn trên mái
Thi công sân vườn trên mái, sân thượng có nhiều yếu tố khác với sân vườn ở các vị trí khác. Nó đòi hỏi những yêu cầu kĩ thuật khắt khe hơn. Dưới đây sẽ là quy trình chuẩn được áp dụng thi công cho hầu hết các công trình hiện nay. Đừng bỏ sót bất kì quá trình nào nhé.
Bước 1: Chuẩn bị vật tư thi công và làm sạch mặt bằng
Không giống như trồng cây trong chậu kiểu truyền thống, để có cả một vườn cây xanh trên mái sân thượng cần đầu tư trang thiết bị chuyên dụng gồm: vỉ nhựa thoát nước, vải địa cảnh quan, màng phủ, sơn chống thấm, cát…
Tiếp theo cần làm sạch mặt bằng thi công. Khu vực làm vườn trên mái, sân thượng cần được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bước 2: Chống thấm sàn bê tông
Công đoạn này nhằm đảm bảo nước sẽ không bao giờ thấm xuống sàn bê tông. Nếu là công trình nhà mới xây dựng thì sàn bê tông thường đã được sơn chống thấm khá tốt. Khi đó chỉ cần một lớp màng phủ bằng PE lên mặt sàn là đảm bảo. Còn nếu sân thượng đã sử dụng lâu năm thì nên sơn chống thấm lại sau đó mới tiếp tục thi công.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống thoát nước
Sử dụng các tấm vỉ nhựa thoát nước lắp ráp lại để phủ khắp diện tích bề mặt sàn làm sân vườn.
Đối với những khu vực có dạng uốn cong thì chỉ cần dùng dao cắt theo hình dạng vừa vặn với vị trí đặt vào.
Để đảm bảo việc thoát nước tốt nhất, các tấm vỉ liên kết bền chắc thì có thể dùng các loại keo cố định các vỉ nhựa này với nhau.
Bước 4: Phủ vải địa
Công đoạn này phải đảm bảo vải phủ đều khắp bề mặt của các tấm vỉ nhựa. Sử dụng loại vải địa có thể chịu kéo, thấm nước tốt. Tác dụng là hỗ trợ lọc nước và giữ lại phần cát, đất rơi xuống hệ thống gây tắc đường thoát nước.
Lớp vải địa nên kéo cao qua phần rìa ngoài của vỉ nhựa và nếu trồng các loại cây cảnh to, cây có thân cỡ lớn thì nên dùng loại vải địa dày và chịu lực kéo cao.
Bước 5: Đổ lớp cát
Tiếp tục quá trình thi công bằng việc đổ lớp cát trắng. Tùy quy mô và tính chất khu vườn và có thể đổ cát với độ dày từ 5 – 10 cm. Nên sử dụng loại cát sạch, mịn và không lẫn các tạp chất
Bước 6: Đổ đất hoặc chất trồng cây
Đây là lớp dinh dưỡng để trồng cây. Để cây xanh tốt bạn có thể lựa chọn loại đất hoặc chất trồng cây phù hợp. Đất cùng các nguyên liệu như: tro, trấu, sơ dừa là những lựa chọn tốt. Độ dày của lớp đất tùy theo cây trồng mà bạn chọn để làm vườn.
Bước 7: Trồng cây cho sân vườn trên mái
Hãy lựa chọn những loại cây, hoa mà bạn yêu thích để đưa vào trồng. Nếu có bản thiết kế thì nên tuân thủ theo thiết kế đã có sẵn và chọn mua cây theo kích thước đã được dự trù từ trước.
Bước 8: Thêm vật dụng trang trí cho khu vườn
Những vật đụng bạn có thể dùng trang trí thêm cho khu vườn có thể là một bức tượng nhỏ, đèn chiếu sáng… Hoặc các vật dụng hỗ trợ việc nghỉ ngơi, thư giãn như: xích đu, ghế nghỉ, bộ bàn trà. Dựa theo nhu cầu mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo ý thích của bản thân. Tuy nhiên cần chú ý phù hợp với không gian và không làm phá vỡ sự hài hòa trong bố cục.
Chăm sóc vườn trên mái
Bất kể không gian sân vườn nào muốn phát triển tốt đều cần phải có quá trình chăm sóc. Vườn trên mái cũng không ngoại lệ.
Đầu tư dụng cụ, vật tư làm vườn
Để có thể dễ dàng và nhanh chóng trong việc chăm sóc khu vườn, bạn cũng cần đầu tư một số dụng cụ, vật tư cần thiết. Các dụng cụ cơ bản cần dùng là: bình xịt, kéo cắt tỉa, xẻng nhỏ… Việc chăm sóc khu vườn cũng có thể xem là một thú vui để giảm stress khá hiệu quả với những người thường xuyên gặp căng thẳng
Tưới nước và bón phân định kì
Nước tưới là không thể thiếu cho mọi cây trồng. Ngoài ra cũng cần bón phân định kì. Dinh dưỡng coi như là nguồn sống giúp cây phát triển tốt. Nước tưới, bón phân sẽ tùy vào điều kiện thực tế và nhu cầu của từng loại cây. Nước có thể tưới hàng ngày còn phân bón chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần trong tháng.
Phòng trừ sâu bệnh, cắn tỉa cây khi cần thiết
Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả từ các loại côn trùng hoặc mầm bệnh xâm nhập thì nên ưu tiên các biện pháp tự nhiên. Có thể sử dụng các loại thiên địch ăn côn trùng, hoặc các chất hữu cơ giúp xua đuổi chúng. Đồng thời mua đất ở những địa chỉ uy tín và rắc vôi trước khi trồng cây để diệt mầm bệnh.
Trong quá trình trồng, nếu cây cối phát triển quá tốt thì cần cắt tỉa cành, lá để đảm bảo tính thẩm mĩ và sự án toàn. Đặc biệt trong mùa mưa bão, góp lớn, cần cố định các nhánh cây và cắt bỏ những cành có khả năng gãy.
Lời kết
Những ý tưởng hay và giải pháp về vườn trên mái trên chắc hẳn phần nào cũng là những kiến thức bổ ích cho quý khách hàng. Để làm ngay một sân vườn theo đúng ý mong muốn, phù hợp với xu hướng thời đại thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với sân vườn Á Đông. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7. Hotline tư vấn miễn phí: 0913.134.903.
Xem thêm: Đá Lát Sân Vườn
Bài viết liên quan: