Ngôi nhà của bạn đã sử dụng nhiều năm và nay bạn muốn sơn lại để có một không gian đẹp hơn. Việc sơn lại nhà cũ đòi hỏi bạn phải biết cách vệ sinh bề mặt một cách kỹ lưỡng dù trước kia bạn từng sử sơn cao cấp hoặc đơn giản là quét vôi.
Về cơ bản, để có một ngôi nhà đẹp đạt tính thẩm mĩ cao ngoài việc có bản thiết kế phối màu sơn hoàn hảo…thì kỹ thuật thi công sơn nhà lại là một bước đệm quan trọng giúp bạn thể hiện điều đó.
Bạn đang xem: Trét bột lên tường đã sơn
Liệu cách sơn lại tường cũ có khó khăn gì so với việc thi công sơn tường mới không?
Giả sử bạn không muốn sơn lại toàn bộ ngôi nhà mà chỉ muốn sơn lại một phòng nhỏ hoặc một bức tường điểm nhấn, “có thể tự sơn được không?”
Quy trình thi công sơn nước tuy đòi hỏi khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm tuy nhiên không phải quá khó để tự lăn lại một bức tường. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sơn tường cũ đơn giản theo từng bước. Từ đó, bạn có thể thuê thợ sơn nhà hoặc tự mua sơn và tô vẽ cho ngôi nhà của mình theo ý muốn nhé!
Các bước cần có để sơn tường cũ
Bước 1: Vệ sinh
Đối với sơn tường cũ
Làm sạch bề mặt tường: Trước khi cạo bạn cần dùng dẻ lau sạch và lấy hết mạng nhện cũng như bụi bẩn trên tường xuống.
Lau sạch sau khi cạo: Bạn lấy dẻ lau tường để lau lại, khắc phục các vết lõm. Sau đó sơn lại như bình thường.
Lưu ý: Đối với tường đã được sơn trước đó, có nhiều trường hợp là do không thích màu sơn nên muốn sơn lại, bề mặt sơn còn đẹp hoặc một số trường hợp khác. Bạn hoàn toàn có thể sơn đè lên lớp sơn hiện tại để tiết kiệm thời gian thi công. Để biết tường của nhà mình có sơn đè được hay không thì bạn nên tham khảo ý kiến từ thợ sơn nhà có kinh nghiệm.
Đối với vôi ve cũ trên tường
Vôi cũ tương đối khó cạo. Khi cạo mất rất nhiều thời gian và tạo ra nhiều vết lõm trên nhà của bạn. Tuy nhiên, để cao lớp vôi cũ thì bạn cần qua các bước sau:
Làm sạch bề mặt: Chắc chắn rồi, dù là sơn hay vôi thì làm sạch bề mặt rất quan trọng. Giúp bạn dễ dàng quan sát hơn trong quá trình cao vôi. Làm tương tự như vệ sinh sơn tường cũ.
Có thể bạn quan tâm: HƯỚNG DẪN THI CÔNG SƠN BẢ TƯỜNG NHÀ ĐÚNG QUY TRÌNH
Cạo và mài nhẵn: Việc cao lớp vôi ve cũ mục đích cuối cùng cũng là tạo mặt nhẵn cho tường của bạn. Khi cạo bạn sử dụng bay hoặc trực tiếp dùng đá mài mài đi lớp ve của tường là được.
Đây thực tế là sơn tường nhà đã quét vôi. Lớp vôi bạn rất khó để cạo hết nên chỉ chú trọng mài nhẵn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến chất lượng của bề mặt. Xem có chắc không, có hiện tượng nổ rộp hay không.
Nếu có bạn cần cạo sạch khu vực nổ rộp để đảm bảo sơn không bị bong, tróc về sau. Đối với khu vực nổ rộp quá lớn có thể chát lại khu vực đó để tiết kiệm bột bả và để tường chắc hơn. Tiếp đó, sử dụng bột trét (bả) để làm nhẵn khu vực bị lõm.
Bước 2: Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường cũ
Cần xử lý tất cả các lỗi trước khi sơn, một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng làm xấu ngôi nhà.
- Xử lý chống ẩm bằng sơn lót chống kiểm chuyên dụng, sơn chống thẩm thấu.
- Chống thấm: xác định nguyên nhân thấm và xử lý triệt để, đây là nguyên nhân dẫn đến lỗi sơn nhanh nhất. Bước này có thể làm trước cả khi làm vệ sinh.
Bước 3: Quy trình sơn lại tường cũ
Về cơ bản giống với thi công tường mới
Bột bả:
Bả bột trét có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp. Bả làm giảm chi phí sơn, khi diện tích bề mặt bằng phằng ( vì hạt bả nhỏ hơn hạt cát) thì lượng sơn sử dụng để lót hoăc phủ là ít hơn.
Có thể bả một lớp hoặc 2 lớp . Thông thường chúng ta nghĩ bả tường sẽ khiến sơn hay bị bong, rộp, tuy nhiên, với công nghệ sản xuất sơn bả ngày nay đã khắc phục được vấn đề này.
Đối với các công trình sơn lại có thể sử dụng bột bả để trám vá và sửa chữa các vị trí dạn nứt và bong tróc.
Cách pha bột bả:
- Dụng cụ trộn: Xô sạch, đầu trộn bột.
- Tỷ lệ pha trộn 1 : 3, tức là 3,5 – 4 lít nước sạch cho 10kg bột trét.
- Trong quá trình pha trộn nên đổ từ từ bột trét vào nước để tránh bị vón cục, đồng thời sử dụng đầu trộn bột đánh đều cho đến khi hỗn hợp bột sánh mịn là được.
- Thi công trong vòng 3 giờ kể từ khi trộn bột.
Cách thi công bột bả
- Dụng cụ thi công: Máy phun bột, dao trét bằng nhựa hoặc kim loại
- Trét bột: Nên dùng dao trét để trét bả lớp thứ nhất. Đợi khô, làm phẳng sơ qua bằng giấy nhám rồi mới tiếp tục trét lớp bả thứ hai.
- Thời gian thi công: Để đạt hiệu quả cao nhất, hai lớp bột trét nên được trét cách nhau khoảng từ 20 – 30 phút và thực hiện sơn lót sau 24h kể từ khi hoàn thiện lớp bột trét thứ hai.
Lưu ý:
- Nếu có điều kiện thì nên sử dụng máy phun bột thay cho dao trét ở lớp bột thứ hai. Máy phun sẽ giúp phun đều lên từng mảng tường theo định mức quy định từ đó tiết kiệm được vật tư, tạo áp lực cao giúp bột bám vào tường tốt hơn.
- Không được sử dụng bột trét trên bề mặt tường có nhiệt độ trên 40 độ C.
- Trường hợp tường quá khô và bề mặt hút nước, cần phải làm ẩm và giảm nhiệt độ bề mặt tường bằng nước sạch theo phương pháp phun sương hoặc dùng con lăn lăn đều bằng nước sạch trên bề mặt tường trước khi trét bột.
- Không nên thi công lớp bột trét trên 2mm.
Sơn lót:
Sơn lót tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ giúp tăng độ mịn, độ bền bỉ theo thời gian. Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ lớp sơn phủ của bạn không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong vật chủ tác động xấu, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu, bong tróc, bị gỉ sét, ố vàng… Làm tăng độ bền cho lớp sơn.
Sơn lại tường cũ có phải lót không?
Có thể bạn quan tâm: Vario màu xanh xi măng
Với những tác dụng của sơn lót kể trên thì câu trả lời đó là dù thi công tường mới hay tường cũ thì cũng đều cần dùng sơn lót. Vì chúng chính là sợi dây liên kết giúp lớp sơn phủ bám chắc hơn vế bề mặt tạo nên sự bền bỉ và màu sắc mịn màng theo thời gian. Đặc biệt đối với những bức tường cũ được sơn lại thì càng cần hơn nữa những lớp sơn lót.
Lời khuyên dành cho các bạn là nên sử dụng sơn lót hai lớp rồi mới dùng đến sơn phủ. Vì như vậy mới có thể làm đều màu, mịn màng và xử lý tốt bề mặt tường cũ trước khi tiến hành lăn sơn.
Cách thi công sơn lót với tường cũ như nào
Sau khi đã vệ sinh (làm sạch, loại bỏ rêu, nấm mốc, ..) tiếp đến lăn lại 1 lớp sơn lót nội thất hoặc ngoại thất để tăng khả năng kết nối và tăng khả năng chống kiềm hiệu quả cho lớp sơn phủ.
Sơn phủ:
Sau khi đã hoàn thành thi công bả và thi công sơn lót thì cuối cùng là lớp sơn phủ có tác dụng bảo vệ và trang trí. Các bước sơn nhà chuẩn sẽ tạo được độ bền và đẹp.
Các bạn có thể tham khảo các phương pháp thi công sau đây:
- Quét sơn bằng cọ.
- Lăn sơn bằng trục lăn (rulô).
- Phun sơn bằng súng phun
Cách thi công sơn phủ với tường cũ như nào
Sơn màu lần 1:
- 02h sau khi thi công sơn kiềm có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
- Dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo (lu).
- Sơn màu trước khi thi công nên pha loãng với 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công
- Tiến hành sơn màu lần 1 bằng dụng cụ thích hợp.
- Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.
Sơn màu lần 2 (hoàn thiện):
- 02h sau khi sơn lần 1 ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối.
- Dụng cụ thi công tương tự lần 1, do là nước sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
- Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.
Nếu các bạn cảm thấy quy trình sơn tường nhà khó khăn thì hãy liên hệ với Thợ sơn TKS nhé!
Thợ sơn TKS – thothicongson.com
Hotline: 0869.657.327
Địa chỉ: Số 15/109 Trần Duy Hưng – Hà Nội
Xem thêm: KINH NGHIỆM SƠN TƯỜNG RÀO ĐẸP VÀ HỢP PHONG THỦY MÀ GIA CHỦ KHÔNG NÊN BỎ QUA
Bài viết liên quan: