Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng (danh pháp khoa học: Barringtonia acutangula) là một loài thuộc chi Lộc vừng, là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland.
– Cây lộc vừng thuộc dạng thân gỗ được trồng lâu năm với chiều cao trung bình khoảng 15 – 20m, đường kính khoảng 40 – 50 cm. Thân cây khi còn non có màu xanh, khi về già thân sẽ bị sần sùi và có màu nâu xám. Có rất nhiều cành nhánh mọc về nhiều hướng khác nhau, vì thế loại cây này có tán lá rộng. Dạng lá đơn, thuôn tròn và khó to. Lá có hình bầu dục, phía trước hơi tù có mũi nhọn và phiến lá màu xanh đậm khi già.
Bạn đang xem: Cây lộc vừng cảnh
– Hoa của cây lộc vừng mọc thành từng chùm dài khoảng 6 – 10 cm mọc rủ xuống ở đầu và cành. Hoa nhỏ màu đỏ tươi, tỏa hương thơm và có hình dáng thướt tha. Loài hoa lộc vừng cũng ra hoa từ thời điểm thích hợp từ 6 đến tháng 8 âm lịch.
– Quả cây lộc vừng có mặt cắt ngang hình hộp hoặc hình tròn với đường kính khoảng 9 – 11 cm và có lớp xơ dày bao quanh hạt. Khi quả non có màu xanh và khi quả chín có màu vàng nâu.
Cây lộc vừng không chỉ làm cây cảnh để trang trí mà nó còn mang đến nhiều tác dụng như:
Xem thêm: Cây cảnh trồng trong nhà không cần ánh sáng
– Cây lộc vừng có tán lá rộng nên được trồng phổ biến ở công viên, khuôn viên nhà, đường phố,… để tạo bóng mát cho người dùng.
– Với màu sắc hoa đặc sắc còn có tác dụng làm vật trang trí cho khuôn viên. Hấp thụ các khí độc của môi trường bên ngoài và nhả oxi cho bầu không khí trở nên trong lành và thoáng mát hơn rất nhiều. Giảm bớt căng thẳng cho mọi người sau những giờ làm việc căng thẳng. Cung cấp một môi trường thoáng mát, không gian trong lành và tạo cảm giác thích thú cho người chơi.
– Đặc biệt, cây lộc vừng có thể uốn, tạo thế để nó trở thành một cây cảnh bonsai có giá trị kinh tế cao để lấy gỗ hoặc làm bóng mát.
Do vậy, cây lộc vừng có tác dụng rất lớn cho chúng ta. Do đó, bạn hãy trồng ít nhất 1 cây lộc vừng xung quanh nhà để từ đó cảm nhận được tốt hơn.
Cây lộc vừng mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn tượng trưng cho một sự thịnh vượng, bình an và là cây cảnh quý để thích hợp làm cây phong thủy, cây quà tặng trong dịp tân gia, khai trường, khánh thành,…
Cây lộc vừng nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Cái tên chứa đầy ý nghĩa tiềm ẩn chứa sự đoàn viên và sum tụ.
Có thể bạn quan tâm: Cây sung 72 thế cây cảnh
Do đó, cây lộc vừng đã chiếm trọn trái tim của rất nhiều người yêu thích cây, đặc biệt là cây cảnh.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Có thể nhân giống cây lộc vừng bằng 2 cách là ươm mầm từ hạt cây hoặc chiết cành, tuy nhiên để cây nhanh có hoa và có thể tạo dáng nhanh thì người ta vẫn thường dùng phương pháp chiết cành là chủ yếu vì hạt cây lộc vừng khá hiếm do hoa thường không đậu được nhiều quả và phương pháp chiết cành thì thực hiện dễ hơn nhiều đối với cây lộc vừng. Thời gian chiết cành thường rơi vào khoảng tháng 6 tháng 7 thời tiết nắng phù hợp cho việc chiết cành lộc vừng nhất.
Trồng lộc vừng chiết từ cây mẹ nếu trồng vào chậu thì tùy vào kích thước cây con để chọn chậu cho phù hợp nên chọn những loại chậu có lỗ thoát nước là tốt nhất, đất sử dụng để trồng lộc vừng thì nên chọn những loại đất có nhiều dinh dưỡng và kết hợp với các loại phân chuồng hoại mục (hoặc đã qua ủ) để cây có thể phát triển tốt nhất. Cây lộc vừng là cây ưa nắng nhưng cũng là cây cần nhiều nước để phát triển, nên khi trồng lộc vừng cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ cho cây, ngày nắng thì tưới nhiều hơn các ngày bình thương. Khi thấy đất có dấu hiệu trắng có nứt tức là đất đang thiếu nước, cần thêm nước cho cây ngay.
Yếu tố ánh sáng: Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng nên nếu được trồng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên thì cây lộc vừng có thể ra hoa tự nhiên sai hoa, hoa ra nhiều mà không cần các loại thuốc kích thích. Còn nếu được trồng trong các khuôn viên hẹp thiếu sáng thì chúng ta cần kích thích hoa mọc trước 3 tháng khi chúng ta muốn cây nở hoa đúng vào dịp nào đấy như ngày tết chẳng hạn.
Để chăm sóc tốt cho cây lộc vừng phát triển tốt nhất thì chúng ta nên tưới nước để cung cấp độ ẩm thường xuyên và kết hợp bón phân định kì hàng tháng để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có thể dùng phân vi lượng để tưới cho cây, hoặc phân chậm tan nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cây.
Nếu trồng trong chậu thì định kì 2-3 năm chúng ta nên thay đất mới cho cây để cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Có thể bạn quan tâm: Bán chậu cây cảnh hà nội
Bài viết liên quan: