Thiết kế bể
Có 2 hình thức xây bể xi măng nuôi cá chình để lựa chọn đó là bể chìm hoặc bể nổi. Tuy nhiên, bể chìm được lựa chọn nhiều hơn nhờ ưu điểm chắc chắn và nhiệt độ nước bể nuôi ổn định.
Bể nuôi có diện tích thích hợp từ 60 – 70 m2. Độ sâu bể từ 1 – 1,5 m. Xung quanh khu vực bể nuôi phải bố trí hàng rào chắc chắn. Bên trên làm mái che nắng và mưa cho đàn cá. Nền và tường của bể nuôi phải láng xi măng mịn để không làm tổn thương cá trong quá trình nuôi. Nên thiết kế nền bể nuôi có độ dốc từ 5 – 10% về phía ống cống để thuận tiện trong quá trình thay nước và vệ sinh bể. Trong bể phải bổ sung vòi sục khí (khoảng 10 vòi/bể) và sàn thức ăn (bố trí gần cống thoát nước). Ngoài ra, trong bể cần phải thả ống nhựa để làm chỗ trú ẩn cho cá.
Bạn đang xem: Nuôi cá chình trong bể xi măng
Con giống
Cá chình giống thường được đánh bắt từ tự nhiên nên quá trình lựa chọn giống gặp rất nhiều khó khăn do bản tính vẫn còn hoang dã kết hợp với kích thước đàn không đồng đều. Để hạn chế khó khăn trong việc chọn giống, người nuôi nên tiến hành mua giống tại các cơ sở ương giống để cá con được huấn luyện thích nghi trong môi trường nuôi. Đảm bảo cá ít sợ người nhất, bơi lội tự nhiên trên mặt nước để kiếm ăn và nhanh chóng đớp thức ăn.
Lựa chọn các con giống khỏe mạnh, có kích thước đồng đều, da căng bóng, nhiều nhớt, không bị xây xát và đặc biệt không bị thương tật do mắc lưỡi câu hoặc xung điện. Không lựa chọn các con cá bị dị dạng, cong thân… do đánh bắt bằng điện hoặc bơi lùi do vướng lưỡi câu. Có thể lựa chọn nuôi cá chình bông hoặc cá chình mun sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thả giống
– Nuôi cá chình theo hình thức bể xi măng thì có thể thả nuôi quanh năm.
Xem thêm: THỢ SƠN NHÀ HÀ NỘI &
– Nên thả cá giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh gây sốc cho cá.
– Túi cá giống đem về nên ngâm xuống nước trong bể từ 3 – 5 phút để trung hòa nhiệt độ giữa nước bao chứa cá và nước bể nuôi. Sau đó mới thả cá ra từ từ.
– Cá chình không có vảy nên khi vận chuyển hay bị xây xát và thường có ký sinh trùng bám ngoài da. Vì vậy, trước khi thả nuôi, nên tắm phòng bệnh cho cá chình giống bằng nước muối 15 – 30‰ từ 5 – 10 phút, hoặc tắm bằng Povidine liều lượng 5 ml/m3 nước.
Tùy theo khả năng của người nuôi và cỡ cá giống mà thả cá với mật độ khác nhau, thông thường khoảng 4 – 10 con/m2 với kích thước cá từ 25 – 100 g/con.
Quản lý, chăm sóc
Thức ăn nuôi cá chình có tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 – 75%, tinh bột 25 – 30% và một ít vi lượng, vitamin. Thức ăn của cá có tỷ lệ bột cá khá cao nên dễ hút ẩm và dễ mốc. Vì vậy phải chú ý bảo quản tốt, thời gian bảo quản không quá 2 tháng.
Có thể bạn quan tâm: Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam
Cho cá ăn một ngày 2 lần vào lúc 8 – 9 giờ sáng và 2 – 3 giờ chiều. Vào mùa hè, buổi sáng cho ăn sớm hơn 1 – 2 giờ và buổi chiều cho ăn muộn hơn 1 – 2 giờ. Lượng thức ăn dao động 2 – 10% trọng lượng thân, tùy từng giai đoạn cá.
Trong thời gian nuôi, cứ sau mỗi tháng nên tiến hành phân cỡ một lần. Tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và nhanh lớn. Trước khi phân cỡ để cá nhịn ăn từ 1 – 2 ngày. Khi thời tiết bất thường, cần trộn Vitamin C, men tiêu hóa và Beta-glucan vào thức ăn, cho cá ăn trong 3 – 5 ngày.
Tiến hành thay nước bể nuôi thường xuyên: Giai đoạn 3 tuần đầu, cứ 2 – 3 ngày thay nước 1 lần; Từ tuần thứ 4 trở đi, mỗi ngày thay nước 1 lần; Tháng cuối, mỗi ngày thay nước 2 lần.
Thu hoạch
Sau khoảng 1 năm nuôi cá chình thương phẩm, cá có thể đạt 1 – 1,5 kg thì tiến hành thu hoạch cá. Cần tiến hành đánh bắt nhanh và hạn chế xây xát da cá, làm giảm chất lượng thịt cá.
Cá thu hoạch được nhốt trong bể nước sạch có sục khí, hoặc giai để cho cá khỏe, chịu đựng được mật độ cao thuận tiện cho việc vận chuyển sống đến thị trường tiêu thụ.
Lê Loan
Xem thêm: Tường ẩm có sơn được không
Bài viết liên quan: