Danh nhân văn hóa là những con người, những nhân vật nổi tiếng, kiệt xuất, có cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá cao; đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa dân tộc.
Những danh nhân văn hóa thế giới còn là những nhân vật có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển văn hóa chung của nhân loại; là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa thế giới đa bản sắc, vừa thấm đẫm văn hóa dân tộc, vừa thắm đượm tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bạn đang xem: Nhan van hoa the gioi
Mỗi dân tộc, mỗi một nền văn hóa dân tộc có thể có nhiều danh nhân văn hóa song có rất ít người đạt tới tầm cỡ danh nhân văn hóa thế giới. Sự công nhận danh nhân văn hóa thế giới thông qua Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là sự đánh giá cao nhất đối với con người như một biểu trưng văn hóa, con người văn hóa, nhân cách văn hóa,… ở tầm quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chi Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhắc đến danh nhân văn hóa thế giới, đầu tiên chúng ta phải nói đến những danh nhân của nước nhà, mà tiêu biểu nhất là Bác Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có trình độ học vấn uyên thâm, uyên bác, người có trí tuệ siêu việt của thế kỉ XX (UNESCO). Người đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Người để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển xã hội loài người ở thế kỉ XX. Góp phần vào sự phát triển các giá trị văn hóa chung của nhân loại.
“Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội…”. Và ngay sau nghị quyết này, 88 nước tổ chức ngày kỷ niệm vể người.
Nghị quyết của tổ chức UNESCO đã khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì “những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Thi hào, nhà chính trị Nguyễn Trãi
Tiếp theo, danh nhân văn hóa thế giới thứ hai của nước Việt Nam ta chính là nhà thơ Nguyễn Trãi.
Chân dung Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 mất năm 1442, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh một nho sỹ và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
Những đóng góp của Nguyễn Trãi vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc. Ông là vị anh hùng, là một khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng vì nước thương dân và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang. Ông đã dành cả tâm hồn, trí tuệ, tài năng cống hiến cho lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.
Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã góp phần không nhỏ cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Với những đóng góp của Nguyễn Trãi trong thời đại của ông nói riêng, cho lịch sử quốc gia nói chung thể hiện ở những góc độ khác nhau. Ông là một nhà Tư tưởng lớn, nhà thơ, nhà văn, nhà địa lý và nhà lãnh đạo tài ba của dân tộc.
Với tư cách là nhà văn hoá lớn, ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam và năm 1980 Nguyễn Trãi đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
Đại thi hào Nguyễn Du
Tượng thi hào Nguyễn Du
Niềm tự hào thứ ba về danh nhân văn hóa thế giới của nước Việt chính là nhà thơ Nguyễn Du. Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776) quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc – Bắc Ninh.
Không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du còn là một danh nhân văn hóa thế giới, được cả thế giới biết đến và công nhận. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới, được dịch ra hàng chục thứ tiếng khác nhau.
Tháng 12/1964, tại thành phố Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới đã ra quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du (1765 – 1965), cùng với 8 danh nhân văn hóa trên toàn thế giới. Đây là sự ghi nhận với những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học Việt Nam và sự phát triển của văn hóa nhân loại.
Có thể bạn quan tâm: Mua tủ sắt văn phòng
Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa thế giới – Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015), các địa phương trong nước ta đã tổ chức nhiều hoạt động như: các hội thảo chuyên đề về Truyện Kiều và Nguyễn Du; Hội thảo quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du; sưu tầm, giới thiệu xuất bản các tác phẩm của Nguyễn Du; xây dựng phim tư liệu, các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, hội họa về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Các cuộc thi tìm hiểu, thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du,…
V.I. Lê-nin
V.I. Lê-nin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Le-nin), sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là
V. Lenin
Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva. Lênin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831-1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835-1916).
Năm 24 tuổi, Lênin vào Đảng Xã hội dân chủ Nga. Từ đó, Lênin trở thành người tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Năm 1905, Lênin tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản dân chủ Nga đầu tiên. Năm 1917, Lênin lãnh đạo cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Năm 1919, Lênin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba), để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lênin: “Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Marx – Engels. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”. V.I. Lênin được vinh danh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.
Các Mác
C. Mác
Các Mác sinh ngày 05 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ – mất ngày 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. Ông là nhà tư tưởng người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Ông là một học giả có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực học thuật như Triết học, Kinh tế chính trị học, Xã hội học, Sử học,…
Các Mác là người thầy vĩ đại không chỉ của cách mạng Việt Nam nói riêng mà là của toàn thể giai cấp vô sản, toàn thể loài người tiến bộ nói chung. Trong điều kiện thời đại ngày nay đã có nhiều biến đổi sâu sắc, nhiều điểm khác nhau về con đường và xu thế phát triển của từng dân tộc cũng như nhân loại, song con đường mà Mác đã vạch ra cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mãi mãi là chân lý của loài người quan tiến bộ.
Các Mác là một thiên tài tư tưởng mà năng lực trí tuệ của ông xứng đáng được coi là trí tuệ của một người khổng lồ của thời đại mình. Tư tưởng và sự nghiệp của C.Mác đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, được nhiều thế hệ nhắc đến với tất cả sự khâm phục, ngưỡng mộ và tôn vinh.
Các Mác đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đem lại lời giải thích khoa học và cách mạng về sứ mệnh lịch sử đó – một giá trị có tầm thời đại của C.Mác. Đây là cốt lõi lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác, là nhân tố quyết định bước nhảy vọt của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chuyển Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành hiện thực.
Friedrich Engels
Phriđrich Ăng-ghen, sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820, mất ngày 5 tháng 8 năm 1895. Ông là nhà lí luận
Phriđrich Ăng-ghen
chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. Ông cùng với Các Mác và là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Ăng-ghen cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Các Mác mất.
Mác và Ăngghen đã cống hiến cả cuộc đời để xây dựng nên kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác, trọng tâm là triết học mác xít, kinh tế chính trị học mác xít, và chủ nghĩa xã hội khoa học với hai phát kiến vĩ đại – chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. Ăng-ghen đã giúp Mác giải quyết một số vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu biên soạn, đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sự vận hành thực tế trong các xí nghiệp công nghiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Ph.Ăng-ghen đã bổ sung, làm phong phú và sâu sắc hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác, đồng thời tích cực tuyên truyền trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ông cũng đã đấu tranh trực tiếp, kiên quyết và triệt để chống lại các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác.
George Washington
George Washington
Có thể bạn quan tâm: Tủ cá nhân văn phòng
George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799, là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là Tổng Tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775-1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa Washington làm Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789 -1797).
Ông George Washington đã đóng góp rất nhiều bằng 3 công lao: ông đã chỉ huy quân đội lục địa để chống lại người Anh, giành độc lập trong cuộc chiến tranh cách mạng, ông cũng là chủ tịch của Ủy ban soạn thảo ra Bản Hiến Pháp và cuối cùng, ông đã được bầu làm vị Tổng Thống đầu tiên của xứ Hoa Kỳ, đã điều khiển quốc gia non trẻ này trong thời kỳ lập quốc khó khăn. Vì thế, tên họ của ông đã là những từ ngữ tượng trưng cho niềm danh dự, lòng trung thành và tình yêu đất nước. Với những cống hiến vô cùng lớn lao của ông đối với nước Mỹ, Washington được mệnh danh là “Cha đẻ của nước Mỹ”.
Thomas Edison – sứ giả Ánh sáng của nhân loại
Thomas Alva Edison (sinh ngày 11 tháng 02 năm 1847, mất ngày 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát
Thomas Alva Edison
minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được các nhà báo nổi tiếng đặt danh hiệu “Thầy phù thủy ở Menlo Park”.
Ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).
Người ta thống kê được, Edison có tổng cộng đến 1.907 phát minh được cấp bằng sáng chế – một con số khổng lồ. Máy quay đĩa; Máy chiếu phim; Máy ghi âm… Cung cấp hỗ trợ tài chính cho công việc của Guglielmo Marconi về truyền phát radio và có được nhiều bằng sáng chế. Tattoo gun (Dựa trên Bút điện, được sử dụng để tạo ra các bản copy rô-nê-ô); Bóng đèn.
Alfred Nobel
Alfred Nobel
Alfred Nobel sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833, mất ngày 10 tháng 12 năm 1896, là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.
Là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, Alfred Nobel là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cống hiến suốt đời cho khoa học, Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.
Alfred Nobel mất tại San Remo, Italia, vào ngày 10/12/1896. Trong di chúc của ông, người ta ngạc nhiên khi thấy phần lớn số tài sản kếch xù được Alfred Nobel dùng làm giải thưởng cho những người có đóng góp lớn lao cho nhân loại, trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh lý học và Y học, Văn học và Hoà Bình.
Isaac Newton
Isaac Newton (1642 – 1727) – nhà Vật lý, Toán học nước
Isaac Newton
Anh, người được thế giới tôn là “Người sáng lập ra Vật lý học cổ điển”. Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo.
Ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lí thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết Nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.
Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu. Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.
Trên đây là danh sách 10 danh nhân văn hóa thế giới đại diện, tiêu biểu và có ảnh hưởng nhất tới Việt Nam. Vẫn còn khá nhiều danh nhân có tầm nhân loại chưa được nhắc đến như Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn, Yersin, Napoleon Bonaparte, Peter Đại đế, Đác-uyn,… Để nắm rõ hơn về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp cùng những đóng góp của họ chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm!
Có thể bạn quan tâm: [TƯ VẤN] Các loại thuốc cần có trong tủ thuốc công ty
Bài viết liên quan: