Cây khế cảnh: Nên trồng ở đâu? Ý nghĩa phong thủy?

Cây khế cảnh đẹp

Cây Khế không chỉ làm cảnh, hay cây ăn quả có nhiều thành phần dinh dưỡng, mà còn sử dụng làm thuốc hiệu quả cho một số loại bệnh… Do vậy, Cây Khế bonsai đang được giới sành cây cảnh “săn lùng” trong thời gian gần đây. Để trồng và trang trí cho khuôn viên nhà tinh tế, thẩm mỹ hơn, cần nắm được thông tin cơ bản chia sẻ dưới đây.

Cây khế cảnh
Cây khế cảnh

Giới thiệu về cây Khế

Tổng quan về cây

Cây Khế tên thường gọi là cây Khế, hoặc gọi theo mùi vị như Khế chua, Khế ngọt.

Bạn đang xem: Cây khế cảnh đẹp

Một số tên gọi khác như ngũ liêm tử, tên tiếng anh là Carambola apple.

Khế là cây thuộc họ chua me đất Oxalidaceae, tên khoa học là Averrhoa Carambola.

Có nguồn gốc xuất xứ ban đầu từ Sri Lanka và sau đó được biết đến rộng rãi tại các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây được trồng và phát triển tốt từ miền Bắc cho đến miền Nam. Ngoài ra ở các nước khác, Khế cũng được trồng tại Ghana, Brazil và Guyana. Ở Hoa Kỳ, Khế được trồng với quy mô thương mại như ở miền nam Florida và Hawaii.

Cây Khế xum xuê
Cây Khế xum xuê

Đặc điểm của cây Khế

Khế là loài cây sống lâu năm có thể lên đến hàng nghìn năm, cho dù vậy, thân của cây không quá to. Cây Khế là cây loại gỗ nhỏ, dáng tròn, cao 3m -5 m, có nhiều cành. Thân non màu xanh, có lông trắng. Thân già màu nâu, nhiều nốt sần sùi và có ít lông.

Cây khế được trồng trong sân vườn để cho bóng mát
Cây khế được trồng trong sân vườn để cho bóng mát

Lá của Khế thuộc họ kép, mọc cách, có hình bầu dục 2 đầu nhỏ và nhọn dần, gân lá hình lông chim, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Hoa của cây dạng chùm xim, có màu tím hồng, mọc ở nách lá hoặc tại đầu ngọn cành, có cuống ngắn.

Quả mọng nước, hình ngôi sao 5 múi hoặc 6 múi, dài 8-10 cm, rộng 6-7 cm, khi non màu xanh lục nhạt, khi già có màu vàng. Quả Khế giòn, có vị chua hoặc vị ngọt tùy vào giống Khế.

Hạt hình bầu dục hai đầu nhọn, kích thước 1cm x 0,3cm, hạt có màu vàng nâu bên ngoài có lớp nhầy màu trắng ngà, hạt Khế khá mềm.

Quả khế
Quả khế

Cây Khế thường phát triển mạnh các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng khí hậu nóng và ẩm. Trong thời tiết ánh nắng mặt trời đầy đủ, có độ ẩm cây đã có thể phát triển rất tốt. Khế không quá khó sống, nhưng để phát triển tươi tốt nên sử dụng đất tơi xốp, đủ ẩm không quá ngập nước.

Tác dụng của cây cây Khế

Tác dụng làm cảnh

Khế được rất nhiều gia chủ sử dụng làm cảnh. Một phần, vì là loài cây sống dai và khỏe, trưng bày được lâu và không phải chăm sóc quá nhiều vẫn có thể sinh trưởng tốt.

Mặt khác, Khế ra hoa quả nhiều, theo quan niệm hoa trái xum xuê phong thủy tốt. Chính vì thế, cây Khế kiểng rất được ưa chuộng và đưa vào công nghiệp cây cảnh.

Hiện tại, có rất khá nhiều đơn vị cung cấp cây cảnh, có Khế bonsai rất lạ, đẹp mắt và có thế cây độc đáo, ấn tượng dùng để trưng bày, làm cảnh cho ngôi nhà hay khuôn viên sân vườn.

Khế bonsai làm cảnh
Khế bonsai làm cảnh

Cây Khế chữa bệnh

Tất cả bộ phận từ của Khế từ rễ đến ngọn đều có công dụng cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:

Quả Khế

Có thể bạn quan tâm: Kiếm thêm tiền triệu nhờ trồng bonsai dâu tằm

Quả Khế có vị chua ngọt, tính bình, hiệu quả trong việc thanh nhiệt giải khát, tiêu viêm. Dùng nước quả Khế có thể chữa ho, viêm họng, sổ mũi. Một số tác dụng khác cho tiêu viêm như viêm lợi, chảy máu chân răng..

Nước quả khế chữa ho, viêm họng, sổ mũi
Nước quả khế chữa ho, viêm họng, sổ mũi

Lá Khế

Lá có vị chua, chát, tính bình, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Dùng lá Khế để tắm hoặc đắp bên ngoài da chữa trị dị ứng, mề đay. Nếu gặp vấn đề như sổ mũi, sốt, ho, tiểu buốt, tiểu ra máu, mụn nhọt, ngộ độc và các bệnh khác như viêm tiết niệu, viêm âm đạo (ở phụ nữ)… Thì có thể dùng 20-40g lá tươi sắc uống hàng ngày.

Hoa Khế

Hoa có vị chua hơi chát, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, nhuận phế, trừ ho. Còn có thể điều trị bệnh sốt rét, ho đờm, ho khan. Bằng cách ngâm hoa trong nước nóng uống, hoặc sắc lấy nước uống mỗi ngày, đến hết bệnh thì thôi.

Hoa khế trị bệnh sốt rét
Hoa khế trị bệnh sốt rét

Thân, rễ

Thân, rễ của Khế có thể điều trị đau khớp, viêm dạ dày, đau đầu mãn tính, một phần vỏ và rễ cây có vị chua chát, tình bình, hơi ngọt phù hợp để điều trị cho các vấn đề sức khỏe này. Sử dụng 8-16g vỏ thân hoặc rễ sắc nước uống mỗi ngày.

Có thể kết hợp lá Khế, quả Khế, hoa Khế và vỏ thân cùng các dược liệu dân gian khác, để có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Cây ăn quả

Quả Khế được sử dụng ăn uống trong cuộc sống thường ngày rất nhiều. Nếu là loại Khế chua, thường sử dụng trong nấu canh chua( loại canh hầu hết người Việt Nam đều yêu thích) hay dùng để kho cá, khử mùi tanh của một số loại thực phẩm.

Món canh chua khế
Món canh chua khế

Làm trái cây ăn quả với loại Khế ngọt. Khế ngọt có vị ngọt thanh, nhẩm vị chua, hầu hết phù hợp với khẩu vị người Việt. Đồng thời, Khế còn có tác dụng giải khát, hàm lượng dinh dưỡng như vitamin C cao( một chất chống oxy hóa tự nhiên cho cơ thể).

Một số khoáng chất khác như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm, có trong thành phần dinh dưỡng của quả Khế. Đặc biệt, vỏ quả Khế giàu chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tự nhiên làm cho cơ thể khỏe mạnh.

Các tác dụng khác

Ngoài tác dụng làm cây cảnh, kết hợp cây ăn quả và tác dụng chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe, nước ở quả Khế khi vắt ra có thể tẩy các vết gỉ sắt, các vết hoen ố trên trang phục.( Theo dân gian)

Ý nghĩa phong thủy của cây Khế cảnh

Khế trong phong thủy có ý nghĩa mang sự may mắn, phát triển thịnh vượng và đầy đủ. Được thể hiện qua hình dáng của cây như hoa trái xum xuê, trái chín thì ngả vàng, quả giống ngôi sao 5 cánh may mắn là những minh chứng đem lại ý nghĩa trong phong thủy.

Mặt khác, trong những câu chuyện cổ tích cũng nói đến sự may mắn của Khế như Câu chuyện “Ăn Khế trả vàng”,“quê hương là chùm Khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày” nhắc nhớ về cội nguồn bằng hình ảnh chùm Khế ngọt.

Những điều này, khiến cho hình ảnh cây Khế ở đất nước Việt Nam vừa thân quen, vừa gần gũi có ý nghĩa đến phong thủy sâu sắc.

Quả xum xuê của Khế mang ý nghĩa trong phong thủy
Quả xum xuê của Khế mang ý nghĩa trong phong thủy

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khế cảnh

Phương pháp trồng cây

Thông thường Khế sẽ được trồng theo hai phương pháp phổ biên là trồng từ gieo hạt và phương pháp ghép (ghép mắt, ghép cành).

Trồng Khế bằng gieo giống

Cây Khế là loài cây rất dễ trồng, nên có thể áp dụng hình thức gieo hạt tự nhiên xuống đất, nơi có độ tơi và độ ẩm phù hợp. Để thuận tiện hơn, gia chủ có thể mua cây giống để trồng, ưu điểm mua giống chính là có thể chọn những loại giống phù hợp với mục đích sử dụng, đồng thời dễ dàng chọn được giống cây tốt hơn.

Sau khi có được giống, cắt bầu và trồng trực tiếp xuống hố được chuẩn bị. Cần chuẩn bị hố 0,6×0,6×0,6m, khoảng cách các cây là 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen với xoài, mít, nhãn… Chọn đất có tơi, có độ ẩm, không ngập nước nặng.

Khi trồng cây chọn mùa xuân hoặc mùa thu là tốt nhất. Để trồng và chăm sóc cây đúng thời vụ, lúc này cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô, tỉ lệ kết quả sẽ tăng lên, mùi vị của quả cũng sẽ đằm thắm hơn.

Chiết cành

Ngoài ra có thể trồng bằng phương pháp chiết cành, khi đã nhắm được giống cây ưng ý, gia chủ có thể chiết cành để có được cây Khế như ý muốn. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của Khế để có kết quả nhanh hơn. Mặt khác khi chiết cành Cây con giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ (màu sắc, hương vị hoa, quả…). Từ đó có thể chọn lựa những tính trạng tốt, giúp cây có những ưu điểm theo mong muốn của gia chủ.

Cách chiết cành cây khế
Cách chiết cành cây khế

Cách chăm sóc để có cây khế cảnh tuyệt đẹp

Xem thêm: 9 cây cảnh có kích thước lớn, có ý nghĩa phong thủy thịnh vượng, thích hợp làm tâm điểm trong nhà

Cây Khế chăm sóc khá dễ, chỉ cần cung cấp đủ độ ẩm, ánh sáng cho cây, nó có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nên bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng, khoảng vài tháng/lần, để duy trì dinh dưỡng cho cây.

Lưu ý, khi vào mùa hanh khô nên quét vôi vào gốc, ngăn chặn sự phá hoại của sâu bọ.

Chăm sóc cây Khế bonsai cần chỉnh chu tỉ mỉ hơn

Có thể Cắt tỉa cây sao cho khung tán rộng, cành phân bố đều, không để nắng rọi vào thân chính. Thân Khế khi gặp ánh nắng trực tiếp dễ bị nứt cho nên chú ý việc cắt tỉa để che phủ cho thân cây. Cây lớn xum xuê nên cắt tỉa bớt cho tán cây thông thoáng. Tỉa bớt cành già, cành chen chúc, cành sâu bệnh…Sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa là thời gian cắt tỉa thích hợp cho cây.

Khế làm cảnh rất độc đáo và bắt mắt
Khế làm cảnh rất độc đáo và bắt mắt

Có nên trồng cây Khế cảnh trước nhà?

Trong phong thủy, cửa nhà là nơi đón vận khí vào nhà, như đón tài lộc, may mắn, cho nên khi trồng bất kỳ một cây nào cũng sẽ cản lối đi, ngụ ý cản trở luồng dương khí vào nhà. Mặt khác, lối đi sẽ không được thông thoáng, hạn chế ánh sáng khiến căn nhà mất đi tính thẩm mỹ.

Khế là cây có ý nghĩa trong phong thủy rất tốt, là loài cây dân dã, gần gũi tượng trưng cho sự hiền hòa, hiền hậu như đức tính con người Việt, nó cũng là loài cây sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc và hoa trái xum xuê, tượng trưng cho sự phát triển của gia chủ. Cho nên khá nhiều chủ nhà băn khoăn việc nên trồng cây Khế trước cửa nhà không?

Khế là loài cây sống dai, khỏe, đồng thời việc rễ bén và xum xuê theo thời gian của cây, gây ra một số bất cập như: Rễ có thể làm nứt tường và sân, đến mùa quả rụng gây mất thẩm mỹ và tạo vết ố trên bề mặt của sân.

Có nên trồng cây khế trước nhà?
Có nên trồng cây khế trước nhà?

Lá cây quá xum xuê ở trước sân, theo phong thủy đây được coi như, sẽ che tài lộc vào nhà. Cho nên khi quyết định trồng Khế trước sân, gia chủ có thể tham khảo những phương án dưới đây.

Không trồng Khế trước sân nhà

Thay vì không trồng trước Khế trước nhà, gia chủ có thể chọn những vị trí khác để trồng, như ở trong vườn hoặc sau nhà.

Thay vào đó, vị trí trước nhà có thể thay thế bằng các loài cây có ý nghĩa tốt đẹp, cây không quá xum xuê giữ được không gian thoáng đãng như một số loài: cây cau, sung, lộc vừng…giúp cân bằng âm dương trong phong thủy.

Nếu trồng Khế trước sân

Một số khác nếu như mong muốn được trồng cây Khế đẹp trước cửa nhà thì nên thường xuyên tỉa cành, chăm sóc, để giữ không gian thông thoáng.

Nên chọn các loại Khế dạng cảnh vì nó sẽ có hình thức đẹp, dễ cắt tỉa, chăm sóc đồng thời được trồng trong chậu hạn chế việc rễ Khế bám sâu vào lòng đất gây ra việc nứt nẻ sân vườn và không nên trồng ở vị trí chắn lối đi.

Cây Khế cảnh giá bao nhiêu?

Hiện nay Khế có giá không quá cao vì là loại cây khá phổ biến với cuộc sống của chúng ta. Cho nên, mức giá của Khế cũng không biến động quá nhiều, việc mua cây cũng không khó khăn. Tuy nhiên, trước khi mua nên tham khảo giá thị trường và hỏi kỹ giá của cây trước khi mua, tránh bị đội giá lên quá cao. Thông thường cây giống có giá từ chục nghìn đồng, cây trồng ăn quả vài trăm nghìn đồng, còn những loại cây Khế cổ thụ, cây kiểng thì có mức giá dao động từ trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng, tùy độ phức tạp, thế đứng và giống của cây đó.

Tổng kết

Cây Khế là loài cây từ thông dụng trở nên đặc biệt. Thường xuyên được sử dụng làm thực phẩm, nhưng hiện nay, nhờ có công nghệ gieo trồng, chăm sóc khéo léo, cây khế cảnh làm cho ngôi nhà, sân vườn thêm phần sức sống, xanh tươi. Một loài cây hội tụ nhiều yếu tố tốt đẹp mang lại giá trị cho đời sống xứng đáng được đặt trong vị trí đẹp khuôn viên nhà.

Qua những gợi ý trên, Moveland hạnh phúc khi trao giá trị về kiến thức cơ bản cho những người cần đến. Là hệ thống bất động sản từ nhà ở đến cho thuê, Moveland hiểu được giá trị tầm quan trọng của không gian sống, đồng thời hứa hẹn đem đến nhiều giải pháp, kiến thức về bất động sản, cảnh quan cho mọi người.

Xem thêm: Bán cây cảnh văn giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *