Sơn nhựa đang được sử dụng phổ biến để thi công và trang trí lên các bề mặt vật liệu nhựa PVC. Vậy sơn nhựa là gì? Cách thi công như thế nào? Cùng Sơn bê tông Conpa tìm hiểu nhé!
Sơn nhựa là gì?
Sơn nhựa là dòng sơn có thể sử dụng để sơn trực tiếp lên nhiều bề mặt nhựa như: nhựa PVC foam, sơn nhựa PP, nhựa ABS, nhựa UPVC, nhựa Composite,…
Bạn đang xem: Nước sơn nhựa
Ngày nay, công nghệ sơn nhựa là loại vật liệu được sử dụng rất nhiều cho các thiết bị, máy móc và đồ dùng bằng nhựa. Có rất nhiều đồ dùng gia dụng được làm từ nhựa khác nhau, bởi nhựa là vật liệu dễ thi công và giá thành rẻ.
Ưu điểm của sơn nhựa PVC
Xem thêm: Báo giá thi công sơn nước tại đà nẵng
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến là màu sắc rất đa dạng mà khó có loại sơn nào có thể sánh bằng. Nó dễ dàng kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau để tạo nên sự đa dạng. Do đó các vật dụng, đồ dùng cũng được sơn với nhiều màu sắc khác nhau. Mang lại sự thẩm mỹ cho sản phẩm, đồng thời làm cho sản phẩm nổi bật hơn.
Tìm hiểu: Quy trình phun sơn tĩnh điện
Sơn nhựa PVC giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. Giúp cho người sơn tiết kiệm được công sức và tăng hiệu suất làm việc. Chi phí của dòng sơn này không quá cao, song tính hiệu quả rất cao, có thể sơn cho nhiều vật dụng cùng một lúc.
Ngoài ra, sơn nhựa còn có độ bền rất cao. Không chỉ bền ở chất lượng mà màu sắc của sơn cũng rất khó phai màu. Mặt khác, loại sơn này còn chống thấm nước, chống mốc cực kỳ tốt. Do đó tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Quy trình thi công sơn lên bề mặt nhựa PVC
Chuẩn bị bề mặt sơn
- Vệ sinh đồ nhựa bằng xà phòng và nước ấm. Quá trình này sẽ giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt nhựa. Bạn chỉ cần dùng khăn mềm hoặc mút xốp để làm sạch bề mặt mịn và bàn chải để làm sạch bề mặt có hoa văn. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
- Chà nhám bề mặt. Bạn nên nhẹ nhàng chàm nhám với giấy nhám loại 220 đến 300. Việc chà nhám sẽ giúp cho bề mặt có thể bám sơn chặt hơn. Tuy nhiên khi thao tác thì bạn cần phải di chuyển nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, tránh để lại vết xước. Sau khi hoàn tất, lau bề mặt lại bằng khăn gạc.
- Lau sạch bề mặt bằng cồn tẩy rửa. Bước làm sạch này sẽ giúp bạn có thể loại bỏ sạch dầu. Dầu là nguyên nhân chính khiến sơn không thể bám trên bề mặt nhựa. Do đó bạn không được bỏ qua bước này.
- Che phủ bề mặt không cần sơn. Bạn có thể che phủ các bề mặt không dùng đến bằng loại băng dính dành riêng cho sơn. Đây là một cách giúp bạn có thể phân định được các phần nhựa đã sơn.
- Sơn lớp lót. Bạn sẽ phần sơn một lớp lót trước khi sơn chính thức. Nên sử dụng loại sơn lót có khả năng bám chặt. Công đoạn này sẽ giúp bạn làm nhẵn bề mặt và tạo độ bám cho sơn. Sơn dạng xịt sử dụng hơn nhiều so với sơn bằng cọ.
Sơn bề mặt
- Pha sơn (nếu cần thiết). Thông thường các loại sơn sẽ được pha sẵn để sử dụng. Tuy nhiên có một số loại sơn cần phải pha. Trước khi sơn bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trên lọ chai để biết hướng dẫn cụ thể.
Xem thêm: Sửa điện nước tại quận ngũ hành sơn
Đọc thêm: Sơn chịu nhiệt độ cao
Cách pha loãng như sau:
Đầu tiên bạn cần lắc chai xịt sơn nhiều lần. Làm như vậy để giúp cho quá trình trộn sơn được đều và lớp sơn khi phun lên sẽ mịn hơn. Sau đó, pha loãng sơn Acrylic với lượng nước vừa đủ để có độ đặc như kem. Cách làm này sẽ giúp cho sau khi sơn không hiện rõ nét cọ vẽ.
- Sơn một lớp sơn mỏng và đều. Thông thường phải sơn nhiều lớp thì lớp sơn mới có thể phủ hết toàn bộ lớp sơn. Khi sơn, bạn cần giữ chai xịt sơn cách xa đồ nhựa 30 – 45cm. Xịt sơn bằng cách di chuyển theo đường ngang. Sau đó, phết sơn bằng cọ Taklon, Kanehalon hoặc cọ lông chồn.
- Sơn thêm nhiều lớp sơn mỏng. Sau khi lớp sơn trước khô thì chúng ta tiếp tục sơn các lớp sơn tiếp theo. Thay đổi hướng sơn lần lượt theo từng lớp sơn, sơn đường cạnh nhau cho lớp sơn đầu tiên, lớp thứ hai sẽ sơn từ trên xuống. Thông thường sẽ phải sơn từ 2 – 3 lớp.
- Chờ sơn khô hoàn toàn sau khi sơn lớp cuối cùng. Tới bước này thì đồ nhựa đã được sơn xong và sẵn sàng sử dụng. Nếu muốn sơn họa tiết hoặc sơn phủ bề mặt thì cần thêm một bước.
Chỉnh sửa và sơn họa tiết/sơn phủ
- Dùng cọ sơn để xử lý những mảng bong và khoảng trống. Sau đó kiểm tra cẩn thận đồ nhựa. Nếu có khoảng trống hoặc bong tróc thì cần dùng cọ nhỏ để quét sơn.
- Thêm họa tiết, hoa văn nếu muốn. Bước này sẽ giúp cho sản phẩm của bạn được đẹp mắt và sống động hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách đặt khuôn hoa văn lên đồ nhựa, sau đó sơn bằng sơn xịt hoặc sơn Acrylic.
- Sơn một lớp Polyurethane phủ bề mặt sơn (nếu muốn). Bước này sẽ giúp sơn được bám màu trên bề mặt lâu hơn. Bạn có thể dùng sơn xịt hoặc cọ sơn. Tuy nhiên loại xịt sẽ giúp cho bề mặt mịn hơn. Bạn có thể sơn 2 lớp, mỗi lớp sơn cách nhau ít nhất 30 phút.
- Chờ bề mặt sơn phủ khô hoàn toàn. Thời gian khô của mỗi loại sơn là khác nhau. Do đó bạn cần xem thông tin trên nhãn lọ sơn để biết thời gian chính xác sơn khô và cứng là bao lâu.
Những lưu ý khi chọn sơn nhựa và thi công sơn
- Chọn loại sơn thích hợp với đồ nhựa cần sơn. Sơn xịt nhựa đặc biệt hiệu quả khi dùng trên bề mặt nhựa, tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng sơn Acrylic và sơn Enamel/model. Tốt hơn hết là chúng ta sử dụng những dòng sơn dành riêng để sơn cho nhựa. Bạn có thể thêm thông tin trên nhãn và tìm các từ khóa như Plastic (Nhựa) và Multi-surface (Nhiều bề mặt).
- Trên thực tế, không phải bề mặt nhựa nào cũng có thích hợp để sơn. Bạn có thể sơn lên các đồ nội thất, mô hình, đồ chơi hoặc đồ trang trí. Tuy nhiên, những bề mặt như sàn nhựa, laminate hoặc vách ngăn buồng tắm, quầy tủ không thể sơn nhựa.
- Khi thi công sơn xịt nhựa nên thi công ở nơi thoáng gió và mát mẻ. Tránh trường hợp thi công trong môi trường kín, dễ hít phải khí sơn, gây ngộ độc cho người thi công.
- Nếu sơn xịt bị chảy hoặc nổi đốm tức là bạn đã xịt sơn quá dày. Bạn cần phải giữ chai sơn cách xa đồ nhựa hơn và xịt theo hình chuyển động xoay tròn.
Trên đây là những thông tin về sơn nhựa cũng như cách thi công sơn nhựa trên bề mặt nhựa PVC. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 mẫu thiết kế cửa hàng sơn bắt mắt và thu hút khách hàng
Bài viết liên quan: