Cây lá dong là cây kiểng lá đẹp, màu sắc lá cây vô cùng bắt mắt, ấn tượng và độc đáo. Thường được trồng ở các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, sân vườn, khuôn viên, tiểu cảnh, công viên… để tạo điểm nhấn cho không gian. Đặc biệt, cây dong cảnh có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại mang một nét đẹp riêng biệt, rất thú vị.
Đặc điểm cây dong cảnh
Cây dong thuộc họ Dong và có hai chi dùng làm cây cảnh trong nhà là Calathea có 150 loài và Maranta có 20 loài, nguồn gốc vùng nhiệt đới châu Mỹ. Chúng đều là cây thân cỏ thường xanh sống nhiều năm, lá mọc chùm, có thân thẳng hoặc có củ.
Bạn đang xem: Cây dong cảnh
- Tên thường gọi: Cây lá dong, cây dong cảnh, cây dong kiểng
- Tên khoa học: Phrynium parvifloum Roxb.
- Họ thực vật: Marantaceae (họ Hoàng tinh)
Cây lá dong có thân cỏ, thân rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh. Các nhánh hàng năm nảy chồi mọc thẳng đứng có chiều cao trưởng thành từ 1.5 – 3m.
Lá dong to, mọc cách, dạng thuôn dài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song, dạng dai như da nhưng mỏng, không lông, gốc lá thuôn tròn với tâm nhọn, đỉnh lá nhọn.
Cụm hoa không cuống, bao gồm 4 hay 5 hoặc nhiều hơn các bông con, hình cầu, đường kính 3-8 cm; các lá bắc nhiều, thuôn dài, 2-2,5 cm, đỉnh với mũi nhọn thon dần và cứng dạng gai. Hoa 2 trên mỗi lá bắc, màu trắng hay trắng ngả sang vàng.
Cây lá dong không kén đất, cần trồng cây nơi có tầng đất sâu. Cây sinh trưởng tốt trên nền đất tơi xốp và thoát nước tốt.
Tác dụng cây dong cảnh
Ngày nay cây lá dong ưa chuộng hơn bởi nhu cầu sử dụng trang trí làm đẹp sân vườn. Chúng sẽ trồng theo khóm lớn, theo hàng hoặc trong chậu lu…Bất cứ nơi đâu mà người chơi kiểng nhìn thấy được.
Xem thêm: Bán cây cảnh đà nẵng
Đặc biệt, khi trưởng thành nét đẹp của cây dong cảnh sẽ khiến bạn vô cùng kinh ngạc, với nhiều chiếc lá to mọc thẳng đứng luôn tạo cảm giác mát mẻ, tươi vui sang trọng. Không thua kém gì những loài cây cảnh khác trong họ.
Những cây trồng trong vườn, nhà xưởng, khu du lịch, quán cà phê.. sẽ mang lại một không gian tươi mát dễ chịu, nhờ khả năng tỏa hơi ẩm giúp hạ nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó cây đóng voi trò như một bức tường rào, vừa che chắn, vừa ngăn chặn bụi bẩn hiệu quả nhất
Ngoài ra, lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tắc, Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu, dùng để cất giấm, lá dong non được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn…
Những loại cây dong cảnh nổi tiếng
Những loài cây cảnh được nhập nội nổi tiếng là : cây dong chim sẻ ( C. makoy – ana), cây dong khảm vàng (C.zebrrina), cây dong khảm hồng (C.ornata), cây dong gân màu (M,leuconeura). Dong ưa ấm, ẩm, nửa bóng, không chịu rét, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18 – 30oC, độ ẩm không khí 70 – 80%.
Cây dong chim sẻ
Nguồn gốc ở vùng rừng mưa nhiệt đới Brazin. Cây cao 30 – 50cm, lá hình trứng dài 20 – 30cm, rộng 10cm, màu tím sẫm có long như trắng. Bề mặt có nhiều đốm dạng sợi, xếp theo dạng long chim, giữa các gân bên có rất nhiều gân nhỏ tựa như long đuôi chim sẻ, nên gọi là dong chim sẻ. Mặt sau lá màu tím nhạt, cuống màu tím sẫm.
Lá có hiện tượng “ngủ đêm”, ban đêm lá cuốn ngược bao thân, sáng sớm mở ra.
Cây dong khảm xanh vàng
Cây cao 60cm, cuống lá dài 30cm, lá hình bầu dục, dài 30 – 60cm, rộng 10 – 20cm, lá bóng dạng long thiên nga, có các đốm màu xanh nhạt và xanh sẫm dạng long chum xen với đốm ngựa vằn, mặt sau lá màu đỏ tím , hoa màu tím.
Cây dong khảm hồng
Cuống lá dài 20cm. Lá hình kiếm hoặc trứng, dài 20 – 60cm, mặt trê màu xanh sẫm, khảm màu trắng hoặc hồng, mặt dưới màu tím.
Cây dong gân màu
Có thể bạn quan tâm: Cây cảnh mai chiếu thủy
Thân ngắn, nhiều nhánh, cao 30cm, lá hình bầu dục, dài 15cm, màu xanh sẫm. Ta thường gặp một số biến loài có gân màu đỏ, giữa mà đốm bạc và dong fan6 màu trắng.
Các loài cây dong có lá đốm, bóng, mặt sao lá rất đẹp và trở thành một loại cây quý để trang trí trong nhà nổi tiếng trên thế giới.
Kỹ thuật gây trồng cây dong cảnh
Phương pháp nhân giống các loài dong chủ yếu là tách cây, kết hợp với việc thay chậu vào tháng 4 – 5. Lúc tách cây cần tách 2 – 3 cây 1 khóm trong chậu trồng cây. Khi trồng tiến hành tưới nước, che bóng, khi cây chưa mọc chưa cần tưới nước.
Khi mới trồng cây xuống đất hay chậu nên cắt bỏ bớt những chiếc lá già cỗi bên dưới, chia khoảng cách từ 50cm-1m trồng một điểm.
Đất trồng thường dùng là 3 phần đất lá mục, 1 phần than bùn hoặc mùn cưa, 1 phần đất cát trộn với nhau; phía dưới chậu nên lót 1 lớp cát thô dày 3cm. Vào mùa nắng, không nên để cây trong nhà nơi quá tối. MỖi tuần tưới phân 1 lần, nhưng không cần nhiều phân N, trước mùa đông cần tăng cường tưới phân P, K như KH2PO4 để tăng khả năng chống rét, sau khi tưới cần tưới nước trên lá.
Cây dong cảnh được bắt đầu từ việc trồng 1,2 nhánh sau dần sẽ phát triển sinh sản thêm nhiều cây khác bên cạnh, tạo một bụi lớn.
Cách chăm sóc cây dong cảnh
Cây dong lá bạc sinh trưởng rất nhanh, ưu điểm là ít bị sâu bệnh, mọc tự nhiên không cần chăm bón.
- Ánh sáng: Cây sinh trưởng phần lớn nơi khí hậu mát mẻ, ánh sáng yếu, từ bán phần cho đến toàn phần. Không nên trồng nơi nắng nóng gay gắt.
- Nhiệt độ: Chịu được không khí máy lạnh, nhiệt độ từ 15 đến 24 độ C.
- Đất trồng: Không yêu cầu về đất nuôi dưỡng, chúng chịu ngập tốt, sống được vùng trũng, đất bùn, đất cát hoặc đất chua, bạc màu. Đối với cây trồng làm cảnh trong nhà hoặc ngoài vườn nên sử dụng đất sạch, có hàm lượng dinh dưỡng cao
- Nước tưới: Tưới tắm liên tục để tạo ẩm cho cây, phun trực tiếp lên lá (lưu ý dùng vòi phun nhẹ tránh làm cho lá bị rách)
- Phân bón: NPK. Vi sinh, hữu cơ…tất cả đều phù hợp cho chúng
Trên đây là một số thông tin về cây dong cảnh, hy vọng đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn.
Xem thêm: Những loại cây cảnh có giá trị
Bài viết liên quan: