Để tạo chiều sâu cho hồ thủy sinh, điều quan trọng nhất chính là sắp xếp bố cục của hồ. Vị trí hậu cảnh có thể dùng lũa, đá hoặc các loại cây cao. Vậy có các loại cây thủy sinh trồng hậu cảnh nào đẹp, phù hợp với bể cá của bạn? Hãy cùng chaucayxuatkhau tìm hiểu ngay nhé!
1. Cây rong La hán xanh và la hán đỏ – Các loại cây thủy sinh trồng hậu cảnh phổ biến
Thuộc họ rong nhưng được trồng phổ biến trong các bể thủy sinh trong đó có Rong La Hán. Có 2 loại chính là Rong la hán lá xanh, rong la hán lá đỏ có người trồng lên cả rong la hán lá hồng. Rong la hán có tán lá rộng, tán lá mọc xen kẻ bung xòe trong nước rất đẹp.
Bạn đang xem: Cây thủy sinh hậu cảnh
Rong la hán là một lại cây thủy sinh trồng vô cùng dễ. Bạn có thể thả trôi hoặc trồng xuống nền. Có nhiều anh em chỉ cần cột túm lại và cố định vào một hòn đá thì cây vẫn phát triển tốt.
2. Rong đuôi chó
Bởi màu sắc xanh mướt và vẻ ngoài mềm mại nên cây rong đuôi chó thường được người chơi thủy sinh trồng ở vị trí hậu cảnh. chúng mọc rất nhanh và tạo thành khóm nên loài cây này góp phần làm cho hồ thủy sinh thêm tự nhiên và đẹp như một khu rừng mini dưới đáy bể.
Đây là loài cây thủy sinh có khả năng thích ứng cao nên rất dễ thích nghi ở các môi trường nước khác nhau như ao hồ, bể cá nên cây trồng trong hồ cá rất phổ biến. Ở quê, người ta thường vớt cây này ở ao hồ ngoài tự nhiên và đem về thả trong chậu nước, cây hoàn toàn có thể sinh trưởng tốt.
Để cây rong đuôi chó có thể sinh trưởng bình thường thì bạn cũng nên chọn số lượng cây phù hợp với số lượng cá nuôi. Khi đó phân do cá thải ra cũng đủ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây thủy sinh phát triển.
3. Liễu Răng Cưa
Cây thủy sinh liễu răng cưa được rất nhiều anh em chơi thủy sinh yêu thích, chúng có thể làm trung cảnh và hậu cảnh trong hồ thủy sinh khá đẹp. và đặc biệt loài cây thủy sinh liễu răng cưa này cần lượng dinh dưỡng rất ít, do đó bạn hoàn toàn có thể trồng nó mà không phải cần tới đất nền và co2, chỉ cần điều kiện nhiệt độ mát một chút là ổn.
4. Hồ liễu đỏ
Có thể bạn quan tâm: Cách uốn cây cảnh dáng thác đổ
Hồ liễu đỏ là một loài cây thủy sinh có nguồn gốc mọc tự nhiên ở Brazil, có hình thái bản lá hẹp dài, đốt lá gần nhau và chiều cao khoảng 10-20. Thích hợp trồng ở vị trí trung/hậu cảnh trong hồ thủy sinh hoặc trang trí trong hồ cá cảnh vì tính dễ thích nghi môi trường.
5. Cây Hồng Liễu – Các loại cây thủy sinh trồng hậu cảnh đẹp
Cây Hồng Liễu lần đầu tiên được giới thiệu trong giới thủy sinh bởi P.J. Bussink, người mang cây từ Liberia về. Cây sống trong các đầm lầy tại Tây Phi. Bởi vì vẻ đẹp của nó và không yêu cầu nhiều cho quá trình phát triển, Ammannia gracilis là cây phổ biến nhất so với các cây khác trong cùng chi.
Cây hồng liễu có lá đỏ cực đẹp, rất dễ trồng và phát triển nhanh. Do đó được giới thủy sinh yêu thích, thường được trồng ở vị trí hậu cảnh hoặc trung cảnh.
6. Cỏ Nhật (Blyxa japonica)
Cỏ nhật là cây thủy sinh thường được tìm thấy vùng ứ đọng, bể cạn và đầm lầy cũng như các dòng suối chảy chậm, và giàu chất sắt trong các nhiệt đới phía đông của châu Á.
Cây cũng có thể được tìm thấy trong các môi trường sống nhân tạo (như cánh đồng lúa). cây đã trở thành một cây chủ yếu trong thú chơi thủy sinh. Cây được dễ dàng kiếm được từ các nhà bán lẻ hoặc thông qua giao dịch.
7. Cây thủy sinh Hồng Thái Dương
Cây thủy sinh Hồng thái dương là một trong những dòng cây cắt cắm được trồng làm hậu cảnh với tốc độ phát triển nhanh và lá nước cực kỳ rực rỡ, tán cây xòe rộng, thành từng chùm to, khi nhìn từ trên xuống sẽ như những chùm hoa rất nổi bật. Đặc biệt khi được cung cấp đủ dinh dưỡng, ánh sáng, CO2 thì cây sẽ ra lá đỏ hồng, ngọn cây như bông hoa đỏ rất đẹp.
Đây là dòng cây rất được ưu chuộng ở vị trí hậu cảnh trong bể thủy sinh. Là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm Co2 Hồng Thái Dương sẽ cho ra lá đỏ và bung xòe rất đẹp.
8. Cây thủy sinh tiểu bảo tháp
Có thể bạn quan tâm: Cây trúc cảnh trong nhà
Cây Tiểu Bảo Tháp là dạng cây có thể nói cây dễ trồng tương đối đặc biệt trong hồ cá thủy sinh. Chúng có thể chấp nhận những thông số nước dù cứng hay mềm cây vẫn có thể chịu được, nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao cần hồ dinh dưỡng cao. Nếu bổ sung thêm Co2 Cây Tiểu Bảo Tháp sẽ cho ra lá tươi và bung xòe rất đẹp và vương cao rất nhanh sau một tuần. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, Cây Tiểu Bảo Tháp còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng.
Cây Tiểu Bảo Tháp là loài cây đẻ bằng cắt cắm khi ta cắt mốt phần của cây ghim xuống phân nền sẽ tự động cây bén rễ thành cây mới loài cây này. Cây Tiểu Bảo Tháp thường được dùng làm cây hậu cảnh trong hồ thủy sinh.
9. Thủy cúc
Cây Thủy cúc được hầu hết người chơi thủy sinh mới chơi lựa chọn vì sự dễ dàng trong chăm sóc, cũng như vẻ đẹp tuyệt vời của nó, một màu xanh tốt vô cùng mát mắt.
Cây Thủy Cúc có rất nhiều ưu điểm so với những cây thủy sinh cắt cắm hậu cảnh, chúng không đòi hỏi cao về môi trường nước, dưỡng chất, anh sáng. Hình dạng của lá cây cũng biểu hiện khác nhau khi ta trồng ở những môi trường khác nhau. Nếu nước lạnh, lá sẽ nhỏ, thùy lá xuất hiện, nếu không đủ sáng lá sẽ xuất hiện ít phần lông chim hơn.
10. Vảy ốc đỏ
Cây thủy sinh Vảy ốc siêu đỏ là dòng cây hậu cảnh được ưu chuộng nhất trong các mẫu bể Hà Lan, với màu sắc nổi bật, từng khóm cây với màu sắc bắt mắt, đây là dòng cây rất đáng được trải nghiệm với tất cả những ai có niềm đam mê với thủy sinh.
Để nhân giống, bạn chỉ cần cắt ngọn và cắm xuống nền. Gốc cũ sẽ đâm cây mới và ngọn mới cắm sẽ thành một cây mới. Cây sẽ đâm chồi rất nhanh từ các chỗ cắt. Cây thích hợp trồng ở vị trí trung cảnh , hậu cảnh bung xòe theo khóm rất đẹp.
Hy vọng các loại cây thủy sinh trồng hậu cảnh trên đã giúp bạn có nhiều gợi ý hơn. Để dễ chăm sóc, bạn nên chọn những cây dễ trồng, phát triển nhanh.
Có thể bạn quan tâm: Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ kinh doanh cây cảnh online
Bài viết liên quan: