Thành phần của sơn nước

Thành phần của sơn nước

Thành phần của sơn gồm những gì

Bạn đang xem: Thành phần của sơn nước

Sơn nước là gì?

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng có khả năng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám dính trên bề mặt của vật chất. Tùy theo tính chất của mỗi loại sơn mà chúng sẽ được điều chỉnh với một lượng chất phụ gia và dung môi phù hợp. Chúng thường được cấu tạo từ những thành phần chính như: nước, bột màu và chất phụ gia kết dính.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sơn nước có đặc tính và màu sắc khác nhau. Đồng thời cũng được sử dụng với đa dạng mục đích như: trang trí, bảo vệ bề mặt, chống nóng,…. Cho nên nên ngày càng được nhiều người lựa chọn cho công trình của mình.

Thành phần của sơn gồm những gì?

Tùy vào loại sơn, mục đích sử dụng mà thành phần của loại sơn đó sẽ có chút khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản khi sản xuất sơn sẽ bao gồm những thành phần chính như sau:

1. Nhựa

Đây là thành phần chính chiếm khoảng từ 40% đến 60% tùy vào yêu cầu của sơn thành phẩm. Thành phần này bao gồm các hợp chất hữu cơ như: Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon. Những chất liệu này có khả năng tạo nên sự liên kết giữa các thành phần của sơn nước, tạo độ kết dính và bền màu cho sơn, làm nên cấu trúc của sơn.

2. Bột màu

Bột màu chiếm từ 7% đến 40%, gồm có bột màu gốc, bột chống gỉ, bột màu bổ sung. Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu, tạo độ cứng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là vô cơ và hữu cơ. Cụ thể:

  • Màu vô cơ (hay còn được gọi là màu tự nhiên). Loại màu này được tạo nên bằng cách nghiền mịn các vật liệu thiên nhiên. Nhóm vật liệu này gồm có: đá phấn trắng, minium sắt màu nâu đất; nioni thiên nhiên khô có màu nâu hồng, than chì có màu xám. Loại màu này cho độ che phủ cao và khá bền màu.
  • Màu hữu cơ (hay còn gọi là màu tổng hợp). Loại màu này cho những tone màu tươi sáng và đa dạng hơn. Tuy nhiên lại có độ bền màu thấp và độ che phủ cũng không cao bằng màu màu vô cơ.

Có thể bạn quan tâm: Nước sơn gel không cần hơ đèn

Bột màu quyết định màu sắc của sơn

Bột màu quyết định màu sắc của sơn

3. Chất phụ gia

Chất phụ gia chiếm từ 0% cho đến 5% thành phần sơn. Là một chất giữ tỉ trọng nhỏ nhất nhưng lại có vai trò rất quan trọng giúp tăng các độ bền cho sơn bao gồm độ bền màu, khả năng chống lại tác động xấu từ thời tiết, tăng độ bóng, độ cứng và độ phủ màu của sơn. Giúp làm tăng khả năng bảo quản sơn, chống nấm mốc. Thành phần này giúp tạo sự khác biệt cho các loại sơn khác như sơn bóng, sơn chống thấm, sơn diệt khuẩn hay sơn cách nhiệt,…

4. Dung môi

Dung môi là thành phần sơn chiếm từ 10% đến 30% giúp hòa tan bột màu và nhựa. Tùy vào sự phân cực của nhựa mà mỗi nhà sản xuất sẽ quyết định dùng dung môi gì.

5. Chất kết dính

Chất kết dính có tác dụng liên kết tất cả các loại màu sơn và màng bám dính trên bề mặt vật chất. Các chất kết dính thường được sử dụng có thể là polime, cao su, dầu, keo động vật và keo casein, chất kết dính vô cơ,… tùy vào từng loại sơn cụ thể khác nhau.

6. Bột độn

Bột độn là thành phần có chức năng làm tăng một số tính chất của sản phẩm như độ bóng, độ cứng hay độ mượt,….giúp việc thi công sơn trở nên dễ dàng và còn có thể giúp kiểm soát độ lắng của sơn. Một số chất độn thường được các nhà sản xuất sử dụng cho sơn như: Carbonate, Kaolin Oxit titan, Talc…

>>>> Bài viết liên quan: Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn

Tác dụng của sơn là gì đối với đời sống chúng ta

Sơn có rất nhiều tác dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Được biết đến như một loại vật liệu giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình và giúp bảo vệ các bề mặt khỏi các tác động xấu từ bên ngoài. Tác dụng cụ thể của sơn được thể hiện như sau:

Tác dụng bảo vệ

Nhờ vào những đặc tính như có khả năng kết dính, có thể bám lâu trên các bề mặt mà sơn sẽ giống như một lớp áo giáp giúp cách ly bề mặt với những tác động từ ngoài môi trường.

Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng sơn nước

Sơn Brian Ext

Sơn giúp bảo vệ công trình của bạn

Tác dụng trang trí

Sơn có tính thẩm mỹ rất cao, nên tác dụng của nó đối với việc trang trí là rất lớn. Sơn có thể được dùng để trang trí cả những công trình lớn nhỏ, hay chỉ đơn giản là sơn cho một món đồ phụ kiện bày trong nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng hoàn toàn có thể pha trộn các màu sơn lại với nhau để tạo nên một bức tranh sáng tạo ngay chính trong không gian của mình, tạo nên sự độc đáo, ấn tượng không ở đâu có được; điển hình như sơn dầu còn được dùng để tạo nên những bức tranh nổi tiếng khắp Thế giới.

Sơn có bảng màu vô cùng đa dạng. Tùy vào bề mặt và ý muốn của chủ công trình mà màu sơn sẽ được lựa chọn khác nhau. Hiện nay sơn Minano có bảng màu lên tới 1062 màu sơn có giá trị thẩm mỹ cao, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn.

Sơn Minano có bảng màu phong phú

Sơn Minano có bảng màu phong phú

Chống thấm, chống ẩm mốc

Khi bạn muốn hoàn thành công trình của mình thì việc chống thấm là vô cùng cần thiết. Lúc này, sơn chống thấm sẽ được sử dụng một cách hiệu quả và nhanh gọn, ưu việt hơn hẳn các phương pháp chống thấm cũ trước đây. Và khi được chống thấm đầy đủ thì việc công trình có khả năng chống nấm mốc cũng là điều đương nhiên.

Một số tác dụng khác

Bên cạnh những tác dụng chính vừa nêu trên thì tùy vào từng loại sơn chuyên dụng mà chúng sẽ có những tác dụng chính cụ thể như sơn chống nóng, sơn chịu nhiệt, sơn chống rỉ,…. Tùy vào đặc tính của từng bề mặt mà chúng ta sẽ lựa chọn loại sơn có công dụng phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về thành phần của sơn mà Minano đã đưa ra cho các bạn cùng tham khảo. Mọi thắc mắc và phản hồi, xin để lại trong phần bình luận dưới đây. Hoặc liên hệ đến hotline 088.869.1987 để được tư vấn về loại sơn, màu sơn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Cách mở thùng sơn nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *