Cây cọ cảnh: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh có thể nói là một trong những loại cây trang trí vô cùng phổ biến, cùng tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng cây cọ để làm kiểng tại nhà nhé.

Khác với những loại cây cọ có kích thước lớn, cây cọ cảnh lại có kích thước nhỏ gọn và hình dáng đẹp, được trồng phổ biến ở Việt Nam, thế thì liệu cây cọ cảnh này có đặc điểm, ý nghĩa gì mà tại sao lại được mọi người ưa thích trồng như thế? Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1 Cây cọ cảnh là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây vẩy ốc

Rhapis Excelsa là tên khoa học của cây cọ cảnh, chúng thuộc họ cau. Khác với những loại cọ thông thường có kích thước rất lớn, tán rộng nhưng cây cọ cảnh này lại có kích thước nhỏ, chỉ cao khoảng 0.5 – 2m, chúng phát triển chậm và có thân nhỏ.

Bạn đang xem: Cây cọ cảnh

Tìm hiểu về cây cọ cảnhTìm hiểu về cây cọ cảnh

Do tán cây xòe đẹp nên được trồng làm cây cảnh nhiều. Thân cây cọ cảnh thì là thân gỗ, dáng cột, có màu xám do các vết sẹo cành già bị rụng để lại.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh trong phong thủy thì mang nhiều điềm lành, lá cây cọ cảnh to, xanh mượt và tán xòe rộng hình tròn mang ý nghĩa thể hiện sự tròn trịa, đủ đầy.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnhÝ nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Những lá cọ ngửa ra ngoài tạo dáng giống như những bàn tay to hứng lộc, cho nên cây cọ cảnh được xem như đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Vì cây có màu sắc tươi sáng, dáng thẳng đứng và cứng cỏi nên cây cọ cảnh còn có tác dụng tránh tà, xua đuổi tà quỷ và những khí xấu.

Dáng cọ đẹp, hướng ra xung quanh còn giúp thu hút vượng khí cho căn nhà, đem đến sự may mắn, hy vọng và điềm mừng, tán cọ rộng làm người ta có cảm giác khoáng đạt, giúp thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

Đặc điểm, phân loại cây cọ cảnh

Lá cây cọ cảnh có màu xanh hoặc xanh đậm, mép lá cọ cảnh có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nếp và có gân hình chân vịt, cuốn lá thì thon dài, cứng, có gai nhọn mọc dọc.

Cây cọ cảnh khi nhỏ là cây ưa bóng râm nhưng khi lớn thì lại là cây ưa sáng, cây có hoa đơn tính mọc cùng gốc, hoa cọ đực thì nằm phía trên có hình trụ dài, màu nâu đỏ còn hoa cái thì nằm dưới, màu xanh và có hình cầu, quả của cây cọ cảnh có màu xanh lục và cũng hình cầu.

Cây cọ ta

Cây cọ taCây cọ ta

Cây cọ ta hay cây cọ lùn đều là những tên gọi chung của cây cọ cảnh, chúng sống tốt ở gần sông, hồ hay khu vực nhiệt đới, có sức sống cực kỳ tốt được trồng trong nhà hoặc ngoài trời đều phát triển mạnh mẽ.

Cây cọ ta ngoài làm cảnh còn được trồng để trang trí nội thất, lá cọ ta xanh bóng rất giàu sức sống, cây cọ ta có sự kết hợp hài hòa của dáng cây mang vẻ đẹp hoài cổ, vừa thôn quê vừa có sự hiện đại xen lẫn.

Cây cọ mỹ

Xem thêm: Cây Bồ Đề – Ý nghĩa phong thủy cùng cách trồng và chăm sóc mới nhất

Cây cọ mỹCây cọ mỹ

Cây cọ mỹ là cây thân gỗ, có gai sắc và nhỏ dọc thân cây, lá hình quạt và mép lá có răng cưa mọc tập trung trên đỉnh cây, dáng cọ thẳng đứng, đẹp tự nhiên không cần cắt tỉa, những cây cọ mỹ lớn thường cao đến 30m. Cây cọ mỹ vì dáng thẳng đứng nên được nhiều người quan niệm là có khả năng giữ lộc tốt, mang ý nghĩa phong thủy vô cùng cao.

Cây cọ lá tre

Cây cọ lá treCây cọ lá tre

Cây cọ lá tre có kích thước nhỏ, chưa đến 30cm, lá nhìn giống lá tre, dáng cây đẹp, thon gọn, cây cọ lá tre thường được đặt trong nhà với nhiều vị trí khác nhau để hấp thụ độc tố trong không khí.

Tuy nhiên đây là cây ưa bóng râm cho nên cần lưu ý vị trí đặt sao cho cây phát triển tốt nhất nhé.

2 Tác dụng của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh ngoài để trang trí nhà cửa còn có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà, theo nghiên cứu của NASA, cây cọ cảnh đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những loại cây lọc không khí trong nhà.

Công dụng của cây cọ cảnhCông dụng của cây cọ cảnh

Những loại khí độc bay hơi, chất hơi, chất khí có hại như CO2, benzen và những tia phóng xạ từ những thiết bị điện tử đều được thanh lọc một cách hiệu quả.

Ngoài ra cây cọ cảnh còn có công dụng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng, do đó nên trồng cây ở vị trí gần cửa sổ, cửa ra vào để tránh các loại côn trùng gây hại vào nhà nhé.

5Cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh

Cách trồng cây cọ cảnh tại nhà

Chọn đất trồng và trồng cây cọ cảnh

Đất trồngĐất trồng

Nên chọn đất trồng là dạng đất thịt giàu khoáng chất và dinh dưỡng, nếu được bạn nên trộn các loại mùn, trấu hoặc xơ dừa với đất để gia tăng thành phần dinh dưỡng và đảm bảo độ tơi xốp cho đất.

Để cây xanh có màu đẹp thì có thể sử dụng phân bón NPK cho cây, tuy nhiên không nên lạm dụng nhiều quá chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để không làm chết cây.

Đối với những cây cọ lùn dùng để trang trí, bạn có thể chuẩn bị chiếc chậu nhỏ rồi gieo hạt ở nơi râm mát hoặc mua sẵn cây đã phát triển tại các cửa hàng cây cảnh về trồng.

Cách chăm sóc cây cọ cảnh

Ánh sáng

Xem thêm: Trồng 7 loại cây này trong nhà chẳng khác gì vừa sắm máy lọc không khí

Ánh sángÁnh sáng

Cây cọ cảnh khi nhỏ ưa bóng râm nhưng khi trưởng thành thì ưa sáng, cây cọ nhỏ thì nên đặt trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp còn khi cây đã trưởng thành thì nên chọn những nơi cạnh cửa sổ hay ban công, cửa ra vào để cây hấp thụ nhiều ánh sáng hơn.

Tưới nước

Tưới nướcTưới nước

Cây cọ cảnh có nhu cầu nước trung bình. Nếu trồng cây trong nhà thì không cần tưới cho cây quá nhiều nước, chỉ nên tưới cho cây khoảng 3 lần/tuần là cây có thể sinh sống và phát triển tốt rồi.

Sâu bệnh

Phòng ngừa sâu bệnh cho câyPhòng ngừa sâu bệnh cho cây

Cây cọ cảnh cũng rất ít bị sâu bệnh, khá dễ trồng nếu có bị bệnh thì cũng chỉ là những bệnh như héo lá, đốm vàng vàng trên cây, bạn chỉ cần cắt bỏ lá bệnh để tránh lây bệnh là cây khỏe mạnh lại bình thường thôi.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cọ cảnh

  • Không nên đặt cây này nơi quá tối vì cây cọ cảnh là một cây ưa ánh sáng.
  • Bạn chỉ nên tưới nước khi mặt đất đã khô hoàn toàn và se lại.
  • Khi cây có lá càng, lá úa và héo thì bạn nên cắt bỏ ngay.
  • Để mua cây cọ cảnh bạn có thể đến những nơi chuyên cung cấp cây cảnh để trang trí nhà cửa hoặc lên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada để đặt mua. Nếu muốn tiết kiệm bạn có thể đến trực tiếp nhà người dân có trồng cây cọ cảnh để mua lại với giá hợp lý hơn.
  • Giá tham khảo khoảng 50.000 đồng – 900.000 đồng (tùy vào kích thước).

6 5 hình ảnh đẹp về cây cọ cảnh

Rhapis Excelsa là tên khoa học của cây cọ cảnh, chúng thuộc họ cauRhapis Excelsa là tên khoa học của cây cọ cảnh, chúng thuộc họ cau

Khác với những loại cọ thông thường có kích thước rất lớn, tán rộngKhác với những loại cọ thông thường có kích thước rất lớn, tán rộng

Thân cây cọ cảnh thì là thân gỗ, dáng cột, có màu xám do các vết sẹo cành già bị rụng để lại.Thân cây cọ cảnh thì là thân gỗ, dáng cột, có màu xám do các vết sẹo cành già bị rụng để lại.

Cây cọ cảnh khi nhỏ là cây ưa bóng râm nhưng khi lớn thì lại là cây ưa sángCây cọ cảnh khi nhỏ là cây ưa bóng râm nhưng khi lớn thì lại là cây ưa sáng

Cây cọ cảnh trong phong thủy thì mang nhiều điềm lànhCây cọ cảnh trong phong thủy thì mang nhiều điềm lành

Hy vọng với bài chia sẻ trên của Bách hóa XANH sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cọ cảnh để trồng cũng như trang trí nhà cửa nhé, cám ơn vì đã theo dõi bài viết.

Mua xịt phòng, sáp thơm để nhà cửa luôn thơm tho tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Có thể bạn quan tâm: Cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thủy và lưu ý khi trồng cây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *