Cây trúc tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau. Vậy cây trúc trồng trong nhà có tốt không? Nên chọn loại trúc nào?
Trúc cảnh là loại cây được sử dụng phổ biến trong trang trí không gian nhà ở và sân vườn. Không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mỹ, cây còn nhiều lợi ích khác, trong đó bao gồm cả yếu tố phong thủy. Người ta thường ví trúc với điều may mắn, tốt lành.
Bạn đang xem: Cây trúc cảnh trong nhà
Có nên trồng Trúc cảnh trong nhà không?
Theo phong thủy, cây Trúc có tính âm cao nên rất thích hợp đặt ở nơi có nhiều tính dương. Nghĩa là những nơi có nhiều người đi lại như cầu thang lên xuống, hành lang lối đi lại, phòng khách,… Không những thế, Trúc còn giúp làm sạch không khí bằng cách lọc hết bụi bẩn trong không khí, nên bạn sẽ được hưởng một bầu không khí trong lành.
Nhiều người cũng quan niệm, khi đặt một chậu Trúc trên bàn trong nhà sẽ giữ cho gia đình luôn yên ấm, tránh được những xung đột không hay. Còn nếu đặt nó trên bàn làm việc thì sự nghiệp suôn sẻ, có nhiều may mắn, cơ hội và thăng tiến như diều gặp gió.
Đồng thời cây cũng có khả năng trừ tà rất tốt. Vì thế từ lâu nhiều gia đình lựa chọn trồng cây Trúc trong nhà với ý nghĩa cân bằng âm dương, điều hòa không khí, mang đến may mắn, an lành cho các thành viên trong gia đình.
Có nên trồng cây trúc ở trước nhà không?
Các loại Trúc có dáng thanh mảnh, cao ráo làm cây phong thủy trước nhà rất phù hợp. Loại cây này mang nét mềm mại, dù gặp mưa gió, điều kiện khắc nghiệt vẫn đứng vững, hiên ngang. Do đó, Trúc là biểu tượng của sức sống, sự trường thọ. Nó còn là biểu tượng của sự đoàn kết bền vững bởi Trúc sống theo khóm, sinh trưởng tốt dù sống ở nơi đất cằn sỏi đá.
Cây Trúc là hình ảnh của trời đất rộng dài, trường xuân vĩnh cửu. Trong phong thủy, trồng cây Trúc trước nhà đem lại may mắn, tốt lành, xua đi những rủi ro, vận xui cho gia chủ. Dáng vẻ mộc mạc, thanh tao của cây thể hiện sự sống bình yên và tao nhã trồng cây này trước nhà mang tới sự may mắn và an lành cho gia đình.
Trong tâm thức của nhiều người Trúc cùng với Tre chính là hai loại cây biểu tượng cho sự ngay thẳng và uy phong. Hình dáng thân cây thanh mảnh, cao ráo và chia nhiều đốt. Hai loại cây này mang những tố chất cốt lõi của người quân tử, kiên trung bất khuất dù gặp mưa gió bão bùng. Chính vì vậy, trồng cây Trúc trước nhà có khả năng xua đi rủi ro, đem lại may mắn cho gia chủ.
Cây Trúc dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi tốt, không chiếm nhiều diện tích. Suốt bốn mùa, Trúc luôn xanh tươi nên rất phù hợp trồng trước cửa nhà.
Những Cây Trúc Cảnh Trồng Được Trong Nhà
Trong số những thực vật làm cảnh, cây họ trúc cảnh chiếm đa số, phần lớn đều mang vẻ đẹp tự nhiên, dễ trồng, phổbiến…Một trong những cây dưới đây có khả năng chịu râm mát và trồng được trong nhà
TRÚC LƯNG RÙA
Trúc Lưng Rùa (tên tiếng anh: Monstera deliciosa) thuộc họ cây Thiên Nam Tinh, ngoài tên gọi Trúc Lưng Rùa cây còn có tên là trầu bà nam mỹ, trầu bà lá xẻ, ráy lá xẻ, trầu bà lá rách,… Nguyên sinh ở vùng mưa nhiệt đới ở nam Mexico.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cắt tỉa tạo hình cây cảnh
Trầu bà nam mỹ cần nhiều không gian: Hãy đặt nó ở một vị trí rộng rãi thoáng mát trong phòng khách, thay vì ở một góc chật hẹp hoặc trên bệ cửa sổ.Cây Trúc Lưng Rùa có khả năng hấp thu khí cacbonic vào ban đêm, loại bỏ các chất kí độc hại như Aldehyde formic và đồng thời ngăn chặn tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện.
TRÚC NHẬT
Trúc nhật là một loài thực vật tuyệt đẹp. Nó có lá màu xanh bóng và các đốm màu trắng và vàng trên bề mặt lá.Cây mọc thành bụi, chiều cao trung bình từ 1m-2m, thân cây xanh bóng có đốt ngắn, oa dạng chùm nhỏ màu trắng xanh.
Trúc nhật thường được sử dụng làm cây trồng trong nhà, đặc biệt là đối với những nơi có ánh sáng hạn chế.Trúc nhật tưới nước 1 – 2 lần / tuần hoặc khi đất khô đến khoảng đốt ngón tay đầu tiên. Hạn chế tưới nhiều nước, chậu cây nên có thoát nước.
TRÚC BÁCH HỢP
Còn được gọi là Phất Dụ Trúc, có tên khoa học là Dracaena reflexa, thuộc họ Dracaenaceae. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, Trúc Bách Hợp xuất phát từ Bắc Ấn, Ceylon.
Trúc Bách Hợp ngoài tự nhiên thường mọc thành bụi, cao đến 2m, cây trồng kiểng trong chậu thì thấp hơn. Cây nở những cụm hoa nhỏ màu trắng khá thu hút. Với hình dáng bắt mắt của mình, Trúc Bách Hợp còn được sử dụng để làm cây cảnh trang trí, cho không gian thêm sinh động, giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể nhìn thấy cây được đặt ở nhiều nơi như bàn làm việc, cửa sổ, ban công, kệ sách, phòng khách, hiên nhà, quán cafe, cửa hàng,…
TRÚC ĐỐM
Trúc Nhật Đốm, Trúc Đốm là cây nội thất phong thủy mang lại nhiều may mắn. Trong phong thuỷ Trung Hoa cho rằng, nếu phía trước và sau nhà có trồng một vài khóm trúc sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình. Trúc Nhật Đốm hay Trúc nói chung mang nghĩa “cao phong lượng tiết” (phẩm hạnh thanh cao), nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc sống gần người hiền lương.
Trúc nhật đốm này tương đối dễ trồng, ít cần chăm sóc. Chiều cao trung bình của một bụi cây khoảng 50cm. Thân có đốt ngắn, phiến lá nhiều đốm vàng xanh rất đẹp. Với đặc tính chịu được râm mát, trúc đốm dễ dàng trồng trong nhà, đặt trên bàn làm việc hay nơi có không gian chật hẹp.
TRÚC MÂY
Cây trúc mây hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây mật cật, cây trúc xanh, là loại cây có tên khoa học là Rhapis excels thuộc họ Arecaceae (họ Trúc). Cây trúc mây có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc.
Cây trúc mây có khả năng thanh lọc không khí và có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên được nhiều người yêu thích, thường được trồng trong văn phòng, trong nhà.
Ngoài ra, cây trúc mây là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Chính nhờ vào sức sống mãnh liệt này tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sự kiên cường để đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, giúp bạn đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp cũng như là cuộc sống đất.
TRÚC THÁI
Cây Thủy Trúc Thái (Cyperus haspan) là loại cây bán cạn, vừa sống dưới nước lại vừa sống trên bờ được. Cây thường được trồng chậu để trang trí, làm tiểu cảnh gần hồ sông, hòn non bộ….
Có thể bạn quan tâm: Trang trí cây cảnh ngoài sân
Cây Thuỷ Trúc Thái phát triển tốt trong môi trường nước, cây có tác dụng lọc và làm sạch môi trường nước. Cây thường được sử dụng để trang trí sân vườn, hồ nước, suối, kênh rạch. Cây Thuỷ Trúc Thái vừa có tác dụng thẩm mỹ cao vừa có tác dụng lọc không khí và nước.
Lá cây Thuỷ Trúc Thái khác lá cây Thuỷ Trúc thường là các phiến lá thái hoá thành dạng sợi nhuyễn mọc thành chùm xoè ra và cong xuống, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên mềm mại. Với vóc dáng thanh mảnh và cách sắp xếp lá độc đáo đều đặc như một bông hoa mền mại rất đẹp, mang lại sự tươi mới, thú vị và xanh mát cho không gian trang trí.
TRÚC PHÚ QUÝ
Từ xưa đến nay, theo quan niệm của người Đông Nam Á, cây trúc phú quý được xem là một biểu tượng của sự đại cát đại lợi, phú quý, mang lại bình an và nhiều may mắn cho gia chủ. Cũng vì vậy mà loài cây này càng được nhiều người ưa chuộng.
Bên cạnh những ý nghĩa về mặt phong thủy, cây trúc phú quý còn có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả, giúp tinh thần gia chủ thoải mái, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập vất vả.
Đây là loại cây ưa bóng râm bóng mát. Do đó, bạn chỉ cần đặt cây ở những nơi không có ánh nắng quá gay gắt là cây có thể phát triển tốt. Cây trúc phú quý có thể cao đến 40 – 50cm nhưng thường được cắt gọn để đan xếp thành những hình dáng đẹp mắt, thu hút người nhìn.
TRÚC THIÊN MÔN
Cây trúc thiên môn là cây cảnh được nhiều người yêu thích dùng để trang trí. Nó có rất nhiều tên gọi khác nhau nữa đó là: cây trúc thiên đông, trúc lá măng, tóc tiên leo, dù mào sam,…Tên khoa học của nó là Asparagus densiflorus, thuộc họ Huệ Tây. Cây mang một vẻ đẹp mềm mại, tươi mát nhưng không kém phần mãnh liệt.
Với hình dáng mảnh mai, thân thiện, màu xanh đẹp dịu nhẹ. Cây được trồng trong chậu để trang trí kèm nội thất. Trồng làm cảnh trên các chậu treo để trước nhà hay trồng thành từng bụi trong vườn rất đẹp. Có khi người ta dùng làm cây trồng thuỷ canh. Cây còn có ý nghĩa phong thuỷ đó là mang niềm vui và sự may mắn tới cho gia chủ. Xua tan mệt mỏi, lo âu và những tia bức xạ đối với không gian.
Trúc quân tử
Cây trúc quân tử có rễ bò dài và sâu, có thân nhỏ, mảnh mai, thường mọc thẳng đứng, chiều cao trùng bình đạt khoảng 1,6 – 3m. Các cây nhỏ chụm lại thành 1 bụi thưa, thân có màu vàng tươi óng rực rỡ, có nhiều cành nhánh mềm, măng non có kích thước nhỏ.
Theo quan niệm phong thủy, đây là loại cây có tính tốt, thân thẳng, màu sắc tươi tắn, không quá rậm rạp, có thể làm giảm bớt điềm xấu, thông thoáng không gian, mang lại may mắn. Cây Trúc quân tử còn tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ tinh thần, sự vững vàng, chắc chắn khi gặp nghịch cảnh.
Trúc Cần Câu
Cây trúc cần câu còn có tên gọi khác là trúc câu cá, tre cần câu, trúc bạch… Thân cây thẳng đứng, hình trụ tròn đường kính khoảng 2-3cm; được chia thành nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 25-30 cm; ở đốt thân mọc nhiều nhánh nhỏ hướng ngang ra ngoài; phần trên của thân là ngọn, lá cũng tập trung ở phần này nhiều hơn, một bụi trúc có nhiều thân.
Thân có độ bền nên nhiều người sử dụng để làm cần câu cá. Đây cũng chính là lý do có tên là trúc cần câu. Bụi trúc có rễ đan xen bám chặt, giữ vùng đất chống xói mòn, nên cũng được trồng nhiều ở bờ sông kênh rạch, để giữ ranh giới bờ cõi.
Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thuỷ, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Qua bài chia sẻ “cây trúc trồng trong nhà“, hy vọng đã giúp bạn chọn được loại trúc phù hợp cho gia đình mình.
Xem thêm: Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp
Bài viết liên quan: