Nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế phòng họp giúp doanh nghiệp tự tin xây dựng được không gian phòng họp hiện đại, đẹp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng DPLUS tìm hiểu tất cả thông tin cần thiết về các tiêu chuẩn thiết kế phòng họp quan trọng nhất qua bài viết dưới đây.
1. Tầm quan trọng của phòng họp
Phòng họp là một phần không gian có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong văn phòng của bất cứ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào.
Bạn đang xem: Nội thất phòng họp
Đây là địa điểm diễn ra những cuộc họp quan trọng như các buổi lễ, hội nghị, báo cáo, tổng kết, lên và triển khai kế hoạch,… có sự tham gia của những người trong nội bộ một cơ quan, doanh nghiệp hoặc những người có chức trách.
2. 10 tiêu chuẩn VÀNG trong thiết kế phòng họp hiện đại
Thiết kế phòng họp hiện đại là một khâu trong thiết kế văn phòng hiện đại.
Yêu cầu đặt ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn về diện tích, vị trí, hướng, cửa ra vào, chiều cao, nội thất, âm thanh, ánh sáng, cách âm, cách trang trí, phong thủy,… hướng tới một không gian họp sang trọng, hiện đại, chuyên nghiệp và nghiêm túc.
2.1. Tiêu chuẩn thiết kế diện tích phòng họp
Tiêu chuẩn diện tích phòng họp là yếu tố rất quan trọng trong thiết kế không gian phòng họp hiện đại.
Diện tích phòng họp lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, số lượng nhân sử của mỗi cơ quan, tổ chức doanh nghiệp nhưng vẫn phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định.
Về cơ bản, có 3 loại phòng họp là phòng họp nhỏ, phòng họp vừa và phòng họp lớn tương ứng với các tiêu chuẩn diện tích khác nhau.
Cụ thể bạn có thể tham khảo bảng tiêu chuẩn diện tích phòng họp như sau:
Loại phòng họpTiêu chuẩn diện tíchSố người chứa tối đaPhòng họp nhỏTối thiểu là 20m210 – 20 ngườiPhòng họp vừaTối thiểu là 40m220 – 50 ngườiPhòng họp lớnTối thiểu 0,8m2/người50 – 200 người
2.2. Tiêu chuẩn về vị trí đặt phòng họp
Không gian phòng họp có tác động lớn đến cảm xúc của các thành viên trong cuộc họp, giúp khơi gợi nguồn cảm hứng cho họ, nâng cao hiệu quả của cuộc họp.
Khi thiết kế phòng họp, cần bố trí phòng họp theo các tiêu chuẩn về vị trí trong không gian của công ty cũng như hướng sao cho khoa học, hợp phong thủy nhất:
- Thoáng đãng, có nhiều ánh sáng tự nhiên, nên gần cửa ra vào, hướng gần văn phòng làm việc, có lối lưu thông rộng rãi, thuận tiện cho việc đi lại giữa các phòng ban, bộ phận chức năng.
- Đảm bảo yên tĩnh, có không gian riêng, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của các phòng, ban khác cũng như không làm ảnh hưởng tới bộ phận khác. Thông thường, các cơ quan, tổ chức hay bố trí phòng họp ở tầng 3 hoặc một tầng riêng ít người qua lại để tiếng ồn không ảnh hưởng tới cuộc họp.
- Theo nhiều chuyên gia phong thủy, vị trí thích hợp nhất để đặt phòng họp là ở giữa hoặc cuối văn phòng. Không nên đặt phòng họp ngay sát cửa chính.
- Không nên bố trí phòng họp ở tầng quá cao hay quá thấp do tốn thời gian di chuyển và tạo ra cảm giác thiếu chuyên nghiệp. Có thể đặt phòng họp ở vị trí trung tâm của tòa nhà.
- Nếu doanh nghiệp hay tổ chức họp, làm việc với khách hàng đối tác thì nên bố trí phòng họp ở vị trí dễ tìm kiếm, dễ tiếp cận nhất.
2.3. Tiêu chuẩn cửa ra vào phòng họp
Cửa ra vào cũng ảnh hưởng lớn đến không gian phòng họp nên cần bố trí sao cho phù hợp với diện tích phòng họp.
- Phòng họp có diện tích dưới 20m2: Chỉ cần thiết kế 1 cửa ra vào.
- Phòng họp có diện tích lớn trên 20m2: Nên thiết kế 2 cửa ra vào để tiện cho việc đi lại. Trong đó, một cửa là cửa chính, một cửa là cửa phụ đáp ứng thêm nhu cầu ra vào của mọi người.
Ngoài ra, nên thiết kế cửa ra vào rộng để việc đi lại thoải mái và có thêm rèm che để vừa đỡ ngột ngạt vừa giúp không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh tới sự tập trung của các thành viên trong cuộc họp
2.4. Tiêu chuẩn chiều cao phòng họp
Phòng họp nên có chiều cao trần tối thiểu là 3m để đảm bảo độ cao ráo, thông thoáng, rộng rãi
2.5. Tiêu chuẩn thiết kế nội thất phòng họp
Phòng họp thường có các đồ nội thất cơ bản như: bàn họp, ghế ngồi họp, bục phát biểu, loa, mic, tủ đựng tài liệu,…
Có thể tùy theo quy mô phòng họp mà điều chỉnh, nhưng bàn họp và ghế ngồi là hai thành phần không thể thiếu trong phòng họp.
Có thể bạn quan tâm: Nội thất văn phòng hải phòng
Nội thất phòng họp cần đảm bảo:
- Đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, tạo hiệu quả cao cho cuộc họp.
- Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất; thể hiện được sự nghiêm túc, sang trọng, chuyên nghiệp của phòng họp.
- Nội thất phòng họp phải thể hiện được thương hiệu, uy tín, bộ mặt của cơ quan, tổ chức trong mắt khách hàng đối tác.
- Đúng mục đích sử dụng, tính chất cuộc họp.
Ví dụ: cuộc họp trang trọng, có sự tham gia của lãnh đạo công ty hay đối tác quan trọng thì thiết kế phòng họp cần phải sang trọng, cao cấp. Cuộc họp nhóm của các thành viên trong một nhóm, cùng chức vụ thì thiết kế nên gần gũi, bình đẳng.
Một số gợi ý về tiêu chuẩn nội thất phòng họp như sau:
- Kiểu dáng nội thất: Tùy theo số lượng người tham gia họp để lựa chọn kiểu dáng nội thất phù hợp với diện tích phòng họp, mục đích sử dụng mà lựa chọn bàn, ghế có kiểu dáng phù hợp. Tuy nhiên, nên chọn theo một phong cách thiết kế để dễ bài trí sắp xếp.
- Kích thước: Bàn họp phải có kích thước tương ứng với số người thường xuyên tham dự cuộc họp. Đồng thời, bàn ghế, tủ đựng tài liệu phải đạt kích thước tiêu chuẩn, phù hợp với không gian.
- Bàn phòng họp: Theo phong thủy, bàn phòng họp lý tưởng là kiểu bàn hình oval, hình tròn, hình bầu dục hoặc có đường uốn lượn mềm mại mang ý nghĩa quy tụ may mắn, tài lộc. Trường hợp phải dùng bàn chữ nhật thì nên có viền bo ở 4 góc để không có sát khí tại 4 góc.
- Ghế họp: Kiểu dáng đơn giản, nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích, và cần tương thích giữa bàn và ghế. Có thể chọn chất liệu nệm bọc da hoặc lưới tùy mục đích và không gian phòng. Bạn có thể chọn ghế màu đen, ghế chân gỗ hoặc ghế xoay chân nhưng chỉ nên lựa chọn một loại cho phòng họp để thể hiện tính chuyên nghiệp.
- Chất liệu bàn: Nên làm bằng gỗ tự nhiên cao cấp, có kiểu dáng sang trọng, hiện đại, màu sắc thể hiện sự đẳng cấp, tinh tế như màu đỏ sẫm, nâu trầm,…
- Màu sắc nội thất: Nhẹ nhàng, gần gũi để tạo cảm giác nghiêm túc, không làm người họp phân tâm, đồng thời có chút thoải mái và phải hài hòa với không gian tổng thể. Nhưng chỉ nên lựa chọn đồng bộ 1 mẫu để tạo nên sự chuyên nghiệp.
- Cách bố trí: Nên bố trí thêm một số ghế đơn ở góc phòng để phục vụ những khách mời, nhân viên hoặc những người không trực tiếp tham gia cuộc họp. Vị trí của người chủ trì cuộc họp nên được thiết kế tựa lưng vào tường, hướng ra ngoài cửa phòng để tạo ra tầm nhìn bao quát toàn bộ hoạt động trong phòng. Không nên bố trí bàn ghế theo kiểu hai bên song song với nhau hoặc bàn ghế của người chủ trì cuộc họp được tách biệt.
Ví dụ kích thước tiêu chuẩn: Bàn họp nên cao 70 – 76cm, ghế cao 40 – 44cm, khoảng cách giữa bàn và ghế là 28 – 32cm, khoảng cách từ mặt đất đến gầm bàn là trên 52cm, chiều dài mặt ghế là 48 – 60cm. Mỗi ngăn tủ đựng tài liệu nên cao trên 22cm.
2.6. Tiêu chuẩn thiết kế âm thanh, ánh sáng phòng họp
Để giúp cho các cuộc họp đạt kết quả cao, phòng họp cần được đầu tư các thiết bị ánh sáng, âm thanh như: đèn chiếu sáng, máy chiếu, loa, mic,…
Các thiết bị này cũng cần phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định.
- Tiêu chuẩn ánh sáng: Bố trí hệ thống máy chiếu và màn chiếu hoặc màn hình có kích thước lớn có dây nối với máy tính. Hệ thống ánh sáng phải được bố trí vừa đủ với chiết áp để có thể giảm ánh sáng khi các thành viên trong cuộc họp xem tài liệu trên máy màn hình, máy chiếu và tăng ánh sáng khi họ muốn đọc tài liệu. Nếu phòng họp có nhiều cửa sổ, nên sử dụng rèm che để tránh gây mất tập trung cho các thành viên trong cuộc họp vì mải nhìn ra ngoài.
- Thiết bị âm thanh: Hệ thống âm thanh là các loa nhỏ thường được bố trí ở phía trước hoặc phía sau (dưới góc) phòng họp để ai cũng có thể nghe thấy. Hệ thống âm thanh này cần đảm bảo độ chân thực và sự rõ ràng. Cần chú ý khoảng cách từ vị trí đặt âm thanh cho đến vị trí ngồi của nhân viên, khoảng cách giữa các thiết bị âm thanh với nhau, khoảng cách so với tường hợp lý.
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên: 1 xu hướng hiện nay là thiết kế phòng họp không gian mở để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, với nhiều ô cửa kính để có nhận được ánh sáng tự nhiên. Điều này sẽ kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để chỗ nào cũng có ánh sáng mà không chói quá hoặc mờ quá, tạo nên sự thông thoáng, rộng rãi cho không gian.
>> Xem thêm: Văn phòng mở – 7 điều doanh nghiệp cần biết về xu hướng thiết kế được ưa chuộng hiện nay
2.7. Tiêu chuẩn về cách âm phòng họp
Phòng họp cơ quan là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty, là nơi trao đổi những thông tin quan trọng, có tính bảo mật cao.
Đây là không gian đòi hỏi sự yên tĩnh cao, cũng như không thể làm ảnh hưởng âm thanh tới không gian làm việc bên ngoài. Vì thế, phòng họp cần được xử lý cách âm để đạt tiêu chuẩn về cách âm.
Cách âm phòng họp là giải pháp bảo vệ không gian đặc biệt này khỏi ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài hay âm thanh bị lọt ra, làm giảm âm trong khán phòng, ảnh hưởng đến người nghe trong cuộc họp.
Có thể thiết kế bằng cách dùng các vật liệu cách âm và chống ồn như: trần thạch cao, vách ngăn cách âm bằng bông thủy tinh, cao su non, cách âm cho sàn, cách âm cho trần, cách âm cho tường,…
2.8. Tiêu chuẩn về thông gió phòng họp
Phòng họp cần đảm bảo thông thoáng, thoáng đãng nhất. Vì thế cần bố trí quạt thông gió hoặc hệ thống điều hòa hợp lý.
Ngoài ra thì thiết kế phòng họp theo kiểu kiến trúc mở cũng là cách giảm bớt cảm giác bí bách, ngột ngạt, khó chịu của người tham gia họp.
2.9. Trang trí phòng họp
Cần trang trí phòng họp theo các tiêu chuẩn thiết kế nhất định sao cho đảm bảo giá trị thẩm mỹ nhưng cần hài hòa, thống nhất với phong cách thiết kế tổng thể của văn phòng.
Để trang trí phòng họp đẹp, bạn có thể:
- Chọn thiết bị nội thất thẩm mỹ cao.
- Trang trí phòng họp bằng cây xanh.
- Trang trí phòng họp bằng tranh ảnh nghệ thuật, tranh phong cảnh, bằng khen,…
- Sử dụng rèm trang trí.
Có thể bạn quan tâm: Chi phí thiết kế nội thất
Thông thường thì không gian phòng họp không yêu cầu quá cao trong việc trang trí nhưng lại có yêu cầu cao về sự tỷ mỉ, tinh tế và độ thẩm mỹ.
Điều này nhằm tạo nên một không gian sang trọng, tinh tế và vô cùng ấn tượng, nâng cao sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp tới khách hàng, đối tác.
>> Xem thêm: 12 cách thiết kế cây xanh trong văn phòng hiện đại đẹp và chuyên nghiệp
2.10. Yếu tố phong thủy phòng họp
Phòng họp là nơi để các thành viên đưa ra các ý tưởng, kế hoạch, quyết định, đường lối phát triển của công ty và là nơi đàm phán với đối tác nên cần phải chú ý đến các yếu tố về mặt phong thủy.
Yếu tố phong thủy thể hiện từ việc chọn và sắp xếp đồ nội thất đến đồ trang trí.
- Đồ nội thất: Nên chọn các kiểu dáng bàn họp có hình tròn hoặc oval với các đường cong uốn lượn mềm mại không những mang lại sự sang trọng, nghiêm túc mà còn mang ý nghĩa hội tụ tài lộc, giảm sát khí đem tới may mắn cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuyệt đối không đặt bàn phòng họp dưới dầm xà ngang.
- Đồ trang trí: Nên sử dụng các chậu cây cảnh xanh tươi, cây phong thủy, vật phong thủy như: kim tiền, kim ngân, cau phú quý,… tăng thêm sức sống, giảm căng thẳng trong mỗi cuộc họp, mang đến may mắn cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Một số lưu ý thiết kế phòng họp đẹp và chuyên nghiệp
Để thiết kế không gian phòng họp đẹp, chuyên nghiệp, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Phù hợp với diện tích không gian và số lượng nhân sự: Định hướng phong cách thiết kế phòng họp cần dựa trên diện tích và quy mô nhân sự tham gia cuộc họp. Phòng họp nhỏ thì nên thiết kế đơn giản, tạo cảm giác thoáng đãng. Phòng họp lớn thì có thể thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, từ đơn giản, sang trọng đến hiện đại, đẳng cấp.
- Tạo điểm nhấn: Giúp quảng bá hình ảnh công ty, tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác làm ăn.
- Đảm bảo công năng, mục đích sử dụng: Phòng họp phải hỗ trợ đắc lực và giúp buổi họp diễn ra thuận lợi, thành công nhất.
- Tính thẩm mỹ cao: Phòng họp phải có tính thẩm mỹ để tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ, sang trọng cho không gian, thể hiện trong cách lựa chọn nội thất, cách bài trí, cách phối màu,… hướng đến một tổng thể hài hòa, cân xứng
- Tạo tâm lý thoải mái nhất cho người tham dự cuộc họp: Để cuộc họp đạt chất lượng tốt nhất, các thành viên có thể tự do phát triển các ý tưởng sáng tạp, đề ra kế hoạch phát triển,… yêu cầu thiết kế phòng họp cần thông thoáng, dễ chịu, thoải mái để tạo không gian tốt nhất cho cuộc họp.
- Nếu công ty không thường xuyên tổ chức cuộc họp mà sử dụng một khoảng diện tích và chi phí cố định hàng tháng cho phòng họp thì sẽ dễ dẫn tới việc gây lãng phí, tốn kém. Trong trường hợp này, nên lựa chọn thuê phòng họp theo giờ là tối ưu hơn cả.
4. Một số hình ảnh phòng họp đẹp & hiện đại năm 2021
4.1. Hình ảnh phòng họp sang trọng
4.2. Hình ảnh phòng họp hiện đại
Phòng họp sử dụng dụng máy chiếu, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại, những chiếc ghế xoay tiện lợi,… đáp ứng đủ công năng của doanh nghiệp cho các cuộc họp trong nội bộ công ty hoặc với khách hàng.
4.3. Thiết kế phòng họp ngập tràn ánh sáng tự nhiên
Phòng họp được thiết kế mở với hệ thống cửa kính ở hai bên tăng kết nối với không gian bên ngoài, mang tới sự thông thoáng.
4.4. Phòng họp thiết kế không gian xanh
Phòng họp nhỏ thiết kế mở kết hợp với không gian xanh của những chậu cây cảnh đem lại sự thư thái, dễ chịu cho những người tham gia cuộc họp.
4.5. Phòng họp phong cách đơn giản, sáng tạo
Phòng họp được thiết kế đơn giản nhưng sáng tạo với tone màu chủ đạo là trắng xám kết hợp với nâu trầm mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian và tạo cảm giác gần gũi cho những người tham gia cuộc họp.
Trên đây là các tiêu chuẩn thiết kế phòng họp đẹp và hiện đại, quan trọng trong thiết kế văn phòng. Hy vọng sẽ giúp bạn sở hữu được một phòng họp chuyên nghiệp cho công ty, thể hiện được hình ảnh và đẳng cấp của doanh nghiệp, tạo dựng môi trường thảo luận chuyên nghiệp và năng động.
Xem thêm: Thiết kế nội thất tại tp hcm tc
Bài viết liên quan: