Mô hình quán nhậu sân vườn

Mô hình quán nhậu sân vườn

Mở nhà hàng sân vườn là xu hướng kinh doanh đem lại “một vốn bốn lời” luôn có sức hấp dẫn thu hút các chủ đầu tư. Tuy nhiên đây cũng là loại hình kinh doanh có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ tự động đào thải những mô hình kém sức hút, không đáp ứng được tiêu chuẩn trong cuộc sống hiện đại. Do đó khi nhen nhóm ý định làm giàu từ lĩnh vực này, việc chuẩn bị kỹ càng là điều vô cùng cần thiết.

Vậy mở nhà hàng sân vườn cần bắt đầu từ đâu và cần những gì, chi phí hết bao nhiêu? Dưới đây thietkenoithatatz.com xin chia sẻ tới bạn đọc quy trình từng bước mở nhà hàng cũng như những kinh nghiệm quý báu giúp bạn nắm chắc thành công trong tay.

Bạn đang xem: Mô hình quán nhậu sân vườn

Cần chuẩn bị kĩ lưỡng, trau dồi nhiều kinh nghiệm, kiến thức trước khi mở và kinh doanh nhà hàng

Hướng dẫn chi tiết kế hoạch mở nhà hàng sân vườn cho người mới kinh doanh

1. Lên ý tưởng và chọn mô hình nhà hàng sân vườn

Xem thêm >>> 1001+ Mẫu thiết kế nhà hàng cao cấp

1.1. Lên ý tưởng cho nhà hàng sân vườn

Lên ý tưởng cho nhà hàng sân vườn là việc tiên quyết giúp nhà hàng đứng vững trên thương trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ việc lên ý tưởng sẽ giúp bạn định hình được quy mô nhà hàng, phong cách thiết kế và menu thực đơn,… phù hợp với số vốn đầu tư và tập đối tượng khách hàng muốn hướng đến.

Các phong cách nhà hàng sân vườn phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay gồm có:

  • Thiết kế nhà hàng sân vườn theo kiến trúc Á Đông: Nhà hàng sân vườn theo phong cách Á Đông mang trong mình vẻ đẹp bình dị, thân thuộc và gần gũi. Các cảnh quan, yếu tố thiên nhiên thường có trong sân vườn như: Hòn non bộ, hồ nước, cầu tre, tiểu cảnh đá,…Đặc điểm của phong cách nhà hàng sân vườn Á Đông đó là luôn có vườn trong vườn, cảnh trong cảnh tạo sự đa cảnh với nhiều sự mới mẻ, riêng biệt.
  • Thiết kế nhà hàng sân vườn theo phong cách Châu Âu: Nhà hàng sân vườn Châu Âu thường thiết kế đơn giản nhưng sang trọng, sử dụng yếu tố cây xanh, các phụ kiện trang trí đi kèm có sự đối xứng nhau. Màu sắc trong thiết kế thường là những tông màu sáng, trong đó màu trắng và màu be là những gam màu cơ bản được sử dụng nhiều nhất giúp không gian sáng, thoáng, tươi mới, trẻ trung và đầy lãng mạn. Nhà hàng theo phong cách này thường yên tĩnh với cách bố trí bàn ghế cách xa nhau tạo không gian riêng tư, thoái mái nhất cho thực khách.

Nhà hàng sân vườn phong cách Châu Âu thường trang trí có sự đối xứng

  • Thiết kế quán ăn sân vườn phong cách Việt Nam: thường hướng tới sự bình dị, mộc mạc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng những loại cây quen thuộc với làng quê người Việt như cây chuối, cây trúc, cọ, bèo, hoa sen,… kết hợp với hồ nước, thác nước, tiểu cảnh sân vườn và những đồ nội thất được làm từ các chất liệu dân dã, đồng quê như gỗ, tre, lứa,… cho khách hàng cảm giác như được trở về quê hương tuổi thơ khi bước chân vào đây.

1.2. Chọn mô hình mở nhà hàng sân vườn

Các nhà hàng, quán ăn liên tục mọc lên như nấm với đa dạng các phong cách khác nhau, bên cạnh những nhà hàng kinh doanh phát đạt, ngày càng đông khách thì cũng có không ít những thương hiệu nhà hàng chỉ mới ra mắt hoạt động được 6 tháng đã phải đóng cửa hoặc bị xóa sổ vì làm ăn thua lỗ. Do đó nếu muốn nhà hàng của mình tồn tại và thành công thì đòi hỏi bạn phải mang đến những sự khác biệt và trải nghiệm mới lạ cho khách hàng.

Theo đó, bạn cần xác định được mô hình nhà hàng sân vườn phù hợp với mình để lựa chọn hướng đi đúng đắn ngay từ đầu. Hãy cân nhắc và trả lời các câu hỏi: Đối tượng khách hàng tiềm năng của nhà hàng là ai? Mức giá nào là phù hợp? Nhà hàng đi theo hướng bình dân hay cao cấp? Có ý tưởng gì về món ăn đặc biệt, mới lạ cho khách hàng?,… để từ đó có thể quyết định dễ dàng mô hình nhà hàng muốn gắn bó.

1.2.1. Thiết kế quán nhậu sân vườn

Mô hình quán nhậu, quán bia sân vườn có đối tượng khách hàng chủ yếu là nam giới, những người thường ngồi lai rai các món nhậu, uống bia, gặp nhau tâm tình cho nhau nghe công việc, cuộc sống. Quán nhậu sân vườn thường được thiết kế theo phong cách đồng quê, phong cách hiện đại, tối giản, phong cách Bắc Âu,…

Đối tượng của quán nhậu sân vườn chủ yếu là nam giới

1.2.2. Thiết kế quán ăn sân vườn đẹp kết hợp quán cafe

Mô hình quán ăn sân vườn kết hợp quán café thường hướng tới tập đối tượng là dân văn phòng, học sinh, sinh viên, người trung tuổi,… trong đó dân văn phòng, người trung tuổi là đối tượng tiềm năng nhất. Quán café kết hợp quán ăn sân vườn thường thiết kế theo phong cách Scandinavian, kiến trúc Á Đông, phong cách hiện đại hoặc có thể là phong cách luxury,…

1.2.3. Mở nhà hàng sân vườn bình dân

Mô hình nhà hàng sân vườn bình dân thường hướng tới tập khách hàng là những người lao động có thu nhập trung bình, dó đó thiết kế kiểu nhà hàng này không cần quá chú trọng đến mặt tiền và chi phí đầu tư không quá lớn.

1.2.4. Mở nhà hàng sân vườn cao cấp

Mô hình nhà hàng sân vườn cao cấp hướng tới khách hàng là những người có thu nhập cao. Với nhà hàng cao cấp thì phong cách thiết kế có thể là cổ điển, hiện đại, có thể là phong cách Châu Âu, kiểu Pháp,… và cần chi phí đầu tư lớn, mặt bằng rộng và đồ nội thất kiểu dáng sang trọng, chất lượng cao,…

Xem thêm: Tiểu cảnh sân vườn bằng tre

Nhà hàng sân vườn cao cấp thường dành cho đối tượng khách hàng có mức thu nhập cao

2. Mở nhà hàng sân vườn tốn bao nhiêu tiền?

2.1. Chi phí thuê mặt bằng

Muốn mở nhà hàng thì cần phải có mặt bằng. Địa điểm và mặt bằng quyết định tới 50% thành công của nhà hàng. Tùy vào mô hình nhà hàng và đối tượng cần hướng đến mà lựa chọn mặt bằng có diện tích cho phù hợp. Khi lựa chọn, tìm thuê mặt bằng, bạn cần xem xét xem mặt bằng, diện tích ấy có thuận lợi cho việc buôn bán của mình không, có thuận tiện đi lại không, có chỗ để xe cho khách không, chi phí xây dựng sửa chữa mặt bằng có lớn không và an ninh liệu có đảm bảo?,…

Chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí và diện tích sử dụng của mặt bằng. Chi phí để thuê nhà hàng có diện tích 50-200m2 giao động trong khoảng 20-150 triệu đồng/tháng. Và thông thường khi thuê mặt bằng, người thuê sẽ phải đặt cọc một khoản tiền cho chủ nhà, tiền đặt cọc thuê mặt bằng thường gấp 3 lần tiền thuê mặt bằng mỗi tháng do đó bạn cũng cần lưu tâm để chuẩn bị kinh phí cho khoản này.

2.2. Chi phí pháp lý

Để nhà hàng kinh doanh và hoạt động một cách hợp pháp thì cần phải có giấy phép kinh doanh. Chi phí xin cấp phép kinh doanh nhà hàng bao gồm: lệ phí đăng kí kinh doanh nhà hàng và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, mất khoảng 1,5 triệu đồng là bạn có thể hoàn tất các thủ tục đăng ký cần thiết.

2.3. Chi phí trang trí và thiết kế

Thiết kế và trang trí nhà hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại khi kinh doanh, lợi nhuận doanh thu và thu hút khách hàng. Chi phí trang trí và thiết kế hết bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc vào diện tích nhà hàng, cách thức trang trí. Các khoản chi phí cho hạng mục này gồm có: Phí thiết kế nội thất nhà hàng sân vườn, chi phí mua sắm bàn ghế, decor trang trí, phí lắp đặt hệ thống âm thanh, anh sáng,….

Thông thường thiết kế, thi công nội thất nhà hàng sân vườn trọn gói ước tính hết khoảng 70-300 triệu đồng

2.4. Chi phí nguyên liệu, thức uống, dụng cụ

Tùy vào mô hình kinh doanh nhà hàng sân vườn của bạn nhỏ hay lớn và phục vụ những món ăn gì mà có mức nguyên liệu, thực phẩm và thức uống hàng ngày mua cho phù hợp. Thường thì với một nhà hàng sân vườn mỗi ngày sẽ tốn khoảng 10-30 triệu đồng để mua sắm nguyên liệu, gia vị, đồ uống để phục vục vụ khách hàng.

Ngoài ra bạnc òn phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn có thể lên tới trên dưới 100 triệu để mua sắm các dụng cụ, máy móc như đĩa, chén, cốc, đũa, nồi niêu, xoong chảo, bếp nấu, máy xay, máy ép hoa quả, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng, điều hòa, quạt…

2.5. Chi phí thuê nhân viên

Với quy mô nhà hàng phục vụ 100-200 khách hàng thì bạn cần có 2 đầu bếp chính, 3- 4 phụ bếp, 5-10 nhân viên phục vụ, 2 thu ngân, 2-4 bảo vệ, 1 quản lý kho. Mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau, trước khi thuê nhân viên thì bạn nên thỏa thuận mức lương hợp lý cho từng vị trí.

Ngoài ra thì chi phí diện nước, internet hàng tháng của nhà hàng cũng mất thêm 5-10 triệu.

2.6. Chi phí Marketing và trang bị phần mềm quản lý nhà hàng

Marketing là chiến dịch không thể thiếu trong kinh doanh. Có nhiều cách marketing tiếp cận khách hàng hiệu quả như lập website, lập fanpage facebook, chạy quảng cáo, treo banner, phát tờ rơi, tổ chức khai trương hoành tráng với các chương trình khuyến mại cực sốc, bốc thăm trúng thưởng,… Tùy vào các hình thức marketing sử dụng mà chi phí chi trả hàng tháng cũng khác nhau, có thể lên tới vài chục triệu mỗi tháng.

Bên cạnh đó nhằm tối ưu về quản lý và vận hành nhà hàng, tránh nhầm lẫn và thất thoát thì xu hướng ngày nay các chủ nhà hàng sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng thay cho các phương pháp quản lý thủ công, sổ sách ghi tay trước đây. Chi phí dùng phần mềm cũng khá rẻ, chỉ mất khoảng 100 – 300 nghìn đồng/tháng hoặc 5-10 triệu đồng để mua trọn gói một phần mềm quản lý về cài đặt, sử dụng.

Chi phí marketing nhà hàng sân vườn hết khoảng 10-30 triệu/tháng

2.7. Chi phí duy trì và khoản dự phòng khi mở nhà hàng sân vườn

Trong những tháng đầu hoạt động thì nhà hàng chưa thể có lãi ngay mà thậm chí còn phải bù lỗ. Do đó bạn cần dự phòng 100-200 triệu để duy trì hoạt động kinh doanh trong ít nhất 3 tháng đầu mở cửa, dùng để chi trả tiền điện nước, tiền internet, tiền marketing, trả lương nhân viên hoặc các chi phí phát sinh bất chợt..

3. Tìm và lựa chọn mặt bằng mở nhà hàng sân vườn

3.1. Diện tích

Mặt bằng thuê để mở nhà hàng sân vườn cần có diện tích rộng rãi có như vậy khi trang trí nhiều cây xanh, tiểu cảnh mới tạo nên được một không gian thoáng mát, trong lành. Tùy vào từng mô hình, nhu cầu và vốn đầu tư mà bạn lựa chọn diện tích cho phù hợp, tuy nhiên cũng nên chọn mặt bằng có diện tích ít nhất là 60m2 trở lên.

3.2. Chỗ để xe

Khi thuê mặt bằng, bạn cũng cần xem xét xem ở đó có thuận tiện cho việc để xe của khách không hoặc có chỗ gửi xe nào gần đó không? Bởi nếu mặt bằng kinh doanh nhà hàng khá lớn lại ít có chỗ để xe, gửi xe thì sẽ làm hạn chế đi lượng khách hàng nhà hàng. Thêm nữa những ngày lễ tết, những ngày chạy chương trình khuyến mại, lượng khách sẽ đông hơn ngày thường, bạn cũng cần tính toán đến nơi để xe cũng như là bàn ghế để phục vụ khách hàng. Có rất nhiều khách hàng tới nhà hàng mà không có chỗ để xe hoặc họ phải chờ đợi, để lại ấn tượng đầu tiên không tốt trong họ khiến họ không muốn quay lại nhà hàng đó lần sau.

3.3. Gần đối tượng khách hàng mục tiêu

Nên mở nhà hàng sân vườn ở nơi có sự tập trung đông các đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ nhà hàng sân vườn bình dân hướng tới khách hàng là những người lao động có thu nhập trung bình thì nên mở ở nơi tập trung đông công nhân lao động, dân văn phòng, sinh viên,… Nhà hàng sân vườn kết hợp café hướng tới đối tượng là người trung tuổi, dân công sở thì nên tìm vị trí mặt bằng ở gần các toàn nhà văn phòng, khu chung cư,… Còn nếu đối tượng khách hàng thuộc phân khúc cao cấp thì nên mở nhà hàng ở các khu trung tâm thương mại, các khu chung cư, tòa nhà sang trọng,…

3.4. Giá tiền

Thông qua việc dự toán các chi phí cần chi khi mở nhà hàng sân vườn ở trên giúp bạn xác định trước khoản ngân sách dành cho việc thuê mặt bằng là tầm bao nhiêu để thu hẹp phạm vi tìm kiếm giúp tiết kiệm công sức và thời gian cũng như tránh cho việc tổng chi phí mở nhà hàng vượt quá cao so với dự toán ban đầu.

Xem thêm: 27 ý tưởng chiếu sáng sân vườn đẹp cho ngôi nhà của bạn

Nên tìm mặt bằng có diện tích rộng, vị trí đẹp, giao thông thuận tiện, có chỗ để xe,… để mở nhà hàng

4. Thiết kế không gian nhà hàng sân vườn

4.1. Tự thiết kế không gian nhà hàng sân vườn

Bạn hoàn toàn có thể tự mình lên ý tưởng và thiết kế nội thất cho nhà hàng của mình thông qua việc tham khảo các bản vẽ, mô hình, mẫu nhà hàng sân vườn trên internet. Tuy nhiên thực tế cho thấy đây không phải là việc dễ dàng, nhất là với những người không có kinh nghiệm, sẽ rất khó khăn cho bạn để kiến thiết nên một không gian nội thất vừa hài hòa, đẹp mắt, vừa bố trí khoa học, không chỉ thế việc này còn làm mất nhiều thời gian, công sức của bạn, vô hình chung sẽ tốn thêm tiền thuê mặt bằng.

4.2. Thuê đơn vị chuyên thiết kế nhà hàng sân vườn

Cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức được hầu hết các chủ đầu tư lựa chọn đó chính là thuê đơn vị thiết kế nội thất nhà hàng sân vườn trọn gói. Lựa chọn này sẽ giúp tạo cho bạn một không gian kinh doanh đẹp hoàn mỹ, hiệu quả và sử dụng ổn định không gian đó được lâu dài bởi vì những KTS với trình độ kỹ năng, chuyên môn cao sẽ biết nên bố trí các khu vực trong nhà hàng như thế nào là hợp lý nhất với mặt bằng và lựa chọn nội thất loại nào với công năng ra sao thì phù hợp để tạo nên một không gian thống nhất hài hòa về thẩm mỹ và hiệu quả về kinh doanh.

5. Lên menu cho nhà hàng sân vườn

Menu thực đơn là một trong những công cụ tiếp thị khách hàng hiệu quả bởi thông qua đây khách hàng sẽ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn các món ăn của nhà hàng. Tuy nhiên cần thiết kế menu đẹp mắt, cuốn hút, món ăn có tên gọi độc đáo, mới lạ và có những hình ảnh món ăn trực quan, sinh động.

Thực đơn món ăn phải hướng tới đúng sở thích của tập đối tượng khách hàng, nên có những món ăn đặc trưng, chủ đạo để thể hiện sự nổi bật của nhà hàng và sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh. Do đó cần phải thuê các đầu bếp giỏi, nấu ăn ngon, có chuyên môn để xây dựng menu là việc làm vô cùng cần thiết.

Menu thực đơn nhà hàng có thể ghi hoặc không ghi giá tiền của món ăn đồ uống

Bên cạnh đó khi lên menu thì chi phí cho từng món ăn phải hợp lý với giá thực tế, tránh việc lập chi phí quá cao so với giá trị thực tế của món ăn.

6. Lên danh sách các trang thiết bị dụng cụ đồ đạc cần có phục vụ cho việc mở nhà hàng sân vườn

Cần lên danh sách các trang thiết bị, dụng cụ, đồ đạc cần sử dụng khi mở nhà hàng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mua thừa, thiếu quá nhiều, mất công đổi trả, đi mua thêm đồng thời còn kiểm soát và hạn chế được các khoản phát sinh không cần thiết. Tùy vào quy mô, nhu cầu mà bạn mua các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc sau với số lượng hợp lý:

  • Nhóm thiết bị bếp nhà hàng gồm có: Bếp gas công nghiệp, tủ lạnh bảo quản thực phẩm, lò nướng, bếp nướng, đồ nấu nướng và đồ dụng cụ bếp (nồi niêu, xoong chảo, dao, thớt, rổ rá,…), kệ giá inox,
  • Nhóm thiết bị phục vụ cho việc pha chế, làm các loại đồ uống gồm có: máy pha cà phê, máy xay ép hoa quả,…
  • Nhóm các thiết bị tạp vụ gồm có: Máy rửa chén, máy hút bụi, chổi lau nhà, quét nhà, máy sấy khô sàn nhà,…
  • Nhóm vật dụng phục vụ bao gồm: Đĩa, chén, cốc, ly, khay bưng đồ; đũa, thìa, muôi, giấy ăn,…

7. Mua sắm trang thiết bị nội thất cho nhà hàng sân vườn

Tùy vào phong cách của nhà hàng sân vườn mà bạn lựa chọn đồ nội thất sao cho phù hợp. Bên cạnh bàn, ghế thì các đồ nội thất sau cũng không thể thiếu: Tủ trưng bày, cây cảnh, điều hòa, tivi, decor trang trí,…

8. Tuyển dụng nhân viên

Thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên cũng quyết định rất lớn đến sự thành bại, thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng.

Cần đào tạo nhân viên nhà hàng bài bản để nâng cao chất lượng phục vụ, sự chuyên nghiệp cho nhà hàng

Nhân viên phục vụ, lễ tân cần nhiệt tình, niềm nở, nhanh nhẹn,… để tạo ấn tượng tốt nhất đối với khách hàng.

Đầu bếp cần có kĩ năng, chuyên môn, tay nghề cao, vị giác tốt, kinh nghiệm làm việc,… để tạo nên những món ăn ngon, lạ miệng, cuốn hút thực khách

Bảo vệ thì cần những người khỏe mạnh, nhiệt tình, thật thà, thân thiện,…

9. Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục mở nhà hàng sân vườn

Để nhà hàng kinh doanh và hoạt động một cách hợp pháp thì cần phải có giấy phép kinh doanh, ngoài ra còn cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép bán lẻ rượu, thuộc lá (nếu nhà hàng bán những sản phẩm này).

10. Các hoạt động marketing cho nhà hàng sân vườn

Marketing sẽ giúp nhà hàng sân vườn của bạn tăng độ phủ sóng, tiếp cận và thu hút khách hàng nhanh và nhiều nhất, do đó bạn cần đặc biệt đầu tư và quan tâm tới các hoạt động marketing nhà hàng của mình. Có rất nhiều những hình thức marketing, tiếp thị cho bạn lựa chọn và kết hợp như phát tờ rơi, chạy quảng cáo, treo băng rôn, banner quảng cáo, ra nhiều chương trình khuyến mại, sử dụng thẻ thành viên, khách hàng thân thiết,…

Chắc chắn khi thực hiện theo 10 bước trong quy trình mở nhà hàng sân vườn mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn sẽ nắm chắc thành công trong tay và nhà hàng của bạn sẽ ngày càng thu hút khách mang đến hiệu quả, lợi nhuận cao trong kinh doanh. Đừng quên chia sẻ những điều bổ ích này với bạn bè, người thân và những hậu bối của mình, bạn nhé!

Tìm hiểu thêm

  • Top 5 mẫu thiết kế nhà hàng sân vườn đẹp thu hút khách hàng nhất 2021
  • Lưu ý thiết kế thi công nhà hàng giúp tăng trưởng doanh thu

Biên tập: Nguyễn Thu ( thietkenoithatatz.com)

Xem thêm: [Chiêm ngưỡng] 105 mẫu Hồ cá Koi sân vườn đẹp mãn nhãn, nhìn là mê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *