Kinh doanh vật liệu xây dựng

Kinh doanh vật liệu xây dựng

Với tốc độ đô thị hóa khá nhanh nên nhu cầu xây dựng các công trình tòa nhà cao ốc, căn hộ, nhà phố, nhà công nghiệp, cầu đường bộ… ngày càng nhiều. Dưới đây là câu chuyện kinh doanh vật liệu xây dựng Sapo chia sẻ với các bạn nhé.

kinh doanh vật liệu xây dựng

Bạn đang xem: Kinh doanh vật liệu xây dựng

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn

Năm 2010, với sự hào hứng về câu chuyện khởi nghiệp, tôi dồn 500 triệu mở cửa hàng để bán vật liệu xây dựng ở nông thôn và hi vọng không thành công cũng thành doanh nhân.

Tôi đã vạch ra một kế hoạch mở cửa hàng và kinh doanh rất bài bản, chuẩn bị kĩ lưỡng từ địa điểm, mối quen biết giới thiệu khách, cho đến nhập hàng vật liệu xây dựng ở đâu?…

Lúc đầu, tôi khá tự tin vì có sẵn địa điểm kinh doanh khá rộng rãi khoảng 100m2. Đó vốn là nhà ông bà ngoại ở mặt đường Quang Trung, Thái Bình – khu vực dân cư đang phát triển, có nhiều toà chung cư mới mọc lên, nhu cầu xây xáo khá cao.

Theo như tìm hiểu của tôi, kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn có 3 món cơ bản:

  1. Nhóm mộc: Gạch, cát, đá, mi xăng, sắt thép…
  2. Nhóm hoàn thiện: Gạch ốp, vôi ve, sơn bả …
  3. Nhóm nội, ngoại thất: Điện, nước, đồ gỗ, sắt, mái, hàng rào…

Vì dự kiến đầu tư khoảng 500 triệu – không ít cũng không nhiều với ngành vật liệu xây dựng nên tôi quyết định đã làm thì làm cho đủ theo nhóm. Tôi phân tích thế này, với số vốn 500 triệu, không đủ tiền để bao thầu tất cả từ bao xi măng, cát đá cho đến dây điện, hộp sơn.

Trong khi, địa điểm kinh doanh tôi chuẩn bị ở mặt đường, gần chợ sẽ phù hợp làm điểm giao dịch – bán buôn, bán lẻ hơn là kho bãi. Nên tôi dốc 350 triệu vào nhóm mộc, bỏ hẳn nhóm hoàn thiện và nhóm nội, ngoại thất còn lại chi cho quảng cáo – tiếp thị và vốn lưu động khi cần.

mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Xem thêm: Sơn tường bằng xi măng trắng

Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

2. Các bước chuẩn bị kinh doanh vật liệu xây dựng

Tôi lên mạng học hỏi các bước chuẩn bị kinh doanh cho người mới bắt đầu, để từng bước chuẩn bị công việc kinh doanh và tìm hiểu các nội dung sau:

  • Tham khảo thị trường về các mặt hàng vật liệu xây dựng., và các cửa hàng vật liệu xây dựng. quanh khu vực mình muốn kinh doanh như thế nào?
  • Làm sao tìm nhà cung cấp tốt? Liên hệ bắt mối với công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng.
  • Làm sao khảo sát giá nhà phân phối, giá đại lý và giá bán lẻ của các cửa hàng quanh khu vực mình kinh doanh, và các cửa hàng khu vực lân cận để có giá cạnh tranh?
  • Tổ chức ngày khai trương và thông báo rộng rãi đến bạn bè, anh em quen biết.

Tôi tin chắc rằng với sự chuẩn bị như thế, mô hình bán vật liệu xây dựng ở nông thôn của mình chắc chắn thành công.

buôn bán vật liệu xây dựng

Kinh doanh vật liệu xây dựng cần có sự chuẩn bị bài bản

3. Thiếu kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

3.1. Quản lý dòng tiền

Khi bập vào buôn bán thực tế tôi mới biết rằng mình thiếu kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng và đã phải trả giá bằng tiền bạc và nước mắt. Đầu tiên phải kể đến việc không biết cách quản lý dòng tiền tại cửa hàng vật liệu xây dựng. Xuất thân là dân Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp, tôi khá tự tin trong việc tính toán tiền. Nhưng tính tiền nhanh chả liên quan gì đến việc kinh doanh vật liệu xây dựng thành công các bạn ạ.

Chỉ sau 6 tháng hoạt động, tôi gặp phải vấn đề lớn là thâm hụt ngân sách, kiểu như cảm giác bán hàng nhiều nhưng chẳng thấy tiền đâu. Sau này, tôi mới biết người trong nghề kinh doanh lõi đời về vật liệu xây dựng gọi nó là cân đối kế toán tại cửa hàng. Nguồn cơn của sự sai số về tiền bạc xuất phát từ chuyện nợ và thu hồi công nợ.

Hồi ấy, vì mới đi vào hoạt động nên chưa nhiều người biết đến tên tuổi cửa hàng Vật liệu Xây dựng Toàn Phát, tôi đành liều bán chịu hàng cho khách, coi đó như là một chiến lược nhử mồi. Tôi quả quyết rằng, thay vì đổ tiền chạy quảng cáo cho cửa hàng vật liệu xây dựng, tôi cho khách nợ để kích cầu họ mua nhiều hơn.

Nhưng, tôi lại sai nữa rồi. Có thể, sẵn sàng bán chịu cho khách quen cũng là cách để họ mua thêm hàng, nhưng quan trọng là bán chịu bao nhiêu phần trăm, và cho chịu đến thời gian nào, tôi hoàn toàn chưa cân đo, đong đếm được. Bạn nào đang áp dụng cách này, muốn quản lý dòng tiền thì dùng phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng quản lý.

3.2. Quản lý vận chuyển

Ngay khi lựa chọn bán vật liệu xây dựng ở nông thôn tôi đã trù tính rằng, mình sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý vận chuyển do chưa có xe, nên dù nhà ở mặt đường, không cần tính toán về chuyện mua xe to hay xe bé thì tôi vẫn vấp phải một bài toán khó hơn là nên mua xe hay thuê xe.

Lúc đầu, tôi không nghĩ đến chuyện khách hàng yêu cầu chuyển vật liệu xây dựng đến tận nhà nên không đề ra chi phí mua xe khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng. Thời gian này, chuyển đơn hàng toàn phụ thuộc vào xe thuê, nên không chủ động việc chuyên chở. Xe đi thuê nên họ làm việc cũng không nhiệt tình. Có những chuyến đích thân tôi phải bốc vác từng bao xi măng lên xe.

Có thể bạn quan tâm: Xám xi măng – Màu hot trend cho nhà đẹp 2021

Bất cập như thế nên thời gian sau tôi quyết định mua xe bán tải. Với số vốn trong tay chỉ còn gần 100 triệu (khoảng 80 triệu tôi bù vào khoản tiền nhập hàng, bán chịu cho khách). Tôi quyết định chọn mua Tera 230 – dòng xe thùng mui bạt, 2, 3 tấn, chuyên chở vật liệu xây dựng.

Mua xe rồi cũng chủ động hơn trong việc vận chuyển hàng hoá. Các đơn hàng đều được chuyển đến công trình hoặc khách hàng đúng thời điểm yêu cầu. Việc kinh doanh của tôi cũng khá lên rất nhiều.

bán vật liệu xây dựng

Mở cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn

3.3. Thiếu chiến lược tiếp thị

Sau rất nhiều ý tưởng vạch ra trong đầu, nhưng tôi vẫn không biết ra và biến nó trở thành một chiến lược cụ thể có để phát triển thị trường và tăng trưởng kinh doanh. Khách hàng thì vẫn có nhưng không bù lại được các khoản chi về trả góp mua xe hàng tháng, tiền nợ khách hàng và chủ thầu chiếm dụng vốn.

Muốn đẩy mạnh kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng tôi lại không biết cách làm sao để buôn bán được nhiều hàng hơn.

Dần dần tôi quyết định dừng hẳn việc kinh doanh, chỉ giữ lại con xe tải để cho người thuê chạy nơi này nơi khác.

3.4. Kinh nghiệm xương máu rút ra

Vốn – vốn và vốn: Nếu bạn không mạnh vốn, khó có thể kinh doanh xậy liệu xây dựng hiệu quả. Nếu xài chiêu bán chịu để bán được hàng hãy xác định rằng họ sẽ chiếm dụng vốn của mình. Tối đa cho khách nợ 40%/một đơn, và nợ tối đa không quá 1 đơn trong vòng 7 ngày (có thể cho nợ gối đơn – trả hết đơn trước + ứng thêm 60% đơn sau mới được).

Mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần những gì: Ngoài địa điểm, vốn, hiểu biết về ngành bạn còn cần xe, nhân lực bốc vác nữa nhé.

Mở cửa hàng vật liệu xây dựng: Cần nắm vững mô hình kinh doanh của cửa hàng mình. Cửa hàng là kho chứa đồng thời là địa điểm giao dịch hay cửa hàng chỉ là văn phòng đại diện? Điều này sẽ quyết định rất nhiều đến cách thức hoạt động cửa hàng của bạn. Nhưng dù có theo hình thức nào, sổ sách quản lý thu – chi là chưa đủ, bạn cần công cụ quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng.

Chúc các bạn thành công với công việc mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng nhé.

Có thể bạn quan tâm: Bảng Giá Sơn Nước Mới Nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *