Son lai tuong nha cu

Son lai tuong nha cu

Sau bao năm ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ, nấm mốc, bong tróc…. Bạn muốn thay đổi phong cách cho ngôi nhà, muốn trang hoàng lại cho ngôi nhà mình được mới mẻ. Vậy bạn đừng bỏ qua bài viết này về cách sơn lại tường nhà cũ. Để làm ngôi nhà thêm sáng sủa, tươi mới trở lại như mong muốn của bạn nhé!

cách sơn lại tường nhà cũ

Bạn đang xem: Son lai tuong nha cu

Bạn đang băn khoăn: “Không biết có nên sơn lại tường nhà hay không? Vậy bạn nên xem lý do vì sao nhé!

Vì sao phải sơn lại tường?

Sau bao năm sinh sống tường nhà bạn có bị những hiện tượng này không?

cách sơn lại tường nhà

Bề mặt tường bị nấm mốc, hoa phấn, ố vàng. Sơn bị phồng rộp, bong tróc. Trần nhà, tường nhà bị ngấm nước loang lỗ khắp nơi. Bạn phải dùng nhiều biện pháp để chống thấm dột, chống thấm ngược để bảo vệ nước ngấm vào tường.

Theo thời gian, môi trường sống ô nhiễm sẽ làm cho tường nhà bạn sẽ cũ bẩn. Do con trẻ tô vẽ linh tinh, do va chạm… đã làm đi mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Tường cũ với những đám rêu mối, lồi lõm nhất là những chỗ khuất tối tăm. Là nơi yếu khí sẽ tạo điều kiện vi khuẩn, thậm chí là virut hay cả ký sinh trùng như ruồi, muỗi, gián trú ngụ. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn và cả gia đình bạn!

Theo thuyết duy tâm, đã được khoa học chứng minh: “Những thứ càng để lâu thì sẽ sinh ra năng lượng âm, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển”. Vì vậy chúng ta nên cải tạo, sơn lại ngôi nhà bạn cho tươi mới. Đó cũng là một lý do để kích thích sự sinh trưởng và phát triển theo đúng quy luật tự nhiên.

Vậy lợi ích của việc sơn lại tường của bạn là gì?

Sơn lại nhà là làm mới không gian sống thêm sáng sủa. Làm tăng thêm nguồn năng lượng dương tràn ngập. Và mọi thứ sẽ được lưu thông và phát triển.

Sơn lại nhà sẽ làm cho ngôi nhà bạn thấy “đẹp hơn”. Đó cũng là niềm hạnh phúc của cả gia đình khi được sống trong ngôi nhà đẹp. Và cũng là niềm tự hào với mỗi thành viên trong nhà khi có bạn bè, đồng nghiệp tới chơi.

Sơn lại nhà ở cho mới sẽ làm giảm đi những vi sinh vật có hại cư trú trong những khoảng tường bị ẩm mốc. Từ đó sức khỏe gia đình bạn sẽ tốt hơn.

Sơn lại nhà sẽ loại bỏ được những khoảng tường ẩm mốc.Nơi lưu trú của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Từ đó bảo vệ an toàn sức khỏe của gia đình được tốt hơn.

“Bất cứ điều gì mới cũng đều thích”. Đó là điều đặc biệt trong tâm lý con người chúng ta. Sự đổi mới sẽ tạo điều kiện cho sự sáng tạo, phát triển của mỗi thành viên trong gia đình. Biết đâu gia đình bạn bạn lại “ăn lên, làm ra” sau sự kiện đổi mới này.

ngôi nhà sau khi sơn

Sau bao năm bạn phải sơn lại nhà

Trước hết bạn xem và so sánh hình ảnh sau:

Có thể bạn quan tâm: Dùng sơn sắt sơn tường được không

Tường mới

tường mới

Tường sơn sau 3 năm

tường sơn sau 3 năm

Tường không sơn sau 3 năm

tường không sơn

Nhìn vào đây bạn có thể thấy rõ lợi ích của việc sơn nhà như thế nào phải không nào? Sau 3 năm nếu như tường không được sơn thì sẽ gây hiện tượng nấm mốc, bong tróc và thấm đột…

Đối với tường được sơn: Có thể có những vết nứt nhỏ nhưng vẫn giữ được nguyên kết cấu của tường.

Nhìn vào đây bạn có thể thấy được lợi ích của việc sơn tường nhà như thế nào? Vậy câu hỏi đặt ra là “Sau bao năm nên lăn lại sơn tường ngoài trời một lần”?

Theo các chuyên gia thì việc sơn lại tường nhà cũ phụ thuộc rất nhiều vào loại sơn dùng để sơn nhà lần trước.

Nếu dùng loại sơn tốt, kỹ thuật tốt. Độ bền có thể lên tới hơn 10 năm với trong nội thất và 7 năm với tường ngoài trời.

Nếu sử dụng loại sơn kém chất lượng thì độ bền giảm xuống rất nhiều. Có thể 3 năm là ta đã phải sơn lại.

Quy trình sơn lại tường nhà cũ

1/ Xử lý tường nhà cũ

Trước khi sơn lại chúng ta phải xử lý các vấn đề sau:

– Xử lý chống thấm cho tường nhà cũ: Nước bị thấm, độ ẩm cao trong tường là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng như: Nấm mốc, bong tróc vữa, sơn. Khi gặp những hiện tượng này, bạn phải kiểm tra tường và phía ngoài tường nhà.

  • Nếu như tường bị nứt bạn phải dùng các loại vữa chống thấm chuyên dụng để xử lý các vết tường nứt như: Vữa chống thấm Sika, Lanko, Mapei…
  • Ở ngoài tường thường là phần mái có vị trí nào có nước đọng. Bạn phải xử lý thoát nước cho các vị trí này, không để lúc nào mưa xong là nước đọng đầy mái.
  • Sau cùng là bạn lăn một lớp chống thấm lên bề mặt tường cũ..

xử lý chống thấm

– Đối với xử lý các vết trên tường: Trường hợp tường nhà bạn và các vết sơn có liên quan đến vữa thì phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn bám dính tốt thì cần phải xả bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ (bằng cây sủi hay bàn chải sắt), sau đó làm vệ sinh sạch bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện.

– Xử lý màu sơn cũ: Nếu màu sơn cũ quá đậm đặc hoặc quá khác biệt với màu sơn mới, hoặc chất lượng sơn mới kém, độ bao phủ thấp thì không nên sơn đè trực tiếp sơn mới lên sơn cũ. Nên sơn một lớp màu trắng để che đi màu cũ. Có thể pha loãng hơn một chút. Nếu màu mới và màu cũ là tương đương, thì có thể sơn lớp mới đè lên lớp cũ bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Xi măng vicem hà tiên

cạo sơn

2/ Cách sơn lại tường nhà cũ

a/ Chuẩn bị :

– Sau khi đã tính toán lượng sơn, màu sơn phù hợp và đơn vị mua sơn uy tín để đảm bảo chất lượng.

– Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn nhà cho mình như: giấy nhám, thùng sơn, cọ quét, con lăn,…

– Đảm bảo bề mặt tường đã khô và được xử lý chống thấm theo như đúng kỹ thuật sơn tường nhà cũ.

– Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị thì mình bắt tay vào việc sơn tường nhé!

b/ Tiến hành sơn

Ở bước này nên chú ý tới sơn bề mặt trước sau đó đến sơn lót để bảo vệ nhà và tạo độ kết dính sau đó là lăn sơn màu.

  • Thi công sơn lót: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm.
  • Thi công sơn phủ: Dùng chổi hoặc con lăn thi công 02 lớp sơn phủ màu.

c/ Dặm màu và vệ sinh sau khi sơn

Trong quá trình lăn sơn sẽ có vài trục trặc nhỏ xảy ra như bụi bám vào sơn mới, va đập,… Thế nên bạn cần kiểm tra nếu thấy cần chỉnh sửa gì thì nên làm ngay.

sơn dặm

Khi tiến hành sơn xong, có thể dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

Cuối cùng là bạn vệ sinh bề mặt tường sau khi đã tiến hành các bước sơn nhà.

d/ Lưu ý đối với sơn tường ngoài trời

Bạn cũng tuân theo các bước sơn tường như nội thất phía trên. Nhưng đối với lớp sơn cũ thì bạn cần phải cạo hết. Sau đó phủ lớp sơn lót chống kiềm phía trên làm tăng độ kết dính cho bề mặt tường. Tiếp đó, trét 2 lớp bột trét tường để làm phẳng bề mặt. Lăn thêm một lớp lót chống kiềm nữa. Cuối cùng là hoàn thiện bằng một lớp sơn màu thật mịn màng.

trước và sau khi cải tạo

Song song với tường nhà cần sơn lại thì trần nhà cũng cần xử lý rạn nứt, chống thấm sàn mái cũ tương ứng. Nhằm chống thấm triệt để từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới để bảo vệ tốt nhất cho ngôi nhà thân yêu của chúng ta.

Những lưu ý khi lăn sơn lại tường nhà

Khi sơn nhà để tránh được những sai sót không đáng có bạn cần lưu ý vấn đề sau:

  • Nguyên liệu cho sơn nhà cần đầy đủ, không thiếu và không thừa.
  • Gia chủ cần chú ý lấy tấm carton, nilon hay tấm bạt che đậy những đồ đạc, nội thất bên dưới để để phòng sơn rớt xuống và bám lên đồ của mình. Nếu thấy cần thiết thì cho di chuyển ra chỗ khác.
  • Người cầm lăn sơn nên chú ý không để sơn bắn vào mắt, miệng,…
  • Khi lăn sơn ở những khu vực cao cần phải chú ý để không ngã, té hay xảy ra tai nạn chấn thương nào.

Với chia sẻ cách sơn lại tường nhà cũ trên hi vọng có thể giúp bạn giải đáp những băn khoăn về việc có nên sơn lại nhà hay không? Và sơn lại như thế nào cho đúng quy trình. Mọi thắc mắc bạn có thể gọi lại cho thợ chống thấm Hà Nội theo số Hotline: 090.44.11.233

Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Xem thêm: Khi sử dụng xi măng cần lưu ý điều gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *