Cây với dáng bonsai được coi là một loại cây cảnh quý và được nhiều người chơi cây cảnh ưa chuộng. Cây Bonsai là cây nhỏ, có hình thì và được cắt tỉa tạo hình bắt mắt, với những loại hình thù ngộ nghĩnh và có thể đặt tại biệt thự mỗi gia đình.
Nghề tạo cây cảnh Bonsai thuộc lĩnh vực nghệ thuật và người tạo ra nó được gọi là nghệ nhân. Thật không dễ để tạo ra dáng bonsai với những hình thù kỳ dị, độc đáo, mang tính chất trừu tượng. Thông qua hình dáng cây sau khi tạo hình xong là ẩn chứa cả một triết lý sâu xa và đầy ý nghĩa. Chính vì thế mà phong trào chơi cây bonsai handmade nghệ thuật ngày càng thịnh hành. Nhất là ở lứa tuổi trung niên, người thuộc tầng lớp thượng lưu là nhiều nhất. Nếu bạn tìm hiểu chi tiết và cặn kẽ hơn thì sẽ thấy hứng thú với loại cây cảnh này. Từ đó tìm được cho mình chậu bonsai vừa ý nhất.
Bạn đang xem: Cây cảnh bonsai
Cây bonsai là gì?
Để hiểu thế nào là cây bonsai thì chúng ta cần phải tìm hiểu về lý do vì sao có tên gọi là bonsai. Trong đó, bon có nghĩa là chậu, khay đựng, còn sai có nghĩa là cây, trồng cây. Gom bonsai lại thành nghĩa là cây cảnh nhỏ có hình dáng được trồng trong chậu. Nhằm giúp bớt sự nhàm chán, qua nhiều đời, các thế hệ nghệ nhân đã tạo ra nhiều dáng thế để tăng thêm nét sinh động.
Nguồn gốc cây bonsai
Cây bonsai là tác phẩm nghệ thuật có hồn và sức sống nhất so với các loại cây xanh khác. Thông qua dáng cây sẽ thể hiện ý nghĩa mà nghệ nhân muốn truyền đạt.
Nghệ thuật bonsai xuất hiện từ thời kỳ đầu của nhà Hán tại Trung Quốc. Sau đó mới phổ biến rộng sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, Nhật là nước góp phần tạo nên các cây bonsai tiền tỷ.
Tương truyền kể rằng khi xưa, người dân phát hiện trên núi có rất nhiều cây nhỏ mọc hoang với hình dáng giống cây cổ thụ cùng với sức sống vô cùng mãnh liệt. Vì thế mà người ta đã đem nó về và trồng trong chậu. Qua nhiều quá trình cắt tỉa, uốn nắn, chỉnh sửa đã giúp hình thành cách tạo cây bonsai đẹp.
Phân biệt cây bonsai với cây dáng thế và cây cảnh trồng chậu
Cây sứ bonsai hoàn toàn khác hẳn với cây sứ dáng thế. Cũng như cây bonsai mai chiếu thủy khác với cây mai chiếu thủy trồng chậu. Chúng ta có thể hiểu sự khác biệt này thông qua các cách giải nghĩa sau:
- Cây bonsai là cây được trồng trong chậu được cắt tỉa và sử dụng kẽm làm cây bonsai để tạo nên vẻ đẹp với một hàm ý sâu xa.
- Cây dáng thế là cây cảnh nghệ thuật qua bàn tay tác động của con người để nó đẹp hơn.
- Cây cảnh trồng chậu chỉ là các cây xanh được trồng trong chậu.
Phân loại cây bonsai
Dựa vào trọng lượng và kích cỡ
Loại bonsai 1 tay còn được gọi là cây bonsai mini để bàn làm việc, hay bonsai mini.
Loại bonsai 2 tay là loại có chiều cao khoảng từ 15 – 70cm. Trong đó được chia thành hai nhóm nhỏ tính theo chiều cao, loại từ 15 – 30cm và loại từ 31 đến 70cm. Cả hai đều là loại thịnh hành nhất.
Loại bonsai 4 tay hay còn là bonsai sân vườn. Cây này cao khoảng 70 – 180cm, phải có 2 người khiêng. Chúng thường xuất hiện phổ biến tại các biệt thự, nhà hàng, khách sạn và công ty lớn.
Dựa vào dáng cây
Chúng ta rất khó tính chính xác có bao nhiêu loại bonsai khi dựa vào dáng cây. Bởi nó còn phụ thuộc vào ý tưởng của nghệ nhân tạo dáng cây bonsai. Những dáng cây nổi bật nhất là Các dáng cây cơ bản: bonsai tam đa, bonsai thác đổ, bonsai ngũ phúc, bonsai thất hiền, bonsai đại trượng phụ, bonsai song thụ, thế long chầu hổ phụng, dáng tiên nữ, thế bonsai đại lâm mộc, bạt phong.
Các dụng cụ làm cây bonsai đẹp cần có cây bonsai nhật
Có thể bạn quan tâm: Cây cảnh ban công chung cư
Để có thể tạo nên cây bonsai đẹp thì các bạn cần phải có bộ công cụ chuyên nghiệp. Nhưng cơ bản phải có các thứ sau:
Với dạng bonsai handmade thì ngoài nguyên liệu làm cây bonsai handmade còn chuẩn bị thêm hạt cườm làm cây bonsai, kiềm… và thêm búa, đục để đẽo và tạo hình nếu làm cây bonsai bằng gỗ.
Còn với cây xanh thì cần phải chuẩn bị dây kẽm hoặc dây đồng, dụng cụ cắt tỉa, và đến cửa hàng bán chậu trồng cây bonsai để chọn chậu đựng ưng ý với dáng cây. Với loại mini thì nên thêm kệ để cây bonsai. Như vậy sẽ dễ trưng bày tác phẩm của mình hơn.
Ý nghĩa cây kiểng bonsai
Một nghệ nhân bonsai ở Nhật đã từng nói rằng “Cây bonsai có thể dạy cho chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại”. Vì thế, thông qua cây bonsai sẽ giúp con người rèn luyện được tính kiên trì và nhẫn nại. Qua các đường nét uốn lượn trên những cành nhỏ bé là một nghị lực sống mạnh mẽ.
Hơn thế, tùy theo dáng cây và loại cây tạo hình bonsai nó sẽ có những hàm ý, ý nghĩa cụ thể hơn. Điển hình như cây kim quýt bonsai mini với ý nghĩa chính của kim quýt là mang tài lộc và sung túc đến cho gia chủ. Nhưng nếu kim quýt được tạo thế Quần tụ tam sơn thì ý nghĩa sẽ giúp cho tài lộc dồi dào cùng với gia đình luôn sung túc, quây quần bên nhau.
Tiêu chuẩn về cây bonsai đẹp
Theo nghệ thuật cây bonsai nhật bản thì một bonsai đẹp hoàn mỹ phải đạt 4 yếu tố cơ bản. Đó chính là cổ – kỳ – mỹ và văn. Cụ thể là:
- Cổ chính là cổ thụ, lâu năm. Cây nguyệt quế bonsai và các loại bonsai khác càng có tuổi lâu năm thì càng có giá trị cao.
- Kỳ chính là hàm ý chỉ kỳ công, kỳ lạ.
- Mỹ là vẻ đẹp của cây qua cái nhìn đầu tiên của mọi người. Và nó phải là vẻ đẹp duy nhất, không giống với các cây khác.
- Văn là chỉ sự khác biệt của mỗi chậu cây bonsai. Đó là dụng ý của người tạo ra nó đã gửi gắm vào tác phẩm.
Bên cạnh đó thì bonsai lý tưởng còn dựa vào các yếu tố khác. Như thần, phụ, tử, quân và các đạo tam cương, ngũ thường, tam tòng và tứ đức. Như Tam cương và tam tòng là chỉ ba tầng của cây, ngũ thường là năm nhánh của cây, tứ đức là chỉ bốn đoạn của cây. Vì thế, trong cắt tỉa, người ta sẽ dùng dây đồng làm cây bonsai để tạo tạo dáng cho cây dựa vào các nguyên lý này.
Các kỹ thuật cần nắm nếu tự làm cây bonsai
Kỹ thuật cắt tỉa cây bonsai
Chúng ta cần phải quan sát tổng thể trước. Từ đó xác định chính xác để cắt bỏ đi các cành xoắn và cuộn không tự nhiên và những cành đã che đi phần thân cây. Những cành mọc theo chiều dọc quá dày không thể uốn cũng nên loại bỏ.
Một nguyên tắc cần nhớ khi thực hiện cắt tỉa cây để tạo bonsai chính là nhánh to ở dưới, nhánh nhỏ ở trên. Và nhấn phải phân bố theo hình xoắn ốc theo thân để tạo dáng đẹp. Không nên cắt cùng lúc quá nhiều sẽ làm cây mất sức. Cần phải chăm bón kỹ hơn ở giai đoạn này.
Kỹ thuật tạo dáng và uốn cây bonsai
Tùy theo từng cây, từng ý tưởng mà chúng ta sẽ tạo dáng ở phần thân hay bộ rễ. Điểm chung là điều dùng kẽm hoặc dây đồng để quấn và uốn để tạo dáng cây cảnh bonsai.
Đầu tiên là uốn thân rồi mới đến cành lớn rồi qua dần cành nhỏ. Nên thực hiện uốn từ gốc lên đến ngọn cây. Nên tạo điểm cố định trước rồi mới thực hiện quấn dây cùng với độ quấn vừa phải.
Kỹ thuật làm liền sẹo mặt cắt cây bonsai lớn
Làm liền sẹo các vết cắt là phần không thể thiếu để có các cây bonsai linh sam đẹp hoàn mỹ. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là dùng keo liền sẹo tại các cửa hàng bán cây bonsai mini tại hà nội. Hoặc tự chế keo bằng mật ong, lưu huỳnh và đất mịn.
Các dáng cây bonsai
- Cây bonsai dáng bay: Hay còn gọi là cây bonsai dáng huyền, là dáng cơ bản và dễ thực hiện nhất. Nhánh cao nhất sẽ nằm ở khoảng lưng chừng chậu, các nhánh thấp sẽ ở mép chậu. Từ đó tạo thành dáng với thế đang nằm vác trên sườn núi hay dòng thác đang chảy.
- Cây bonsai dáng trực lắc: Thân cây sẽ vươn thẳng với dáng hơi cong hình chữ S. Đường kính của phần thân chính sẽ nhỏ dần khi lên phần ngọn. Từ đó tạo cảm giác như cây đang lắc lư.
- Cây bonsai 3 thân: Đây là thế tam đa, tượng trưng cho phúc lộc thọ. Vì thế mà cây bonsai cẩm thị rất phù hợp để tạo dáng thế này với ý nghĩa mang lại tài lộc và trường thọ cho gia chủ.
- Cây bonsai 2 thân: Hai thân hay còn được gọi là song thụ, là hai cây cùng ghép vào một gốc. Ý nghĩa tượng trưng cho sự hòa hợp và yêu thương lẫn nhau giữa vợ chồng, phụ tử và bằng hữu.
- Cây bonsai dáng siêu: Còn có người gọi là dáng xiên, thân cây sẽ nằm xiên về một bên phải hoặc bên trái. Thân chính là thon và nhỏ dần từ gốc lên ngọn.
- Cây bonsai gió lùa: Thế này còn được gọi là bạt phong. Giống như tên gọi, toàn bộ thân và cành của cây sẽ dồn về một phía như đang có cơn gió lùa đi mọi thứ.
- Cây bonsai dáng hoành: Cây dáng hoành sẽ có trục của thân nằm ngay so với chậu cây. Vì thế, cây bonsai cần thăng sẽ thể hiện sức sống mãnh liệt trước mọi điều kiện khắc nghiệt. Bên cạnh đó vẫn thể hiện được nét mềm mại, dịu dàng.
- Cây bonsai dáng đổ: Hoàn toàn đúng như tên gọi, cây bonsai thác đổ sẽ được đặt ở vị trí trên cao, toàn bộ thân sẽ đổ xuống dưới. Cảm giác như giống như bị đổ ngã nhưng lại cố gắng sống tiếp bằng cách sinh ra các nhánh mới.
- Cây bonsai dáng quái: Đây được xem là dáng thế có một không hai. Ngoài yếu tố kỳ lạ thì dáng cây còn phải bắt mắt và cổ kính… qua bàn tay đầy công phu và tỉ mỉ.
- Cây bonsai dáng lão: Để thực hiện được cây cảnh bonsai dáng lão đòi hỏi tuổi thọ của cây phải lâu năm. Hơn nữa phải là loại cây có gốc to để thể hiện được nét đẹp thật sự nghệ thuật bonsai.
Những điều cần biết khi chơi cây bonsai
Cần phải hiểu rõ về cây xanh bonsai:
Xem thêm: Chậu cây cảnh giá rẻ
Để tạo dáng thế cho cây bonsai hải châu và các loại cây xanh khác thì chúng ta cần phải hiểu rõ đặc tính của từng cây. Như vậy mới đảm bảo giá cây bonsai phù hợp với công sức mình đã bỏ ra. Hoặc khi chọn cây bonsai thủy sinh thì phải đảm bảo chúng sống được trong nước.
Xác định mục đích mua cây bonsai:
- Cây bonsai phong thuỷ cũng là một giải pháp giúp chúng ta cân bằng vượng khí trong nhà. Từ đó áp chế và xua đi luồng khí đen. Và nên chọn cây hợp với mệnh tuổi của gia chủ, ví dụ như cây cảnh phong thủy hợp với mệnh thủy sẽ tốt hơn.
- Chọn cây bonsai nghệ thuật làm quà tặng là một gợi ý hay để tạo ấn tượng tốt trong mắt người nhận. Nhất là khi đối tượng là sếp, đối tác kinh doanh quan trọng.
- Tạo vườn cây bonsai đẹp hiện là xu hướng của giới nhà giàu. Nhất là với người vào độ tuổi trung niên. Vườn cây bonsai tiểu cảnh sẽ là niềm vui rất lớn về mặt tinh thần.
Không gian đặt mẫu cây bonsai đẹp:
Tùy vào từng vị trí đặt sẽ có những cách chọn lựa cây cảnh bonsai khác nhau. Nếu là phòng khách, phòng làm việc thì nên chọn kiểu mini, để bàn như cây bonsai nguyệt quế. Còn trang trí sân vườn thì nên chọn cỡ lớn như cây mai xanh bonsai hoặc chọn cây bonsai có hoa để tạo thêm màu sắc cho không gian.
Các loại cây bonsai phổ biến nhất hiện nay
Cây lộc vừng bonsai
Cây lộc vừng là một trong các loại cây bonsai mang nhiều ý nghĩa nhất. Nằm trong bộ tứ Sanh – sung – tùng – lộc, lộc vừng vì thế không chỉ đẹp về dáng thế, thân cây mà còn hay về mặt ý nghĩa phong thủy. Lộc có nghĩa là tài lộc, vừng có nghĩa là nhỏ nhưng với số lượng nhiều. Vì thế, khi trồng loại cây này sẽ luôn nhận được tài lộc, sung túc và thịnh vượng bền lâu.
Hơn thế, cây lộc vừng còn nở ra những bông hoa nhỏ xinh kết thành chuỗi, buông dài xuống. Tùy theo từng loại cây mà sắc hoa có thể là trắng, đỏ hoặc vàng. Lộc vừng sẽ càng có dáng cây đẹp hơn nếu chọn cây bonsai cổ thụ.
Cây sanh bonsai
Điểm thu hút của cây bonsai này chính là ở phần tán lá trên và phần gốc rễ phía dưới. Hiện nay, cây sanh này được chia thành hai dạng, dạng cây bonsai để bàn và dạng cổ thụ. Ngoài việc làm đẹp cho không gian sống bởi sắc xanh của lá và dáng độc của cây thì còn ý nghĩa về mặt phong thủy. Nó giúp gia chủ luôn phát tài phát lộc.
Cây phong lá đỏ bonsai
Phong lá đỏ là loại cây xanh có nguồn gốc từ xứ sở Hoa anh đào. Tuy đơn giản chỉ là những chiếc lá xẻ chia thành nhiều thùy nhưng lại ấn tượng bởi gam màu chuyển đổi. Lúc mới ra sẽ là màu xanh sang, sang mùa thu thì lá sẽ chuyển đồng loạt sang màu đỏ cam hay tía rực rỡ. Và khi mùa đông đến thì cây sẽ rụng trụi lá. Xét về dáng thế thì phong lá đỏ có dáng khá đơn giản nhưng vẫn làm xao động lòng người.
Cây bonsai hoa giấy
Bonsai từ cây hoa giấy hầu như là một chủ đề không bao giờ lỗi thời trong lĩnh vực nghệ thuật cây cảnh. Lý do chính là bởi hoa giấy rất dễ trồng, cách uốn cây hoa giấy bonsai cũng dễ thực hiện hơn. Dáng thế cũng duy trì được lâu dài hơn. Cây xanh này được trưng bày chủ yếu ngoài sân vườn, ngoài trời.
Cây phi lao bonsai
Cây phi lao hay còn gọi là cây dương với những chiếc lá nhỏ, có đốt như lá kim. Vì có nét gần giống với cây thông nên nhiều người thường chuộng dùng cây phi lao để tạo dáng bonsai. Từ các thế tạo cây bonsai trong nhà cho đến gốc cổ thụ làm đẹp cho khoảng sân vườn. So với các cây cảnh khác thì phi lao dễ quan sát và nhìn rõ dáng thế tạo từ cái nhìn đầu tiên.
Cây sung bonsai
Sung là một trong các loại trái không thể thiếu của mâm ngũ quả tại Việt Nam. Với đặc tính thân cây dẻo, gỗ mềm nên rất dễ uốn nắn và tạo dáng. Hơn thế, đây còn là biểu tượng cho sự sung túc và viên mãn. Vì thế mà hầu hết gia đình Việt đều có cho riêng mình một cây bonsai mini để trưng ngày tết.
Cách trồng và chăm sóc các loại cây bonsai đẹp
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây bonsai: Cung cấp dưỡng chất cho bonsai là một phần không thể thiếu. Chúng sẽ giúp lá hoa luôn xanh mướt, thế dáng luôn khỏe mạnh. Như với cây xương cá bonsai chỉ nên bón phân mỗi tháng 1 lần là đủ.
- Có kỹ thuật uốn cây bonsai để duy trì dáng đẹp: Cần phải thường xuyên cắt tỉa các cành thừa mới phát triển ra. Như vậy mới đảm bảo duy trì được dáng thế ban đầu. Nhưng cần phải cắt đúng cách để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Địa chỉ mua bán cây bonsai ở đâu?
Tùy theo sở thích của mỗi người mà chọn địa chỉ để mua cây bonsai mini tphcm đã hoàn thiện hay nơi bán cây phôi bonsai để tự mình chăm sóc. Nhưng để đảm bảo chất lượng cây luôn khỏe mạnh lâu dài thì chúng ta nên tìm địa chỉ mua bán cây cảnh bonsai uy tín.
Cây Cảnh Hà Nội hiện là một trong số các địa chỉ cung cấp cây cảnh uy tín nhất tại thành phố thủ đô. Mọi yêu cầu tìm kiếm về cây xanh, cây cảnh luôn được đáp ứng. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có kiến thức để chăm sóc cây cảnh phát triển khỏe mạnh.
Cây bonsai hiện là một trong các thú vui thịnh hành nhất tại mọi thời điểm. Nó không chỉ tạo niềm vui tinh thần, làm đẹp cho cuộc sống mà còn giúp tạo thêm may mắn và tài lộc đến với bạn. Nếu cần tư vấn thêm thông tin thì hãy truy cập vào Caycanhhanoi.vn. Hoặc gọi vào số 0886 622 088 để đặt mua cây cảnh với chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Kéo cắt tỉa cây cảnh nhật bản
Bài viết liên quan: