Sơn tường – Quy trình sơn bền, đẹp và các màu sơn hot nhất

Tường sơn

Sơn tường có những bí quyết nào để sơn vừa chuẩn, bền, đẹp? Thiết kế Vạn An chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật sơn nhà chuẩn và tư vấn màu sơn đẹp nhất.

Sơn tường là bước quan trọng quyết định vẻ đẹp diện mạo ngôi nhà của bạn. Vì vậy, khâu này luôn được các gia chủ đặc biệt quan tâm để ý. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những quy trình kỹ thuật sơn nhà đẹp chuẩn mực. Nếu biết được kiến thức chuyên môn về sơn nhà, các gia chủ có thể tự tay sơn mới cho tường nhà vừa tiết kiệm chi phí, vừa có được những bức tường đẹp mang đậm màu sắc của chính mình.

Bạn đang xem: Tường sơn

Hãy theo dõi bài viết hôm nay của Thiết kế Vạn An Group và áp dụng ngay kỹ thuật sơn nhà để có được bức tường hoàn hảo nhất, bền và đẹp.

sơn tường

Các bước sơn tường khoa học

1. Các loại sơn tường và hãng sơn nổi tiếng

1.1 Các loại sơn hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại sơn tường đẹp với các tính năng khác nhau để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người dùng. Các loại sơn tường phục vụ việc sơn bên trong và bên ngoài giúp cho không gian đẹp và chất lượng công trình đảm bảo độ bền, được bảo vệ trước những tác động của thời tiết.

Các loại sơn nhà được sử dụng trong thi công sơn xây dựng nhà cửa mới, sơn lại nhà bao gồm: sơn nội thất (sơn trong nhà), sơn ngoại thất (sơn ngoài nhà) và sơn lót. Đồng thời có các loại sơn nhà với tính năng chuyên dụng như: Sơn chống thấm, chống nóng, chịu nhiệt, chống cháy hay có tính năng trang trí đặc biệt như sơn giả đá, sơn giả gỗ, sơn nhũ. Giá thùng sơn tường đa dạng phụ thuộc vào thương hiệu sản xuất sơn.

Ngoài ra còn có thêm các sản phẩm hỗ trợ cho việc thi công sơn nhà hoàn thiện, đảm bảo độ bền như: Bột bả – Bột trét tường.

sơn tường

Sơn tường loại nào tốt?

1.2 Các hãng sơn nổi tiếng tại Việt Nam

Thị trường nước sơn tường có sự góp mặt của nhiều thương hiệu trong nước lẫn nhập khẩu với chất lượng khác nhau. Gia chủ sẽ cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng, túi tiền, độ yêu thích màu sắc, chất lượng để chọn thương hiệu sơn nhà tốt nhất hiện nay. Dưới đây là top các hãng sơn nhà nổi tiếng tại Việt Nam có chất lượng tốt bạn có thể cân nhắc và lựa chọn:

  • Sơn Sherwin William (xuất xứ Mỹ): sơn hàng đầu thế giới về sơn bảo vệ và sơn lót với công nghệ hiện đại và sạch nhất trong toàn ngành sơn, không gây hại cho sức khỏe người dùng và chịu được thời tiết khắc nghiệt nhất, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
  • Sơn Jubytex (xuất xứ Việt – Mỹ): Nguyên liệu 100 % nhập khẩu từ mỹ, sản xuất tự động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Sản phẩm sơn mang lại độ phù cao, kháng kiềm, chống thấm, chống mốc với màng sơn nhẵn và không chứa thành phần độc hại: chì, thủy ngân, VOCs… Tuy nhiên, thương hiệu này ít phổ biến trên thị trường do truyền thông quảng cáo ít được đầu tư, màu sắc cơ bản không được đa dạng.
  • Sơn Dulux (thương hiệu Akzonobel Hà Lan): Chất lượng sơn tốt với độ phủ cao, bề mặt mịn, bám dính tốt, bền màu, không chứa chất độc hại, Ngoài ra, sơn nhà đa dạng chủng loại, màu sắc, giá cả hợp túi tiền người dùng. Tuy nhiên, nhược điểm là màng sơn độ bám không cao, dễ bám bụi bẩn.
  • Sơn Jotun (xuất xứ Nauy): Nổi trội với các dòng sơn nội và ngoại thất nhờ khả năng chống nấm mốc, chống thấm gần như tuyệt đối. Thành phần không chứa chất APEO và có độ phủ cao nên là sơn mang lại hiệu quả kinh tế tốt. An toàn về môi trường cũng như ngăn ngừa nấm mốc, bong tróc, bạc màu vượt trội và dễ lau chùi. Nhược điểm là màng sơn độ bóng thấp và giá thành cao hơn so với các thương hiệu khác.
  • Sơn Nippon (xuất xứ Việt – Nhật Bản): Sơn có độ bền cao, màng sơn phẳng, mịn đẹp, bền màu, dễ lau chùi, chống thấm tốt giúp giảm sự xuống cấp của công trình. Thêm vào đó độ phủ sơn rộng giúp tiết kiệm khi thi công sơn nhà. Hạn chế là sơn độ bóng không cao và màu sắc thiếu đa dạng.
  • Sơn Mykolor (xuất xứ Việt – Mỹ): Dẫn đầu về thương hiệu sơn trang trí với màu sắc đa dạng, ít bám bẩn, dễ rửa trôi, lau sạch và sơn bền mặt đều màu, ít hao, chống thấm tốt. Nhưng sơn có độ bóng, khả năng kháng kiềm, chống ẩm mốc kém nên tránh sử dụng ở những không gian có khí hậu nồm ẩm.
  • Sơn Kova (xuất xứ Việt Nam): là thương hiệu Việt nhưng khẳng định được chất lượng với nhiều dòng sơn bóng, bán bóng, không bóng, chỉ số phản quang tốt thi công tiết kiệm. Thêm vào đó sơn có khả năng chống thấm ưu việt nên đảm bảo độ bền công trình. Điểm hạn chế là màu sắc kém đa dạng, độ phủ kém nên tốn sơn, màng sơn yếu dễ phồng, bong tróc ở môi trường độ ẩm cao, thường xuyên.

Tổng hợp các hãng sơn nổi tiếng nhất hiện nay

Ngoài ra còn có một số hãng sơn chất lượng tốt bạn có thể tham khảo đó là: Sơn Levis (xuất xứ Việt – Mỹ), sơn Ajmeco (Việt – Mỹ), sơn Everest (Mỹ), Spec, Alex,…

>> Bạn đọc thường xem thêm:

  • Bảng màu sơn nhà chuẩn đẹp hiện nay.

2. Quy trình sơn tường nhà chuẩn

Để sơn nhà, sơn tường tốt thì chắc chắn ngoài việc lựa chọn loại sơn nào tốt, bền và đẹp còn cần phải nắm rõ được kỹ thuật sơn nhà đúng cách. Bởi lẽ chất lượng sơn chỉ tạo nên 50% thành công về chất lượng và thẩm mỹ, còn lại sẽ phụ thuộc vào tay nghề của thợ sơn có kỹ thuật, nắm vững và thi công đúng các bước, quy trình sơn nhà cửa hay không.

Dưới đây Thiết kế Vạn An Group chia sẻ tới quý độc giả một số mẹo sơn tường đẹp, các bước sơn nhà, đúng quy trình thi công sơn nước, sơn bả… nên tham khảo nếu muốn tự sơn lại nhà cũ hay sơn mới nhà cửa.

2.1 Quy trình thi công sơn nhà mới

Có thể bạn quan tâm: Chậu xi măng tròn to 1m

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn

  • Trước khi thi công sơn tường, công trình cần phải đạt được độ khô cần thiết. Thông thường, trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể thi công sơn được. Tính cả thời gian để tường nhà khô và thi công sơn có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng.
  • Để độ bám dính của lớp bả matit hoặc lớp sơn phủ đạt hiệu quả tốt nhất, cần loại bỏ hết các tạp chất bằng cách dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường.
  • Tiếp đến dùng giấy ráp mịn hoặc thô vệ sinh tường lại lần nữa để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó mới vệ sinh bụi bẩn.
  • Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.

Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn

Bước 2. Thi công sơn chống thấm

Khi tiến hành sơn tường, một số người có quan niệm sai lầm rằng sử dụng sơn chống thấm bên trong nhà là không cần thiết. Sở dĩ phải phải sơn chống thấm là bởi vì sẽ bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm, bên cạnh đó vẫn giữ được độ bền đẹp cho căn nhà của bạn. Đặc biệt là ở Việt Nam, việc sơn chống thấm càng quan trọng hơn. Do nước ta có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, làm cho nhà dễ xảy ra hiện tượng thấm và dột hơn. Do đó đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm.

  • Quy tắc trước khi tiến hành sơn đều phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn. Sơn chống thấm cũng phải vậy. Tường cần được vệ sinh qua nhằm tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.
  • Khi tiến hành sơn chống thấm, bạn phải trải qua hai lần sơn. Lần thứ nhất, trước khi thi công cần hòa trộn sơn chấm thấm với xi măng theo tỉ lệ 1:1. Lưu ý: Hỗn hợp sau khi đã pha trộn cần thi công ngay, không được để lâu quá 3 tiếng.
  • Muốn thi công sơn lần 2 thì phải để lớp sơn lần 1 đạt được độ khô nhất định. Thông thường là 2 tiếng sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2.
  • Cách pha trộn lớp sơn lần 2 tương tự như lần 1. Sau khi thi công xong nếu quan sát bằng mắt thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp thì công trình đã đạt yêu cầu.

Bước 3. Bả (trét) bột matit

Cũng giống như sơn chống thấm, quy trình bả (trét) bột matit cũng phải trải qua 2 lần thực hiện để bảo vệ lớp sơn cũng như thời gian của tường sơn được lâu với thời gian.

  • Bả (trét) lần 1:
  • Trộn đều hỗn hợp được làm từ bột bả ( trét) và nước sạch theo tỷ lệ thích hợp. Trộn cho đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.
  • Tiến hành bả ( trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt sau đó để khô từ 1-2 tiếng trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2, nếu để lâu hơn thì bột sẽ bị chết. Một lưu ý khi tiến hành thi công lần 2 là cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cụ, sạn có trên tường nhằm tăng độ bám dính.
  • Bả (trét) lần 2:
  • Sau một thời gian nhất định đợi bột đạt đủ độ khô cần thiết ta tiến hành cho thi công lần 2.
  • Sau khi bả (trét) lần 2 xong, để bột khô trong vòng 3 tiếng, sau đó làm phẳng bề mặt bằng cách dùng ráp mịn. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt.
  • Để việc làm phẳng được tốt hơn, trong quá trình ráp nên dùng bóng điện chiếu vào, sẽ giúp cho việc phát hiện chỗ lồi lõm được dễ dàng hơn. Một lưu ý cần biết là không nên bả sửa quá 2 lần và không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc.
  • Có thể thi công bước tiếp theo sau 24 tiếng.

Các sử dụng bột bả trước khi sơn nhà

Bước 4: Thi công sơn lót

Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 1 hoặc 2 lớp chống kiềm bằng rulo. Nếu sơn 2 lớp thì mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 1 tiếng để đảm bảo độ khô cần thiết. Có thể gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn bằng cách pha thêm 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trước khi thi công.

Bước 5: Thi công sơn màu hoàn thiện

  • Sơn màu lần 1:
  • 2 tiếng sau khi sơn lót có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
  • Tùy vào bề mặt sơn hay mong muốn của bản thân mà bạ có thể chọn dụng cụ thi công là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo.
  • Trước khi thi công nên pha loãng sơn màu với 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.
  • Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và sửa chữa, rút kinh nghiệm cho lớp sơn hoàn thiện lần cuối.
  • Sơn màu lần 2:
  • Ta tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối sau 2 tiếng hoàn thành lớp sơn lần 1. Do đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng nên thi công phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Khi sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

>> Bạn đọc thường xem thêm:

  • Phối màu sơn nhà đẹp, bền màu cho Cơ ngơi như ý

2.2 Quy trình thi công sơn nhà cũ

Về cơ bản quy trình thi công sơn tường nhà mới và cũ khá giống nhau. Chỉ khác nhau nhiều ở bước vệ sinh và chuẩn bị bề mặt. Đối với tường nhà cũ thi yêu cầu nhiều hơn, nhiều việc cần thực hiện trước khi bắt tay vào sơn hơn.

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn tường cũ

  • Bề mặt tường sau 1 thời gian sẽ có nhiều hiện tượng không mong muốn so với những ngày đầu mới sơn tường. Vì vậy trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt. Cụ thể với từng vấn đề trên bề mặt, ta có các cách xử lý như sau:
  • Bề mặt chứa chất dơ, chứa bột: Làm sạch bằng nước với áp lực cao. Chất tẩy nhẹ cũng có thể được sử dụng. Nếu bề mặt có nhiều bột, nên sơn hai lớp sơn lót chống kiềm sau khi làm sạch bề mặt.
  • Bề mặt chứa màng sơn cũ/vữa xi măng/bột trét: Tẩy sạch chúng bằng các dụng cụ đục, cạo, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp. Bề mặt không bằng phẳng nên được trét lại bằng loại bột trét thích hợp.
  • Bề mặt chứa rêu/nấm:Tẩy sạch bằng nước với áp lực cao hoặc bằng dụng cụ đục, cạo. Bên cạnh đó cũng cần xử lý bằng dung dịch chống rêu, nấm. Sau khi đã xử lý xong, rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô.
  • Bề mặt chứa dầu mỡ: Tẩy sạch bằng chất tẩy nhẹ và 1 ít dung môi nếu cần thiết. Rửa lại thật kỹ để tẩy tất cả mọi vết bẩn.

Xem thêm: Ex 150 xanh xi măng

Cần vệ sinh sạch sẽ tường cũ trước khi sơn lại

Đó là trường hợp của những hiện tượng khó, không dễ dàng làm sạch bằng cách thông thường. Nếu tường nhà bạn bị cũ nhưng mức độ vừa phải, do đã hết tuổi thọ của sơn thì chỉ cần dùng bàn chải sắt, sủi chà hay dùng máy đánh bề mặt để xử lý. Một gợi ý cho bạn là bạn nên đánh bề mặt bằng máy sẽ nhanh hơn, sạch bề mặt hơn và tiết kiệm về nhân công và máy. Khi chà xong, ta dùng chổi quét hoặc dùng máy nén khí thổi để làm sạch bề mặt.

Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới thì chỉ cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới. Đối với bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công. Các bước sau tương tự như quy trình thi công sơn tường nhà mới.

>> Bạn đọc thường xem thêm:

  • Chọn màu sơn nhà đẹp theo mệnh, hợp phong thủy

3. Các màu sơn tường nhà đẹp

3.1. Sơn ngoại thất màu vàng kem sang trọng

Trong 5 năm trở lại đây thì màu vàng kem đang từng bước đến gần với thiết kế nhà ở đặc biệt là loại hình biệt thự, lâu đài. Mang đến sự sang trọng cho không gian, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau từ hiện đại đến cổ điển nên được các kiến trúc sư khá ưu ái sử dụng. Sơn tường màu vàng kem thường gắn liền với những thiết kế tinh tế nên màu sắc này ít lỗi thời dù qua nhiều năm sử dụng. Đây cũng là màu sơn nhà đẹp 2020 được rất nhiều gia chủ sử dụng cho cơ ngơi của gia đình.

sơn tường nhà đẹp

Sơn tường nhà màu vàng kem sang trọng và quyền quý

3.2. Sơn ngoại thất màu trắng sữa thanh nhã

Sơn ngoại thất là những màu sơn phù hợp kiến trúc ngôi nhà và có độ bền màu cao. Một màu sơn mà rất nhiều biệt thự, lâu đài sử dụng là màu trắng sữa tinh khôi, sang trọng và đẳng cấp.

sơn tường

Màu trắng sữa vẫn là màu sơn ngoại thất được lựa chọn nhiều nhất

3.3. Sơn nội thất màu Ombre

Ombre là thuật ngữ miêu tả màu sắc chuyển dần từ tông nhạt sang đậm, từ sáng sang tối hay ngược lại. Không chỉ được áp dụng phổ biến trong công nghệ nhuộm của ngành thời trang, kỹ thuật Ombre cũng đem lại những hiệu quả vô cùng bất ngờ trong thiết kế ngoại nội thất.

Sơn tường với kỹ thuật Ombre sử dụng một màu sắc với các sắc độ khác nhau. Bí quyết ở đây là càng lên cao, sắc độ màu càng phải nhạt và nhẹ để giữ cho căn phòng sự thoáng đãng. Phương thức sơn tường trong nhà này khiến ngôi nhà nghệ thuật hơn, một chút ngẫu hứng cho không gian mang lại hiệu quả cao về thẩm mỹ.

sơn tường

Sáng tạo với cách sơn nhà mới

>> Bạn đọc thường xem thêm:

  • Màu sơn đẹp sang trọng và đẳng cấp bậc nhất

3.4. Sơn nội thất màu tím Ultra violet

Thu hút ánh nhìn chính là những từ ngữ dùng để hình dung về những thiết kế lấy màu tím làm chủ đạo. Không dừng ở màu sơn tường, một sự kết hợp nội thất với tone tím cũng khiến cho không gian thêm ấn tượng.

sơn tường

Màu tím ấn tượng trong thiết kế nhà đẹp

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các loại sơn nhà, kinh nghiệm sơn tường đúng chuẩn kỹ thuật và những màu sơn nhà đẹp mà Thiết kế Vạn An Group muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp bạn có được chất lượng sơn nhà tốt, bền đẹp và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Phù điêu xi măng đúc sẵn tphcm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *